ĐƯỜNG MÒN HCM
Giới thiệu chuyến đi của tác giả
Được xây dựng, xử dụng trong thời gian 1959 – 1975, đường mòn HCM trải dài 12000 (ngàn) dặm xuyên qua những cánh rừng núi Việt Nam, Lào và Cambodia. Được xem như một công trình vĩ đại nhất của Công Binh (quân đội) trong lịch sử, con đường là kết hợp giữa trí sáng tạo và sự quyết tâm bằng máu, phương tiện để Bắc Việt nuôi dưỡng, chiến đấu trận chiến chống lại Miền Nam được người Hoa Kỳ yểm trợ. Không có đường mòn HCM, có thể sẽ không có chiến tranh, thực ra người Hoa Kỳ biết rất rõ về con đường. Trong tám năm ròng rã tìm cách phá hoại, Hoa Kỳ đã thực hiện 580,000 phi vụ, thả hơn 2 triệu tấn bom xuống một phần đường mòn HCM nằm trên quốc gia trung lập Lào, ngoài ra còn thả thuốc khai quang phá rừng. Đã có lần Tổng Thống Nixon có ý định xử dụng vũ khí nguyên tử.
Trong khi có nhiều du khách đi du lịch trên những nhánh của hệ thống đường mòn HCM giữa Saigon và Hà Nội, chỉ có một số rất ít dám băng qua dẫy Trường Sơn qua nước Lào. Càng ít hơn khi đi trên con đường về hướng đông sang đất Cambodia. Cô Antonia muốn thực hiện cả hai chuyến. Không như hàng trăm ngàn người miền Bắc lội bộ, đi xe hoặc làm việc trên con đường trong hai thập niên 60, 70, cô ta không lo những qủa bom từ trên trời rơi xuống hàng ngày, nhưng phải cẩn thận tránh những qủa bom chưa nổ, đề phòng bệnh sốt rét, thương hàn cũng như những con vắt ở trong rừng.
Lái chiếc xe Honda cũ đã 25 năm tên là con Báo Hồng, từ Hà Nội thủ đô của nước Việt Nam đi về hướng nam, xuyên qua những khu vực hẻo lánh miền Đông Nam Á châu. Đó là một chuyến đi ngoạn mục, chiến đấu với điạ hình, điạ thế khó khăn, đôi khi xuống tinh thần, sợ hãi, có lúc vui khi gặp những vị trưởng làng (tù trưởng sắc dân thiểu số), hoặc những người khai thác gỗ rừng bất hợp pháp.
Đi một mình
Trong chương mở đầu tác phẩm, Antonia chia sẻ những điều suy nghĩ và sự lo sợ về chuyến đi sắp đến khi cô chuẩn bị cho chuyến đi một mình từ Hà Nội.
Tôi thức giấc khi những tia sáng bình minh chiếu qua lớp rèm che cửa sổ khách sạn. Việt Nam dậy sớm và đường phố bên ngoài đã tấp nập tiếng ồn ào xe cộ, tiếng người quét dọn. Khó có thể hình dung, trong vài giờ nữa, tôi sẽ hòa mình vào làn sóng xe cộ, xuôi về hướng nam. Nhưng tôi đã làm, lái xe uốn theo những khúc quanh co của con đường. Không quay trở lại.
Mặc dầu với những lo âu, nhưng tôi đã nhất quyết làm một mình. Tôi đã đi nhiều nơi ở Ấn Độ trong những năm đầu lứa tuổi hai mươi, tất cả những chuyến du hành đó đều đi chung với bạn. Năm 2006, người bạn thân Jo cùng với tôi lái chiếc Tuk Tuk của Thái Lan, phá kỷ lục, 12, 561 dặm từ Bangkok đi Brighton. Ngoại trừ một lần thay đổi ở Yekaterinburg vì tiếng ngáy ngủ của Jo, chúng tôi chia nhiệm vụ lái xe, và những trách nhiệm khác, chia sẽ những chuyện buồn vui. Rồi chuyến đi thăm Biển Đen (Black Sea) cùng với Marley, nơi mà tôi rơi xuống vị trí phụ thuộc của phái nữ. Dù sao chúng tôi cũng đã đi qua sáu quốc gia. Qua năm sau, trong một chuyến đi băng giá theo lộ trình xưa Ural lên vùng bắc cực của nước Nga, tôi có thêm hai ông bạn can đảm, một người là diễn viên sân khấu, người kia là chuyên viên cơ khí. Trong những chuyến du hành khác, tôi thường có thêm chuyên viên thâu băng video (cho đài truyền hình), người thông ngôn, tài xế, y tá, … Đi cả đoàn người ít nguy hiểm hơn.
Người bán bảo hiểm cho tôi đã áy náy nói rằng “Sẽ dễ dàng hơn nếu tôi thay đổi chương trình, có thêm người bạn đồng hành”. Đi du hành thám hiểm một mình bằng xe gắn máy (Honda) là cơn ác mộng cho công ty bán bảo hiểm. Không phải chỉ riêng vấn đề tai nạn dễ xẩy ra hơn, lỡ gặp chuyện khó khăn giữa đường thì tính sao? Có thêm người, vẫn có thể chạy đi tìm người cứu giúp. Chỉ một thân một mình, lỡ bị sái chân, đau đầu, không có ai giúp đỡ.
Những chuyện rủi ro không làm tôi ngại, tôi muốn chứng minh khả năng của mình bằng thể lực, bằng cảm xúc. Tôi có thể sửa được chiếc xe gắn máy nếu bị ngưng lại giữa giòng suối cạn? Tôi ngủ trên một chiếc võng giữa cánh rừng già được không? Tôi sẽ tính sao khi đến một làng Thượng hẻo lánh một thân một mình? Trường hợp gặp đám cướp giữa đường?
Trước đó khoảng một tháng, tôi đang ngôi uống trà trong một buổi phỏng vấn trên đài truyền hình ở Tanzania (Phi châu), bỗng liếc thấy một con vật gì mầu đỏ vàng đang bò trên vai. Tôi hét to rồi nhẩy bật lên làm cho tách trà rơi xuống đất. Sau đó vài giây, chuyên viên thâu hình cho biết, đó là con “cánh cam” vô hại. Ông ta thốt lên “Chúa Jesus! Cô định đi Việt Nam trong vài tuần sắp tới?”, rồi cười ha hả.
Một lần khác, trên đường đi Briston, Marley hỏi tôi, “Cô tính sao về chuyện sửa xe gắn máy?” “Tôi sẽ mua cuốn Cẩm Nang xe Gắn Máy cho người… lơ tơ mơ”. Anh ta trả lời “Tôi nghĩ có lẽ hơi ‘cao cấp’ cho cô”.
Đã có lần lái xe gắn máy, tôi không trông thấy một xe hơi chạy ra từ một con đường nhỏ bên tay phải. Lần đó làm cho tôi hú hồn, nhói tim. “Chúa ơi! Nghĩ đến chuyện lái xe gắn máy ở Việt Nam là một điều hãi hùng”
Tôi không thể sống một cách lặng lẽ, êm thấm như những người đàn bà khác, lệ thuộc vào người đàn ông, ngay cả việc thay bóng đèn. Nếu tôi lúc nào cũng đi cùng người khác, tôi sẽ không bao giờ phải đối đầu với sự yếu ớt của chính mình. Sẽ có lúc chia sẻ với người bạn đồng hành như Marley, nhưng có lúc phải thực hiện một mình.
Tôi ăn điểm tâm nhanh chóng, có quả banh nhỏ đang lăn lộn trong bụng tôi về sự lo âu. Tôi dọn dẹp phòng khách sạn rồi chất đồ lên chiếc xe gắn máy. Hành lý của tôi thật ít ỏi, gọn gàng, phải lấy xuống, chất lên hàng ngày nên chỉ mang theo những vật dụng cần thiết. Đi du hành, đem theo đồ đạc nhiều, lỉnh kỉnh là điều không nên. Chiếc xe gắn máy cũng vậy, rẻ tiền, đơn giản, tôi không muốn đến một ngôi làng hẻo lánh trên một chiếc xe bóng láng, đắt tiền. “Đồ nghề” của tôi gồm có hai túi treo hai bên nệm xe (yên xe), mua đấu giá trên mạng eBay giá 20 pounds (Bảng Anh). Một thùng như thùng đựng bánh Pizza giao hàng phiá sau và một hộp nhỏ đựng đồ đàn bà phía trước. Thùng nhỏ phiá trước chứa những vật dụng quan trọng như máy vi tính (laptop), điạ bàn, bản đồ, máy chụp ảnh và giấy tờ như bằng lái xe quốc tế, giấy tờ xe, passport và Visa. Thùng nhỏ này được gắn lên xe ở Hà Nội vào phút chút do ông bạn tên Cường tặng. Một trong hai túi trêo bên hông xe, chứa hai quần jean, áo dài tay, và những bộ quần áo thường khác. Túi bên kia đựng đôi giầy, túi cứu thương, bong bóng (cho trẻ con), máy sạc điện bằng năng lượng mặt trời, võng, nước uống.
Trang phục bên ngoài, sợi giây thắt lưng lớn có ngăn dấu tiền, thẻ tín dụng. Trong túi quần có ít tiền điạ phương, điện thoại di động và một máy định hướng (GPS) cầm tay, một quyển cẩm nang những câu thường dùng tiếng điạ phương. Tôi còn dấu tiền ở bốn chỗ khác, trong thùng sau xe, trong xe, đề phòng trường hợp khẩn cấp.
Tôi chào từ giã nhân viên khách sạn, đội nón bảo hiểm, rồi lên đường.
How to tackle the Ho Chi Minh Trail by motorcycle
10th May 2014
Ants Bolingbroke-Kent gives hard-won advice on riding the Ho Chi Minh Trail... without the tribulations
In the spring of 2013 I saddled up and set off from Hanoi on a rip-roaring motorcycle ride down the remnants of the legendary Ho Chi Minh Trail. Riding alone on an aging, pink Honda Cub known as the Pink Panther I spent the next two months following what remained of the web of roads, tracks and footpaths that had once been the fulcrum of the Vietnam War; the means by which Ho’s communist north had funnelled men and machines to fight – and beat – the American-backed south. Formerly a 12,000 mile labyrinth that spread through Vietnam, Laos and Cambodia, today the Trail is fast being swallowed by time, nature and development: I wanted to explore it before it was too late. A trip down the Trail, whether it be just in Vietnam, or in all three countries, is a fantastic way to get off the Birkenstock-beaten tourist track, see parts of Indochina that few foreigners reach and gain an insight into the region’s cataclysmic 20th century history.
Here are my top tips for those tempted to ride the Trail themselves.
1. Choose your route
The Ho Chi Minh Trail wasn’t a single entity: rather it was an ever-mutating skein of roads, tracks, footpaths, bicycle tracks, elephant paths and waterways spreading from Hanoi to Saigon, through the eastern flanks of Laos and Cambodia. Built between 1959 and 1975, at its peak it measured a staggering 12,000 miles, but today much of the Trail has vanished under tarmac, mines and development, or simply been reclaimed by the dense jungle it was hewn through. Yet for those who wish to find it, much of the Trail does remain – some of it as tarmac highways, some as rutted jungle tracks still littered with UXO, rusted tanks and gaping bomb craters.In the last 15 years a brand new highway, The Ho Chi Minh Highway, has been built over old Trail routes between Hanoi and Saigon. If you want the easy option and are a novice biker then this is the option for you, since you can ride the 1,000 miles without ever leaving tarmac or Vietnam.
If you want a tougher, more authentic Trail experience then follow one of the old Trail routes over the Annamite mountains into Laos. For the Full Monty, add Cambodia to your trip. Don’t even think about exploring the Trail in Laos without using Laos GPS Map. For Cambodia and Vietnam, you can get away with using a regular map or a local data SIM in your smartphone.
2. Guided or solo?
Riding the Trail has become big business in Vietnam and there are numerous tour companies and bike hire outfits who can provide both bikes and guides. If you want to go as part of a group look no further than the excellent Hanoi-based Explore Indochina. If you want to just hire a bike and go it alone, contact the lovely Cuong at Cuong’s Motorbike Adventure in Hanoi. In Laos, Jim at Remote Asia in Vientiane does both bike hire and guided rides.The choice of whether to take a guide, go in a group or go alone is a very personal one. It depends on your level of bike experience and what sort of holiday or adventure you want.
3. Which motorcycle?
Is this the first time you’ve wrapped your thighs around a throbbing 125-cc engine or could you ride the Paris-Dakar Rally blindfold? If you’re a complete novice it’s probably not the best idea to hire a 400-cc Honda dirt bike and go it alone dressed in shorts and a string vest. Likewise, if you’ve got a garage full of KTMs at home you’re not going to be content dawdling along on a Honda Cub. Work out your vague route, see how much tarmac or dirt is involved and then talk to your bike provider to see which motorcycle best suits your needs.Since I’m useless at mechanics and was travelling alone through extremely remote regions I wanted a steed that was idiot-proof, indestructible and easy to fix, hence the Honda Cub suited me perfectly. As it turned out, 25-year old Cubs aren't quite so indestructible when faced with the mud and mountains of south-eastern Laos.
4. Don’t go in the rainy season
During the Vietnam War, Dong Sy Nguyen, the North Vietnamese commander of the Trail, wrote: ‘We have two opponents. One, the enemy: two, the harsh weather conditions.’ Between April and October the monsoon created havoc, destroying bridges and burying miles of roads under landslides.The same applies today so if you can avoid it, make sure you go in the more clement months of October to April.
5. Think about your kit
There’s not a lot of room on a motorcycle so plan what you’re going to stuff into those panniers carefully. Are you going to navigate with maps, the stars, a smartphone and local data SIM cards, an Android tablet loaded with Oryx maps or a small handheld GPS? What about things like a medical kit, simple tool kit and spare parts for the bike? What motorcycle gear are you going to wear and where are you going to buy/hire it from? What sort of panniers will you use and will you hire or buy them?As I was travelling alone on a very small bike my choice of kit was vital and I thought hard about every single item I took, down to dry bags, solar chargers, a spare throttle cable and emergency food supplies.
6. Beware of unexploded ordnance (UXO)
An estimated 15 million tonnes of bombs were dropped on Vietnam alone during the war. A further two million were unleashed on Laos, and at least three million more on Cambodia. Hundreds of thousands of tonnes of these explosives remain, killing hundreds of local people every year.Be careful of wandering off the track, particularly in the remoter regions of Laos: you never know where a tennis-ball sized cluster bomb could be lurking in the undergrowth. I had a very near miss myself.
To find out more about this problem see the Mines Advisory Group’s website, or visit one of their centres in Laos or Vietnam.
For the first time in my life I felt that death was a possibility; a stupid, pointless, lonely death on the aptly named Mondulkiri Death Highway.' The Ho Chi Minh Trail is one of the greatest feats of military engineering in history. But since the end of the Vietnam War much of this vast transport network has been reclaimed by jungle, while remaining sections are littered with a deadly legacy of unexploded bombs. For Antonia, a veteran of ridiculous adventures in unfeasible vehicles, the chance to explore the Trail before it's lost forever was a personal challenge she couldn't ignore - yet it would sometimes be a terrifying journey. Setting out from Hanoi on an ageing Honda Cub, she spent the next two months riding 2000 miles through the mountains and jungles of Vietnam, Laos and Cambodia. Battling inhospitable terrain and multiple breakdowns, her experiences ranged from the touching to the hilarious, meeting former American fighter pilots, tribal chiefs, illegal loggers and bomb disposal experts. The story of her brave journey is thrilling and poignant: a unique insight into a little known face of Southeast Asia.
Cô gái Anh khám phá đường mòn Hồ Chí Minh bom đạn
Antonia trên chiếc xe Honda Cup màu hồng cùng băng qua nhiều chặn nguy hiểm trên đường mòn Hồ Chí Minh.
Antonia Bolingbroke-Kent, một nhà văn người Anh, chuyên viết sách về du lịch đã chia sẻ lý do tại sao cô quyết định đi một mình trên một trong những con đường mòn nguy hiểm nhất thế giới. Và chỉ với phương tiện duy nhất là một chiếc Honda Cub bé nhỏ, cô gọi nó là “con báo hồng - Pink Panther" khi “nó hữu dụng hơn cả sự mong đợi”.
Antonia trên chiếc xe Honda Cup màu hồng cùng băng qua nhiều chặn nguy hiểm trên đường mòn Hồ Chí Minh.
Trang bìa cuốn sách Antonia viết về chuyến đi
Với váy ngắn, túi xách thời trang và đôi giày cao gót, Antonia sẽ là mẫu phụ nữ mà bạn muốn nói chuyện và theo đuổi. Nhưng cô không dám mang theo những thứ đó trong một chuyến đi đường dài.
Nếu bạn cho rằng Antonia sẽ không thể xử lý được các khó khăn, nguy hiểm trên đường thì bạn đã lầm. Cô ấy bỏ đôi giày cao gót và mang vào đôi ủng, thứ giúp cô đối phó được với bùn lầy và bụi bẩn trên đường.
Antonia và chiếc xe Honda Cup - Pink Panther được mọi người biết đến sau chuyến hành trình trên đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia năm 2013.
Con đường mòn này đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến tranh Việt Nam vào những năm 1960. Đó là một con đường trọng yếu nối từ miền Bắc đi xuyên qua Lào và Campuchia trước khi đến miền Nam. Nó được sử dụng để cung cấp nhân lực và vũ khí cho Cộng Sản Bắc Việt tiến chiếm miền Nam Việt Nam Con đường mòn được thiết kế với nhiều nhánh rẽ phức tạp đâm sâu vào niều tỉnh lỵ của miền Nam.
Antonia vượt sông trên một chiếc thuyền nhỏ trong chuyến đi
Sau chuyến đi đó, cô đã xuất bản cuốn sách với tựa đề “A Short Ride In The Jungle: The Ho Chi Minh Trail By Motorcycle” – “Một chuyến đi ngắn trong rừng: xuyên qua đường mòn Hồ Chí Minh bằng xe gắn máy”.
Đây không phải là lần đầu tiên, nhà văn kiêm nhà sản xuất truyền hình 36 tuổi, băng qua những con đường đầy những vật liệu nổ còn sót lại từ thời chiến tranh như: bom, mìn, đạn pháo. Cách đó vài năm, cô đã từng tham gia đoàn làm phim của BBC về “Những con đường nguy hiểm nhất thế giới”. Nhưng trong chuyến đi đó có bác sỹ, người phiên dịch, quay phim chuyên nghiệp và phương tiện trợ giúp rất đầy đủ.
Chuyến đi đó không đủ cho Antonia. Cô đã viết trong cuốn sách "Tôi muốn trở lại đường mòn, để khám phá các phần còn lại của con đường đã từng được coi là nguy hiểm nhất thế giới... Thời gian này, tôi muốn làm điều đó mà không có sự trợ giúp nào của nhân viên y tế, phiên dịch, xe jeep và tài xế. Lần này tôi muốn làm một mình ".
Trên con đường mòn Hồ Chí Minh, cô đã gặp vô số các quả bom, mìn, đạn pháo còn sót lại. Cô nói: "Tôi đã nghe kể về rất nhiều câu chuyện buồn. Hàng năm vẫn có hàng trăm người chết vì những quả bom đã được thả xuống cách đây 50 năm”.
Cô cũng bày tỏ sự thất vọng của mình về việc chính phủ Mỹ đã không làm đủ mạnh để loại bỏ tất cả các vật liệu chưa nổ còn sót lại từ thời chiến tranh.
"Đã có 20.000 người thiệt mạng hoặc bị thương bởi UXO tại Lào tính từ năm 1975. Như thế có nghĩa là mỗi năm có khoảng 300 người chết ở Lào và con số này còn nhiều hơn nữa ở Việt Nam và Campuchia. Đó là một trò hề thực sự. Ngân sách quốc phòng hàng năm của Mỹ là hàng trăm tỷ đô la. Tuy nhiên, họ chỉ dành khoảng một triệu đô la một năm tại Lào để rà phá bom mìn”, cô bày tỏ.
"Rất nhiều công việc đang được thực hiện bởi các tổ chức phi chính phủ và chính quyền địa phương, nhưng họ thiếu quá nhiều trang thiết bị để đối phó hiệu quả với một vấn đề như vậy. Việc rà phá bom mìn sẽ mất hàng chục năm. Nó là một công việc rất khó khăn và chậm chạp", Antonia than thở.
Trong cuốn sách cô cũng nói về những khó khăn khác mà cô gặp trên đường đi. Tuy nhiên Antonia cho biết: "Nói chung, mọi người trên thế giới đều đáng yêu và họ không ở đó để giết bạn mà là để giúp đỡ bạn!". Trong đoạn cuối của cuốn sách của mình, Antonia viết: "Tôi cảm thấy tôi mới chỉ chạm đến phần đỉnh của tảng băng trôi, tôi sẽ trở lại để tiếp tục khám phá các con đường mòn trước khi quá muộn”.
Vì vậy, cô thúc giục những người đang dự tính khám phá đường mòn nên thực hiện điều đó sớm. "Nếu bạn thích khám phá các con đường mòn và tất cả những câu chuyện phi thường xung quanh nó, đừng lãng phí một phút nào và hãy khám phá những gì còn lại bởi vì nó thực sự sẽ biến mất theo năm tháng", Antonia chia sẻ.
Antonia trên chiếc xe Honda Cup màu hồng cùng băng qua nhiều chặn nguy hiểm trên đường mòn Hồ Chí Minh.
Trang bìa cuốn sách Antonia viết về chuyến đi
Với váy ngắn, túi xách thời trang và đôi giày cao gót, Antonia sẽ là mẫu phụ nữ mà bạn muốn nói chuyện và theo đuổi. Nhưng cô không dám mang theo những thứ đó trong một chuyến đi đường dài.
Nếu bạn cho rằng Antonia sẽ không thể xử lý được các khó khăn, nguy hiểm trên đường thì bạn đã lầm. Cô ấy bỏ đôi giày cao gót và mang vào đôi ủng, thứ giúp cô đối phó được với bùn lầy và bụi bẩn trên đường.
Antonia và chiếc xe Honda Cup - Pink Panther được mọi người biết đến sau chuyến hành trình trên đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia năm 2013.
Con đường mòn này đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến tranh Việt Nam vào những năm 1960. Đó là một con đường trọng yếu nối từ miền Bắc đi xuyên qua Lào và Campuchia trước khi đến miền Nam. Nó được sử dụng để cung cấp nhân lực và vũ khí cho Cộng Sản Bắc Việt tiến chiếm miền Nam Việt Nam Con đường mòn được thiết kế với nhiều nhánh rẽ phức tạp đâm sâu vào niều tỉnh lỵ của miền Nam.
Antonia vượt sông trên một chiếc thuyền nhỏ trong chuyến đi
Sau chuyến đi đó, cô đã xuất bản cuốn sách với tựa đề “A Short Ride In The Jungle: The Ho Chi Minh Trail By Motorcycle” – “Một chuyến đi ngắn trong rừng: xuyên qua đường mòn Hồ Chí Minh bằng xe gắn máy”.
Đây không phải là lần đầu tiên, nhà văn kiêm nhà sản xuất truyền hình 36 tuổi, băng qua những con đường đầy những vật liệu nổ còn sót lại từ thời chiến tranh như: bom, mìn, đạn pháo. Cách đó vài năm, cô đã từng tham gia đoàn làm phim của BBC về “Những con đường nguy hiểm nhất thế giới”. Nhưng trong chuyến đi đó có bác sỹ, người phiên dịch, quay phim chuyên nghiệp và phương tiện trợ giúp rất đầy đủ.
Chuyến đi đó không đủ cho Antonia. Cô đã viết trong cuốn sách "Tôi muốn trở lại đường mòn, để khám phá các phần còn lại của con đường đã từng được coi là nguy hiểm nhất thế giới... Thời gian này, tôi muốn làm điều đó mà không có sự trợ giúp nào của nhân viên y tế, phiên dịch, xe jeep và tài xế. Lần này tôi muốn làm một mình ".
Trên con đường mòn Hồ Chí Minh, cô đã gặp vô số các quả bom, mìn, đạn pháo còn sót lại. Cô nói: "Tôi đã nghe kể về rất nhiều câu chuyện buồn. Hàng năm vẫn có hàng trăm người chết vì những quả bom đã được thả xuống cách đây 50 năm”.
Chiếc xe Honda Cup của Antonia dừng bên cạnh một chiếc xe tăng bị phá hủy từ thời chiến tranh
Cô cũng bày tỏ sự thất vọng của mình về việc chính phủ Mỹ đã không làm đủ mạnh để loại bỏ tất cả các vật liệu chưa nổ còn sót lại từ thời chiến tranh.
"Đã có 20.000 người thiệt mạng hoặc bị thương bởi UXO tại Lào tính từ năm 1975. Như thế có nghĩa là mỗi năm có khoảng 300 người chết ở Lào và con số này còn nhiều hơn nữa ở Việt Nam và Campuchia. Đó là một trò hề thực sự. Ngân sách quốc phòng hàng năm của Mỹ là hàng trăm tỷ đô la. Tuy nhiên, họ chỉ dành khoảng một triệu đô la một năm tại Lào để rà phá bom mìn”, cô bày tỏ.
"Rất nhiều công việc đang được thực hiện bởi các tổ chức phi chính phủ và chính quyền địa phương, nhưng họ thiếu quá nhiều trang thiết bị để đối phó hiệu quả với một vấn đề như vậy. Việc rà phá bom mìn sẽ mất hàng chục năm. Nó là một công việc rất khó khăn và chậm chạp", Antonia than thở.
Trong cuốn sách cô cũng nói về những khó khăn khác mà cô gặp trên đường đi. Tuy nhiên Antonia cho biết: "Nói chung, mọi người trên thế giới đều đáng yêu và họ không ở đó để giết bạn mà là để giúp đỡ bạn!". Trong đoạn cuối của cuốn sách của mình, Antonia viết: "Tôi cảm thấy tôi mới chỉ chạm đến phần đỉnh của tảng băng trôi, tôi sẽ trở lại để tiếp tục khám phá các con đường mòn trước khi quá muộn”.
Vì vậy, cô thúc giục những người đang dự tính khám phá đường mòn nên thực hiện điều đó sớm. "Nếu bạn thích khám phá các con đường mòn và tất cả những câu chuyện phi thường xung quanh nó, đừng lãng phí một phút nào và hãy khám phá những gì còn lại bởi vì nó thực sự sẽ biến mất theo năm tháng", Antonia chia sẻ.