Các toán tập kích Sơn Tây đã đáp xuống trong bóng đêm của phi trường Takhli Thái Lan, sau khi đã vượt qua chặng đường bay dài 9500 dặm, mệt nhọc với 28 giờ bay từ căn cứ không quân Eglin qua các trạm nghỉ ở California, Hawaii, Guam và Philippines. Manor và Simons đã có mặt tại phi trường để đón các toán tập kích khi họ bước xuống máy bay. Đấy là lúc 8 giờ sáng ngày thứ tư 18 tháng 11 tại Thái Lan, tức hơn 12 giờ giờ Washington.
Cho đến giai đoạn cuối này cũng chỉ có 4 người là Simons, Sydnor, Cataldo, Meadows trong toàn thể lực lượng đổ bộ được biết rõ về vị trí mục tiêu và lúc nào thì cuộc tập kích sẽ được xuất phát. Tuy nhiên mọi người đều cảm thấy là cuộc trình diễn sắp bắt đầu khai mạc. Vấn đề an ninh được thực hiện nghiêm túc. Ví dụ trên đoạn đường bay từ Hoa Kỳ, không có người nào được phép mang phù hiệu hoặc quân hàm của quân đội Mỹ, không được mang theo một dấu hiệu nào về lý lịch cá nhân trên quân phục. Ngay cả đến những chiếc mũ nồi xanh của họ cũng đã được tập trung tại Eglin và cho chở bằng máy bay sang Thái Lan trước đó, trên chuyến vận tải cơ C-141 cùng với tất cả những bao đựng thuốc nổ đặc biệt. Khi tất cả bước xuống cửa sau của chiếc máy bay C-141 tại Takhli thì mọi người đều được nhanh chóng dồn vào một chiếc xe bịt kín, không phải loại xe buýt thông thường, để đi thẳng về doanh trại tại một khu vực an toàn ở một góc vắng vẻ trong căn cứ rộng mênh mông.
Tất cả lính của Simons chỉ được phép ngủ có 6 giờ để lấy lại sức sau chuyến bay mệt mỏi và buồn chán. Vào lúc 2 giờ chiều hôm ấy, Manor và Simons trình bày cho mọi người biết sự việc trong khoảng nửa tiếng đồng hồ. Tuy nhiên họ vẫn chưa được biết về địa điểm mục tiêu và ngay cả địa điểm hiện thời cũng không ai biết là ở đâu. Binh sĩ chỉ mơ hồ biết được là họ đang có mặt ở đâu đấy tại Đông Nam Á. Nhưng Đông Nam Á lại là một dải đất dài kéo từ Đài Loan xuống thẳng Indonesia. Manor và Simons chỉ vẻn vẹn nói cho tất cả mọi người biết nên sẵn sàng và chuẩn bị hoạt động theo một chương trình nặng nề trong suốt 2 ngày sắp tới và không ai được lãng phí thời gian, nên ôn lại các kế hoạch tổng quát về trên không cũng như dưới mặt đất mà mọi người đã thực tập trong nhiều tuần lễ qua, và cuối cùng mọi người sẽ được biết về mục tiêu nếu có sự chấp thuận của Washington ban hành cho thực hiện.
Sau khi được nghỉ giải lao nửa giờ, Sydnor trình bày lại mọi kế hoạch cho các tiểu đội trưởng, còn toán xung kích thì lo ôn lại một lần nữa mọi hoạt động chi tiết. Sau đó, mọi người bắt đầu tháo mở quân trang, quân dụng cá nhân và những thiết bị mang theo. Bữa ăn tối được dọn ra từ 5 đến 6 giờ chiều. Một chương trình chiếu bóng giải trí vào lúc 8 giờ 30 tối sẽ được chiếu cho những ai muốn xem; đấy là một đoạn phim về trại tù do tài tử Burt Lancaster đóng, tên cuốn phim là “Birdman of Alcatraz”. Dù sao đi nữa đa số binh sĩ đều cho đấy là một cuốn phim tồi.
Vào lúc 3 giờ 30 phút sáng hôm sau 19 tháng 11, Manor bị đánh thức dậy và được trao cho một công điện mật hỏa tốc. Đấy là bức công điện mà Mayer đã phải trải qua nhiều rắc rối để trình cho Vogt chấp thuận. Nội dung công điện chỉ có mấy chữ, báo cho (Manor) biết là Tổng thống đã chấp thuận cho thi hành công tác, Manor được phép ra lệnh xuất phát. Manor phải đương đầu với một quyết định nghiêm trọng nhất trong toàn bộ quá trình chuẩn bị chiến dịch: quyết định bao giờ thì cho xuất phát cuộc tập kích.
Quyết định này có liên quan đến thời tiết. Trong khi các toán tập kích Sơn Tây bay đến Đông Nam Á thì trận bão Patsy đã tập trung tại miền Đông Philippines vào ngày thứ năm 19 tháng 11. Trận bão này đã đổ bộ vào Philippines và bắt đầu di chuyển về hướng tây, mang theo một trận cuồng phong dữ dội nhất tại Đông Nam Á, trong suốt thập niên qua. Để làm tăng thêm thời tiết xấu, một áp thấp không khí lại đang di chuyển từ Trung Quốc hướng về Hà Nội, dự liệu này vào ngày thứ bảy 21 tháng 11 đấy cũng chính là ngày đã được ấn định cho xuất phát cuộc tập kích.
Các chuyên viên khí tượng của Manor cho biết, điều duy nhất có thể cứu vãn được tình trạng khí hậu trong ngày hôm đó là nếu có một vùng áp khí cao được tập trung trên vòm trời Hà Nội. Nếu việc này xảy ra thì các đám mây sẽ có thể chuyển ra khỏi vùng Hà Nội trong vòng vài giờ, đủ thời gian cho các chuyến bay chở Simons vào thẳng mục tiêu với vừa đủ ánh sáng của đầu tuần trăng để thi hành công tác.
Manor biết rõ là muốn cho cuộc tập kích được thành công thì cần phải có một sự phối hợp chính xác và hiếm có giữa điều kiện thời tiết và ánh sáng trong một vùng rộng khoảng 500 dặm. Ánh sáng của tuần trăng đầu đến tuần trăng thứ 3, từ 15 đến 45 độ ở chân trời phía đông, là điều cần thiết cho máy bay đến mục tiêu, giảm bớt sự khám phá của kẻ địch và đồng thời cũng cho người của Simons có vừa đủ ánh sáng trên mặt đất. Các loại máy bay sẽ cất cánh từ Thái Lan bay trong bóng đêm qua hệ thống điều khiển đường bay bằng máy móc riêng, nhưng cần phải có ánh sáng thiên nhiên trên độ cao 5000 và 10000 bộ để cho các máy bay A-1 và C-130 cùng với các trực thăng xung kích có thể tập hợp lại theo đội hình đã định, chỉ có các đèn lái sau đuôi được phép sử dụng để cho các trực thăng thấy rõ trong khi tiếp thêm nhiên liệu. Khi các máy bay xuyên qua đất Lào để vào vùng sông Hồng ở Bắc Việt Nam, nếu gặp phải quá nhiều đám mây rải rác ở tầm thấp và tầm trung thì các trực thăng xung kích không thể nhìn thấy hướng bay vào mục tiêu, vì lẽ các phi công trực thăng cần nhìn thấy ánh sáng phản chiếu từ các ao hồ và sông ngòi để xác định từng chặng đường bay. Chỉ cần có những đám mây rải rác bay ở tầm thấp dưới 3500 bộ, nếu không thì các máy bay A-1 không thể pháo kích hỏa tiễn hoặc thả bom để bảo vệ khu vực mục tiêu, chống những phản ứng phòng không của Bắc Việt Nam. Cần phải có đủ ánh sáng trên mặt đất để cho trực thăng thấy vị trí đáp xuống. Đối với các chuyến bay đánh lạc hướng của hải quân thì mặt biển tại vùng vịnh Bắc Bộ chỉ cần có sức gió làm biển động từ nhẹ đến vừa và ánh sáng trên mặt biển cũng cần phải soi đủ sáng dọc theo bờ biển miền Bắc Việt Nam, mây cần phải cao vừa đủ để cho các máy bay oanh kích hải quân có thể hoạt động từ trên một độ cao 17000 bộ.
Sau 6 tháng lên kế hoạch và ba tháng thực tập bây giờ mọi việc đều do thời tiết quyết định. Manor cần có các bản báo cáo khí tượng chính xác hàng giờ, trong suốt ngày đêm, tại các khu vực từ Takhli ở Thái Lan cho đến Sơn Tây và Hải Phòng ở Bắc Việt Nam và cả khu vực trạm Yankee ở vịnh Bắc Bộ. Nhưng khi ông ta đến phòng điện tử hiện đại nhất tại trung tâm hành quân của căn cứ không quân Hoàng gia Thái Takhli thì mới vỡ lẽ ra rằng không còn cách gì có được các tin tức cần thiết đó. Phòng thiên văn khí tượng của không quân có một điều lệ riêng biệt rất gắt gao về an ninh và về việc cho phép người ngoài cơ quan biết được các tài liệu đã được xác định về thời tiết. Manor, vị chỉ huy một chiến dịch giật gân nhất trong cuộc chiến tranh Việt Nam, cũng không được phép vào Trung tâm khí tượng để hỏi tài liệu.
Vị sĩ quan chỉ huy của toán thời tiết 1 đã dứt khoát không cho phép Manor biết được những tin tức cuối cùng về khí hậu để cho Manor có thể quyết định về một công tác mà chỉ riêng ông ta biết thôi. Trong khi cố gắng giải cứu tù binh thì Manor lại trở thành một nạn nhân của hệ thống hành chính rườm rà. Tình trạng xảy ra thật buồn cười. Một mặt Manor không thể nói cho chuyên viên khí tượng biết về mục tiêu công tác, mặt khác chuyên viên khí tượng lại từ chối không cho Manor biết về tình hình thời tiết. Hơn nữa, các chuyên viên khí tượng của Manor cho biết là không đủ thời gian để có được sự chấp thuận của Bộ chỉ huy Trung tâm khí tượng, Bộ chỉ huy khí tượng không quân đóng tại căn cứ Scott ở tiểu bang Illinois. Nhưng cho dù có đủ thời gian đi nữa thì Manor cũng không thể nói rõ cho cả hai Bộ chỉ huy khí tượng địa phương và trung ương biết vì sao ông ta cần có những tài liệu ấy không có đường dây liên lạc an toàn từ Takhli về thẳng Bộ chỉ huy khí tượng Trung ương cho nên không thể tiết lộ bất cứ điều gì về việc ông ta đang làm. Viên chỉ huy toán thời tiết 1 có đường dây điện đàm an toàn trong văn phòng riêng nhưng vẫn không chịu cho Manor sử dụng. Tất cả mọi cơ quan quân sự ở Đông Nam Á đều sẵn sàng yểm trợ trong giai đoạn cuối này, duy chỉ có một mẩu tin tức nhỏ về thời tiết thì ông ta lại không được phép biết.
Trong sự thất vọng, Manor cố giải quyết rắc rối về vấn đề an ninh thời tiết này bằng cách gửi công điện “ngược chiều” yêu cầu giám đốc Trung tâm hành quân không lực ở Lầu Năm Góc liên lạc thẳng với vị phó tư lệnh không đoàn số 7 ở Sài Gòn. Viên sĩ quan chỉ huy toán thời tiết số 1 nhận được một cú điện thoại ngay sau đó. Mặc dù theo hệ thống chỉ huy thì toán thời tiết này chỉ yểm trợ không đoàn số 7 chứ không trực thuộc nó, nhưng ông ta đã bị một tướng không quân 3 sao đe dọa sẽ chấm dứt ngay công ăn việc làm của ông ta nếu vẫn còn khăng khăng không cho Manor biết được những tin tức thời tiết cần thiết. Ông ta được lệnh phải thi hành lập tức và không được quyền hỏi thêm một câu nào nữa.
Tuy nhiên sự an tâm của Manor chỉ là ngắn ngủi. Ngay sau khi có được các tài liệu về thời tiết cần thiết cho công tác thì ông ta lại được biết thêm là căn cứ Takhli không còn lưới truyền tin thích hợp ở tại Thái Lan để ghi nhận các loại tài liệu thời tiết mật này. Từ Takhli đến núi Sơn Trà không có đường dây điện đàm an toàn. Núi Sơn Trà là nơi đặt Bộ chỉ huy có đầy đủ máy móc điện tử hiện đại để Manor dùng phối hợp với không quân hải quân và lục quân trong việc theo dõi diễn biến công tác. Như vậy thì ông ta không có cách gì để thảo luận vấn đề thời tiết với Simons và các viên chỉ huy phi hành đoàn.
Ngoài những rắc rối trên, các giới chức an ninh hiện nay lại tỏ ra khó chịu và tò mò khi nhận được những chỉ thị vào phút chót làm xáo trộn mọi việc. Họ phải cho đặt lại máy móc và các ấn bản ghi chú thời tiết cùng những bản đồ liên hệ, trong khi các loại này từ lâu đã được xếp lại và đã được đóng thùng để gửi từ Thái Lan về nước, theo chương trình rút quân ở Đông Nam Á của Nixon. Đây là một điều khổ nhục thêm nữa. Manor nói với tất cả giới chức an ninh là họ muốn bịa bất cứ chuyện gì để che đậy việc này cũng được, nhưng điều quan trọng cấp thời là phải đặt lại các ấn bản thời tiết, treo bản đồ lên, hoạt động thăm dò khí tượng ngay, mọi việc phải thi hành nhanh chóng.
Việc rắc rối trên đã được giải quyết nhưng vẫn còn kẹt lại vấn đề liên lạc và cần phải có giải pháp gấp. Các chuyên viên truyền tin của Manor ở núi Sơn Trà và các đồng nghiệp của họ ở Takhli phải tạo ra một hệ thống liên lạc khả dĩ có thể sử dụng được. Không còn đủ thời gian để thiết lập hệ thống điện đàm an toàn họ phải cố tạo ra cách liên lạc bằng điện thoại thông thường có xen lẫn nhiều đoạn qua hệ thống viễn ký. Với cách liên lạc điện đàm có ẩn ý kèm theo những đoạn viễn ký mật mã mà họ tự sáng chế ra, các mẩu tin thời tiết thiết yếu nhất đã được chuyển giao cho nhau mà không gây ra điều tai hại. Với cách làm như vậy thì cuộc tập kích có thể được xuất phát nếu điều kiện thời tiết cho phép.
Nhưng thời tiết vẫn không chịu hợp tác với Manor. Khi ông ta nhận được những tin tức cần thiết thì lại nghe tin là trận bão Patsy đang chuyển gió to, mây thấp, mưa và ánh sáng không đủ soi rõ suốt cả vùng hướng bắc miền Nam Việt Nam và luôn cả vùng lòng chảo của Bắc Việt Nam, và hướng nam của vịnh Bắc Bộ. Dự đoán sẽ xảy ra mưa vào ngày thứ bảy 21 tháng 11. Vào ngày chủ nhật, một đợt không khí lạnh với mây thấp có thể sẽ chuyển về vùng sông Hồng: thời tiết rất xấu sẽ kéo dài ít nhất là 4 ngày.
Chỉ còn có một khả năng rất mong manh là hy vọng có được tầng áp khí cao bao phủ trên vùng trời Hà Nội. Theo dự đoán thời tiết thì có một vài dấu hiệu cho thấy tầng áp khí cao này đang được tập trung lại: tại miền nam Trung Quốc thời tiết ở đó vẫn còn trong sáng, và đang bắt đầu chuyển vào vùng Bắc Việt Nam. Như vậy Manor hy vọng sẽ có một khoảng thời tiết thuận lợi, cho dù rất mong manh và ngắn ngủi chỉ một vài giờ chứ không phải suốt cả ngày và như vậy điều kiện sẽ xảy ra sớm hơn thời điểm đã dự định cho cuộc tập kích.
Điều rõ ràng là nếu để đến ngày thứ bảy 21 tháng 11 thì cuộc tập kích sẽ bị cơn bão Patsy hủy bỏ. Manor cũng biết thêm là trong vòng 48 giờ nữa toán phản ứng nhanh 77 sẽ gặp phải cơn bão đó. Biển đã bắt đầu động mạnh. Vì lẽ đó Manor chỉ còn có hai sự chọn lựa: hoặc là cho hoãn cuộc tập kích lại ít nhất từ 5 đến 7 ngày nữa với hy vọng là thời tiết sẽ được khả quan hơn và ánh sáng cũng vừa đủ cho hoạt động, hoặc là cho xuất phát cuộc tập kích sớm hơn một ngày tức vào ngày 20 tháng 11 trong một điều kiện thời tiết rất mong manh trên đường đến khu vực mục tiêu. Vào lúc 4 giờ 11 chiều thứ năm 19 tháng 11, Manor thông báo cho Bộ Tổng tham mưu hỗn hợp và Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương là cuộc tập kích có thể sẽ bị hoãn lại vì lý do thời tiết. Nhưng đến sáng hôm sau 20 tháng 11 ông ta lại suy nghĩ nên cho xuất phát công tác ngay vào tối hôm đó thì có lẽ là quyết định tốt hơn. Manor vội vàng gửi công điện cho đô đốc Bardshar vào lúc 10 giờ 11 phút buổi sáng để thông báo cho biết là cuộc tập kích sẽ được xuất phát sớm hơn.
Manor lại ra lệnh cho một chuyến bay đặc biệt quan sát thời tiết dọc theo biên giới Lào và Bắc Việt Nam. Chuyến bay RF-4 này đã đáp xuống Takhli vào xế chiều ngày hôm ấy và cho biết là thời tiết tốt. Tầng áp khí cao đang mong đợi đã chuyển về vùng trời Hà Nội. Thời tiết trên chặng đường bay vào mục tiêu được dự đoán là sẽ có mây rải rác trên độ cao từ 5000 đến 8000 bộ, không có gió chuyển động mạnh và ánh sáng tốt. Trong vùng sông Hồng sẽ có vài đám mây, ánh sáng tốt và gió thổi nhẹ theo hướng Tây Bắc. Đến 3 giờ 56 phút chiều, Manor gửi công điện cho Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương và Trung tâm chỉ huy quân sự quốc gia ở Lầu Năm Góc để thông báo cho biết quyết định xuất phát công tác của ông ta. Cuộc tập kích sẽ được thi hành sớm hơn 24 giờ so với thời điểm đã định. Ba mươi phút sau đô đốc Bardshar cũng nhận được một công điện tương tự. Ngay sau khi ra lệnh cho xuất phát công tác, Manor lập tức bay về Bộ chỉ huy của ông ta ở núi Sơn Trà. Quyết định này của ông ta đã tỏ ra là một quyết định đúng. Đến tối thứ bảy 21 tháng 11, thì trận bão Patsy chỉ còn cách Bắc Việt Nam 100 dặm. Nếu đợi đến ngày này mới xuất phát thì các chuyến bay đánh lạc hướng của hải quân không thể thực hiện được và ngay cả cuộc tập kích cũng sẽ bị chặn lại bởi các trận gió to mây nhiều và ánh sáng không đủ thấy trong suốt cả vùng lòng chảo của Bắc Việt Nam. Thời tiết xấu này sẽ kéo dài suốt cả tuần sau nữa. Chỉ có đêm 20, rạng ngày 21 tháng 11 là thời điểm duy nhất trong suốt cả mấy tuần lễ còn lại để cho cuộc tập kích có thể thực hiện được. Tướng Dwight D., Eisenhower cũng đã phải đương đầu với một quyết định tương tự vào ngày 5-6-1944 một ngày trước ngày D-Day. Năm 1970 khi Manor quyết định việc này thì ông ta không hề nghĩ đến việc đổ bộ ở Normandy. Tuy nhiên, sau khi đã vật lộn với mọi việc rắc rối về thủ tục hành chính và hệ thống truyền tin, ông ta cũng có thể ban hành một lệnh đúng thời điểm và sát sao với mọi điều kiện thời tiết cho phép.
Trong sự thất vọng, Manor cố giải quyết rắc rối về vấn đề an ninh thời tiết này bằng cách gửi công điện “ngược chiều” yêu cầu giám đốc Trung tâm hành quân không lực ở Lầu Năm Góc liên lạc thẳng với vị phó tư lệnh không đoàn số 7 ở Sài Gòn. Viên sĩ quan chỉ huy toán thời tiết số 1 nhận được một cú điện thoại ngay sau đó. Mặc dù theo hệ thống chỉ huy thì toán thời tiết này chỉ yểm trợ không đoàn số 7 chứ không trực thuộc nó, nhưng ông ta đã bị một tướng không quân 3 sao đe dọa sẽ chấm dứt ngay công ăn việc làm của ông ta nếu vẫn còn khăng khăng không cho Manor biết được những tin tức thời tiết cần thiết. Ông ta được lệnh phải thi hành lập tức và không được quyền hỏi thêm một câu nào nữa.
Tuy nhiên sự an tâm của Manor chỉ là ngắn ngủi. Ngay sau khi có được các tài liệu về thời tiết cần thiết cho công tác thì ông ta lại được biết thêm là căn cứ Takhli không còn lưới truyền tin thích hợp ở tại Thái Lan để ghi nhận các loại tài liệu thời tiết mật này. Từ Takhli đến núi Sơn Trà không có đường dây điện đàm an toàn. Núi Sơn Trà là nơi đặt Bộ chỉ huy có đầy đủ máy móc điện tử hiện đại để Manor dùng phối hợp với không quân hải quân và lục quân trong việc theo dõi diễn biến công tác. Như vậy thì ông ta không có cách gì để thảo luận vấn đề thời tiết với Simons và các viên chỉ huy phi hành đoàn.
Ngoài những rắc rối trên, các giới chức an ninh hiện nay lại tỏ ra khó chịu và tò mò khi nhận được những chỉ thị vào phút chót làm xáo trộn mọi việc. Họ phải cho đặt lại máy móc và các ấn bản ghi chú thời tiết cùng những bản đồ liên hệ, trong khi các loại này từ lâu đã được xếp lại và đã được đóng thùng để gửi từ Thái Lan về nước, theo chương trình rút quân ở Đông Nam Á của Nixon. Đây là một điều khổ nhục thêm nữa. Manor nói với tất cả giới chức an ninh là họ muốn bịa bất cứ chuyện gì để che đậy việc này cũng được, nhưng điều quan trọng cấp thời là phải đặt lại các ấn bản thời tiết, treo bản đồ lên, hoạt động thăm dò khí tượng ngay, mọi việc phải thi hành nhanh chóng.
Việc rắc rối trên đã được giải quyết nhưng vẫn còn kẹt lại vấn đề liên lạc và cần phải có giải pháp gấp. Các chuyên viên truyền tin của Manor ở núi Sơn Trà và các đồng nghiệp của họ ở Takhli phải tạo ra một hệ thống liên lạc khả dĩ có thể sử dụng được. Không còn đủ thời gian để thiết lập hệ thống điện đàm an toàn họ phải cố tạo ra cách liên lạc bằng điện thoại thông thường có xen lẫn nhiều đoạn qua hệ thống viễn ký. Với cách liên lạc điện đàm có ẩn ý kèm theo những đoạn viễn ký mật mã mà họ tự sáng chế ra, các mẩu tin thời tiết thiết yếu nhất đã được chuyển giao cho nhau mà không gây ra điều tai hại. Với cách làm như vậy thì cuộc tập kích có thể được xuất phát nếu điều kiện thời tiết cho phép.
Nhưng thời tiết vẫn không chịu hợp tác với Manor. Khi ông ta nhận được những tin tức cần thiết thì lại nghe tin là trận bão Patsy đang chuyển gió to, mây thấp, mưa và ánh sáng không đủ soi rõ suốt cả vùng hướng bắc miền Nam Việt Nam và luôn cả vùng lòng chảo của Bắc Việt Nam, và hướng nam của vịnh Bắc Bộ. Dự đoán sẽ xảy ra mưa vào ngày thứ bảy 21 tháng 11. Vào ngày chủ nhật, một đợt không khí lạnh với mây thấp có thể sẽ chuyển về vùng sông Hồng: thời tiết rất xấu sẽ kéo dài ít nhất là 4 ngày.
Chỉ còn có một khả năng rất mong manh là hy vọng có được tầng áp khí cao bao phủ trên vùng trời Hà Nội. Theo dự đoán thời tiết thì có một vài dấu hiệu cho thấy tầng áp khí cao này đang được tập trung lại: tại miền nam Trung Quốc thời tiết ở đó vẫn còn trong sáng, và đang bắt đầu chuyển vào vùng Bắc Việt Nam. Như vậy Manor hy vọng sẽ có một khoảng thời tiết thuận lợi, cho dù rất mong manh và ngắn ngủi chỉ một vài giờ chứ không phải suốt cả ngày và như vậy điều kiện sẽ xảy ra sớm hơn thời điểm đã dự định cho cuộc tập kích.
Điều rõ ràng là nếu để đến ngày thứ bảy 21 tháng 11 thì cuộc tập kích sẽ bị cơn bão Patsy hủy bỏ. Manor cũng biết thêm là trong vòng 48 giờ nữa toán phản ứng nhanh 77 sẽ gặp phải cơn bão đó. Biển đã bắt đầu động mạnh. Vì lẽ đó Manor chỉ còn có hai sự chọn lựa: hoặc là cho hoãn cuộc tập kích lại ít nhất từ 5 đến 7 ngày nữa với hy vọng là thời tiết sẽ được khả quan hơn và ánh sáng cũng vừa đủ cho hoạt động, hoặc là cho xuất phát cuộc tập kích sớm hơn một ngày tức vào ngày 20 tháng 11 trong một điều kiện thời tiết rất mong manh trên đường đến khu vực mục tiêu. Vào lúc 4 giờ 11 chiều thứ năm 19 tháng 11, Manor thông báo cho Bộ Tổng tham mưu hỗn hợp và Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương là cuộc tập kích có thể sẽ bị hoãn lại vì lý do thời tiết. Nhưng đến sáng hôm sau 20 tháng 11 ông ta lại suy nghĩ nên cho xuất phát công tác ngay vào tối hôm đó thì có lẽ là quyết định tốt hơn. Manor vội vàng gửi công điện cho đô đốc Bardshar vào lúc 10 giờ 11 phút buổi sáng để thông báo cho biết là cuộc tập kích sẽ được xuất phát sớm hơn.
Manor lại ra lệnh cho một chuyến bay đặc biệt quan sát thời tiết dọc theo biên giới Lào và Bắc Việt Nam. Chuyến bay RF-4 này đã đáp xuống Takhli vào xế chiều ngày hôm ấy và cho biết là thời tiết tốt. Tầng áp khí cao đang mong đợi đã chuyển về vùng trời Hà Nội. Thời tiết trên chặng đường bay vào mục tiêu được dự đoán là sẽ có mây rải rác trên độ cao từ 5000 đến 8000 bộ, không có gió chuyển động mạnh và ánh sáng tốt. Trong vùng sông Hồng sẽ có vài đám mây, ánh sáng tốt và gió thổi nhẹ theo hướng Tây Bắc. Đến 3 giờ 56 phút chiều, Manor gửi công điện cho Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương và Trung tâm chỉ huy quân sự quốc gia ở Lầu Năm Góc để thông báo cho biết quyết định xuất phát công tác của ông ta. Cuộc tập kích sẽ được thi hành sớm hơn 24 giờ so với thời điểm đã định. Ba mươi phút sau đô đốc Bardshar cũng nhận được một công điện tương tự. Ngay sau khi ra lệnh cho xuất phát công tác, Manor lập tức bay về Bộ chỉ huy của ông ta ở núi Sơn Trà. Quyết định này của ông ta đã tỏ ra là một quyết định đúng. Đến tối thứ bảy 21 tháng 11, thì trận bão Patsy chỉ còn cách Bắc Việt Nam 100 dặm. Nếu đợi đến ngày này mới xuất phát thì các chuyến bay đánh lạc hướng của hải quân không thể thực hiện được và ngay cả cuộc tập kích cũng sẽ bị chặn lại bởi các trận gió to mây nhiều và ánh sáng không đủ thấy trong suốt cả vùng lòng chảo của Bắc Việt Nam. Thời tiết xấu này sẽ kéo dài suốt cả tuần sau nữa. Chỉ có đêm 20, rạng ngày 21 tháng 11 là thời điểm duy nhất trong suốt cả mấy tuần lễ còn lại để cho cuộc tập kích có thể thực hiện được. Tướng Dwight D., Eisenhower cũng đã phải đương đầu với một quyết định tương tự vào ngày 5-6-1944 một ngày trước ngày D-Day. Năm 1970 khi Manor quyết định việc này thì ông ta không hề nghĩ đến việc đổ bộ ở Normandy. Tuy nhiên, sau khi đã vật lộn với mọi việc rắc rối về thủ tục hành chính và hệ thống truyền tin, ông ta cũng có thể ban hành một lệnh đúng thời điểm và sát sao với mọi điều kiện thời tiết cho phép.
Căn cứ không quân Hoàng gia Thái Udorn
Tất cả toán của Simons dùng điểm tâm vào 6 giờ sáng ngày thứ năm 19 tháng 11. Sau đó, vào lúc 9 giờ thì họ được cấp phát đạn dược và các loại chất nổ. Sau bữa ăn trưa nhẹ, viên chỉ huy công tác tìm kiếm và giải thoát của không quân tại địa phương bắt đầu thuyết trình cho tất cả các toán về đại cương công tác này trong vòng 1 giờ. Ông ta chỉ cho họ cách sử dụng máy truyền tin gọi cấp cứu, các loại dấu hiệu để gọi máy bay đến giải thoát, và cuối cùng kết luận: “Đấy là tổng quát về công tác tìm kiếm và giải thoát tại vùng đất này”. Ông ta không cần nói cho họ biết là trong trường hợp nếu công tác này bị thất bại thì họ có thể dùng loại đạn hỏa châu nhỏ bằng cây bút có đầu nhọn để giết chết kẻ thù nào đến gần hoặc là để tự sát.
Vào buổi chiều, cả ba toán xung kích đều ra bãi tập. Mỗi toán tập 45 phút, dưới sự kiểm soát của Dick Meadows, để thử lại các loại vũ khí. Tất cả mọi người cùng vũ khí đều được chở ra bãi tập bằng xe bịt kín. Cuộc bắn tập này không gay gắt lắm mà chỉ có mục đích để cho mỗi người kiểm soát lại vũ khí riêng của mình, và điều chỉnh chắc chắn tâm bắn chính xác. Trở về lại doanh trại, mọi người vội vàng lo lau chùi vũ khí (vũ khí không được tháo rời ra mà chỉ được thông nòng bằng vải và chất tẩy). Xong việc này thì họ bắt đầu tháo các bao đựng chất nổ để kiểm soát lại lần cuối.
Tối hôm ấy không có chiếu phim sau bữa ăn. Trong thời gian còn lại trước khi ngủ, viên trưởng trạm CIA là George Morton từ Udorn đến để thuyết trình 1 giờ về các kỹ thuật tẩu thoát và vượt ngục. Ông ta là chuyên viên về các hoạt động điệp báo nhưng chỉ nói về hoạt động ở Lào chứ không phải ở Bắc Việt Nam. Hầu hết bài thuyết trình của ông ta đều tập trung vào việc chỉ dẫn các dấu hiệu cho máy bay trinh sát biết trường hợp cần được giải thoát hoặc cấp cứu. Sau cùng, Morton trao cho mỗi người một bản đồ nhỏ bằng nhựa ghi rõ các con đường tẩu thoát và cách thức vượt ngục, cùng với một tấm vải nhỏ như khăn mặt của phụ nữ. Đấy là một tấm lụa nhỏ có in bản đồ ở một mặt và mặt bên kia có gắn một địa bàn tí xíu nơi góc khăn; mặt phía bên bản đồ còn ghi những câu theo cách phát âm tiếng Lào và tiếng Việt. Ví dụ như: “Hướng bắc ở đâu?” “Tôi cần nước uống.” “Có thể tìm hộ tôi một bác sĩ được không?” “Tôi là người Mỹ”. Đến 9 giờ tối mọi người phải tắt đèn lên giường ngủ.
Vào ngày thứ sáu 20 tháng 11 thì thời gian có vẻ gấp rút hơn. Sau bữa ăn sáng, mọi người được cấp phát các dụng cụ hồng ngoại tuyến dùng cho ban đêm, mỗi người phải tự kiểm soát lại vật dụng và xếp vào bao đeo sau lưng. Sau bữa cơm trưa, sớm hơn thường lệ, bác sĩ Cataldo làm cho mọi người ngạc nhiên khi bắt buộc mỗi người phải uống các viên thuốc ngủ. Đích thân ông ta đứng kiểm soát từng người để biết chắc là đã uống xong, kể cả Simons cũng vậy. Khi Manor ban hành lệnh cho xuất phát công tác vào lúc 3 giờ 56 phút chiều hôm ấy thì Simons và mọi người đang say ngủ. Đến 5 giờ chiều họ được đánh thức dậy để ăn tối. Cataldo khuyên mọi người nên ăn thật nhiều vì lẽ họ sẽ lên đường sau 5 giờ nữa đây có thể là bữa cơm cuối cùng trong vòng 12 giờ đồng hồ sắp tới.
Đến 6 giờ thì Simons và Sydnor giải thích mọi việc lần cuối cùng. Buổi họp này kéo dài 45 phút. Simons nói trước, khoảng 3 phút. Ông ta vào ngay vấn đề: “Chúng ta sẽ đi giải cứu 70 tù binh Mỹ, mà cũng có thể nhiều hơn tại một trại tù tên là Sơn Tây. Đây là một việc làm mà các tù binh Mỹ có quyền đòi hỏi và mong mỏi các đồng đội của họ thực hiện cho được. Mục tiêu ở cách Hà Nội 23 dặm về hướng tây”.
Sau khi Simons dứt lời, bầu không khí hoàn toàn im lặng trong khoảng một vài giây đồng hồ. Simons nhớ lại là: “Im lặng đến nỗi chúng ta có thể nghe được chiếc kim rơi xuống đất. Tôi muốn nói rõ là: rất im lặng. Hoàn toàn im lặng”.
Một vài người huýt sáo khe khẽ. Nhưng ngay sau đó thì bất thình lình mọi người đều vùng đứng dậy và vỗ tay vang dội. Sau này có vài báo cáo ghi lại sự việc có vẻ hơi mâu thuẫn. Có báo cáo nói là mọi người vui mừng reo vang lên. Nhưng Simons nhớ lại là không có tiếng reo vang nào cả. Chỉ có tiếng vỗ tay như pháo. Nhưng dù sao thì phản ứng của mọi người đều đồng thanh chứng tỏ cho ông ta biết là họ đã sẵn sàng. Simons nhớ lại: “Họ đã làm cho tôi sung sướng quá. Họ muốn thi hành công tác đó, việc này đã rõ ràng như vậy và lạy Chúa, tôi nghĩ là họ được quyền muốn làm việc đó”.
Simons còn một điều nữa muốn nói với mọi người: “Các anh không được để cho bất cứ việc gì làm xáo trộn công tác này. Nhiệm vụ của chúng ta là đi cứu tù binh chứ không phải đi bắt tù binh. Nếu chúng ta bị sa vào bẫy, nếu sự việc xảy ra là kẻ địch đã biết chúng ta đến, thì đừng có ai mơ tưởng việc thoát ra khỏi Bắc Việt Nam ngoại trừ trường hợp nếu các anh mọc được cánh để bay ra. Chúng ta sẽ ở cách xa đất Lào 100 dặm, đây là một phần đất ở trên thế giới này mà nếu có ai nghĩ đến rút chạy thì là điều sai lầm. Nếu có việc tiết lộ tin tức đã xảy ra thì chúng ta sẽ biết ngay sau khi chiếc trực thăng thứ hai hoặc thứ ba đáp xuống đấy là lúc mà kẻ địch sẽ nghiền nát chúng ta. Nếu có chuyện ấy xảy ra, tôi muốn toàn thể lực lượng này phải siết chặt lại với nhau. Chúng ta sẽ tháo lui về hướng sông Cồn và, lạy Chúa, cứ để cho chúng nó tiến quân trên đồng trống. Chúng nó sẽ phải trả một giá đắt cho mỗi bước tiến quân qua đoạn đường chó đẻ đó”.
Simons trao lời lại cho Sydnor nói tiếp còn ông ta thì bước xuống phía sau phòng họp. Mọi người lại đứng dậy một lần nữa và đồng loạt vỗ tay. Khi rời hội trường, ông ta nghe một binh sĩ nói: “Lạy Chúa, nếu công tác này được xuất phát mà không có mặt tôi thì thật là khổ tâm lắm”. Sau này Simons có nói lại với Blackburn đấy là lần đầu tiên trong đời ông ta đã trào nước mắt.
Sau khi tất cả lính của Simons đã sẵn sàng đeo bao bì lên lưng và đã gửi lại tất cả những vật dụng cá nhân như ảnh gia đình, thư từ, tiền bạc, mọi thứ mà họ cần gửi lại cho thân nhân. Mọi người được xe bịt kín đưa đến một nhà kho lớn nhất trong căn cứ. Ở đấy một máy bay vận tải 4 máy loại C-130 đã chờ sẵn. Mọi người kiểm soát lại lần cuối vật dụng trang bị, việc kiểm soát này kéo dài 1 giờ 45 phút. Mỗi khẩu súng, mỗi băng đạn đều được mở ra và kiểm soát lại. Chỉ có 56 người mà mang theo 111 loại vũ khí khác nhau thì thật giống như mang theo cả một kho vũ khí đạn dược. Tất cả có 2 súng trường tự động M-76 (với 1.200 viên đạn), 48 súng trường xung kích CAR-15 (với 18.437 viên đạn), 51 súng lục loại nòng 45 ly (với 1.162 viên đạn), 4 súng phóng lựu M-79 (với 219 lựu đạn), 4 khẩu đại liên M-60 (với 4.300 viên đạn) và 2 khẩu súng săn bắn đạn ria loại nòng 12 ly (với 100 viên đạn). Ngoài ra họ còn mang theo 15 mìn định hướng, 11 loại chất nổ đặc biệt và 213 lựu đạn. Cuối cùng mỗi người còn mang theo một con dao dài 6 inch cột chặt vào bắp chân.
Sau đó lại đến phần kiểm soát kỹ lưỡng các dụng cụ dùng để giải cứu tù binh: 11 rìu, 12 cái kéo cắt dây kẽm, 11 kéo cắt chốt cửa, 7 cuộn dây thừng, 2 đèn thổi, 2 cưa máy, 5 thanh sắt dài (xà beng), 17 mã tấu, 34 đèn thợ mỏ, 6 đôi còng tay, 1 cái thang cao 14 bộ, 2 búa, 4 bình chữa cháy, 6 đèn rọi, 6 dụng cụ để nhìn ban đêm, 1 bộ búa và đinh, 5 ống loa, 9 đèn bấm hồng ngoại tuyến, 6 đèn cầm tay, 14 đèn bấm, và 2 máy chụp ảnh.
Sau cùng các tiểu đội trưởng cẩn thận kiểm soát lại từng vật dụng cá nhân của từng người một: kính đeo mắt ban đêm, máy truyền tin cấp cứu AN-PRC 90, đạn hoả châu, đèn bấm, túi cứu sinh, đèn cầm tay, găng tay, địa bàn, và nút bịt lỗ tai. Vào khoảng 10 giờ đêm mọi người lên máy bay. Việc làm cuối cùng ở trên máy bay là một người tự ngụy trang mặt mình bằng cách bôi phấn đen và đeo phù hiệu cùng quân hàm lên vai áo. Giờ đây mọi sự che giấu không còn cần thiết nữa.
Chiếc C-130 lăn bánh ra đường bay và cất cánh lúc 10 giờ 32 phút, giờ Đông Nam Á, tức là 10 giờ 32 phút vào sáng thứ sáu tại Nhà Trắng. Từ núi Sơn Trà, Manor báo hiệu cho Trung tâm chỉ huy Lầu Năm Góc biết tin vào lúc 1 giờ 45 phút. Các toán quân của Simons đã rời trạm hậu cứ Takhli để lên đường đến Udorn.
Khi đến Udorn, mọi người vội vàng chuyển sang 3 trong 5 chiếc trực thăng đang đậu chờ tại sân bay dưới sự canh gác an ninh nghiêm ngặt. Bên cạnh các trực thăng này có 2 chiếc máy bay tải thương C-141 đậu sẵn đấy để chờ đưa tù binh về lại quê nhà. Trong im lặng, Simons và lính của ông ta kiểm soát lại các bao đựng đồ tiếp liệu y tế đã được để sẵn trên trực thăng. Có 2 bao tất cả, mỗi bao nặng 680 pound. Đồ tiếp liệu y tế gồm có 150 thùng đựng nước uống, 100 hộp thức ăn đặc biệt, các loại chăn mền đặc biệt để giữ ấm cho tù binh và một đống thùng đựng hộp thức ăn trẻ em của bác sĩ Cataldo mang theo. Ngoài ra còn có các nút bịt tai dành riêng cho từng tù binh một để khỏi bị tiếng động cơ trực thăng làm điếc sau hàng bao nhiêu năm sống trong im lặng tại phòng giam.
Đến 11 giờ 25 phút đêm, một công điện khác được Manor gửi đi từ núi Sơn Trà cho biết: chiếc thực thăng HH-53 cuối cùng đã rời căn cứ xuất phát Udorn với tất cả các toán xung kích vào lúc 11 giờ 18 phút, do máy bay vận tải C-130 dẫn đầu. Nhưng trong khi tất cả trực thăng bay lên và bắt đầu hình thành đội hình thì có một máy bay không rõ xuất xứ đã bay ngang qua làm cho đội hình trực thăng phải bay tản ra. Tuy nhiên sau đó thì các trực thăng vội vàng bay tập trung lại và trên chiếc trực thăng mang ngụy danh “Quả táo thứ nhất” thì Simons bắt đầu ngủ dưỡng sức. Đúng 3 giờ bay nữa ông ta sẽ đổ bộ xuống Sơn Tây. Simons dặn dò với binh sĩ đánh thức ông ta dậy khi còn cách mục tiêu khoảng 20 phút.
Một trong các máy bay suýt nữa không bay theo kịp. Đấy là chiếc C-130 Combat Talon có nhiệm vụ hướng dẫn toán xung kích sau khi các trực thăng đã được tái tiếp nhiên liệu. Chiếc này không thể khởi động được máy số 3 bên phải. Các chuyên viên cơ giới đã không tìm ra được nguyên nhân. Manor vẫn ra lệnh cho chiếc máy bay này cứ cất cánh dù chỉ hoạt động 3 máy mà thôi. Nhưng khi máy bay chuẩn bị cất cánh thì viên phi công là thiếu tá Irl L., Franklin cố gắng mở máy thử một lần nữa; không hiểu tại sao lần này thì lại được và bị chậm trễ mất 23 phút. Vào khoảng 4 phút sau nửa đêm, một chiếc Combat Talon khác và các chiếc A-1 cất cánh từ phi trường Nakhon Phanom để bay đi bắt gặp đoàn trực thăng và Franklin tại Lào. Cuộc tập kích mở màn.
Sau cùng các tiểu đội trưởng cẩn thận kiểm soát lại từng vật dụng cá nhân của từng người một: kính đeo mắt ban đêm, máy truyền tin cấp cứu AN-PRC 90, đạn hoả châu, đèn bấm, túi cứu sinh, đèn cầm tay, găng tay, địa bàn, và nút bịt lỗ tai. Vào khoảng 10 giờ đêm mọi người lên máy bay. Việc làm cuối cùng ở trên máy bay là một người tự ngụy trang mặt mình bằng cách bôi phấn đen và đeo phù hiệu cùng quân hàm lên vai áo. Giờ đây mọi sự che giấu không còn cần thiết nữa.
Chiếc C-130 lăn bánh ra đường bay và cất cánh lúc 10 giờ 32 phút, giờ Đông Nam Á, tức là 10 giờ 32 phút vào sáng thứ sáu tại Nhà Trắng. Từ núi Sơn Trà, Manor báo hiệu cho Trung tâm chỉ huy Lầu Năm Góc biết tin vào lúc 1 giờ 45 phút. Các toán quân của Simons đã rời trạm hậu cứ Takhli để lên đường đến Udorn.
Khi đến Udorn, mọi người vội vàng chuyển sang 3 trong 5 chiếc trực thăng đang đậu chờ tại sân bay dưới sự canh gác an ninh nghiêm ngặt. Bên cạnh các trực thăng này có 2 chiếc máy bay tải thương C-141 đậu sẵn đấy để chờ đưa tù binh về lại quê nhà. Trong im lặng, Simons và lính của ông ta kiểm soát lại các bao đựng đồ tiếp liệu y tế đã được để sẵn trên trực thăng. Có 2 bao tất cả, mỗi bao nặng 680 pound. Đồ tiếp liệu y tế gồm có 150 thùng đựng nước uống, 100 hộp thức ăn đặc biệt, các loại chăn mền đặc biệt để giữ ấm cho tù binh và một đống thùng đựng hộp thức ăn trẻ em của bác sĩ Cataldo mang theo. Ngoài ra còn có các nút bịt tai dành riêng cho từng tù binh một để khỏi bị tiếng động cơ trực thăng làm điếc sau hàng bao nhiêu năm sống trong im lặng tại phòng giam.
Đến 11 giờ 25 phút đêm, một công điện khác được Manor gửi đi từ núi Sơn Trà cho biết: chiếc thực thăng HH-53 cuối cùng đã rời căn cứ xuất phát Udorn với tất cả các toán xung kích vào lúc 11 giờ 18 phút, do máy bay vận tải C-130 dẫn đầu. Nhưng trong khi tất cả trực thăng bay lên và bắt đầu hình thành đội hình thì có một máy bay không rõ xuất xứ đã bay ngang qua làm cho đội hình trực thăng phải bay tản ra. Tuy nhiên sau đó thì các trực thăng vội vàng bay tập trung lại và trên chiếc trực thăng mang ngụy danh “Quả táo thứ nhất” thì Simons bắt đầu ngủ dưỡng sức. Đúng 3 giờ bay nữa ông ta sẽ đổ bộ xuống Sơn Tây. Simons dặn dò với binh sĩ đánh thức ông ta dậy khi còn cách mục tiêu khoảng 20 phút.
Một trong các máy bay suýt nữa không bay theo kịp. Đấy là chiếc C-130 Combat Talon có nhiệm vụ hướng dẫn toán xung kích sau khi các trực thăng đã được tái tiếp nhiên liệu. Chiếc này không thể khởi động được máy số 3 bên phải. Các chuyên viên cơ giới đã không tìm ra được nguyên nhân. Manor vẫn ra lệnh cho chiếc máy bay này cứ cất cánh dù chỉ hoạt động 3 máy mà thôi. Nhưng khi máy bay chuẩn bị cất cánh thì viên phi công là thiếu tá Irl L., Franklin cố gắng mở máy thử một lần nữa; không hiểu tại sao lần này thì lại được và bị chậm trễ mất 23 phút. Vào khoảng 4 phút sau nửa đêm, một chiếc Combat Talon khác và các chiếc A-1 cất cánh từ phi trường Nakhon Phanom để bay đi bắt gặp đoàn trực thăng và Franklin tại Lào. Cuộc tập kích mở màn.
Trạm Yankee
Vào lúc 6 giờ 25 phút sáng thứ năm 19 tháng 11 một công điện mang mật mã đặc biệt và ưu tiên tối cao đã được chuyển giao cho đô đốc Bardshar trên tàu sân bay Oriskany đang đậu tại vịnh Bắc Bộ. Đây cũng chính là thời gian các toán lính của Simons đang kiểm soát lần cuối mọi trang bị cá nhân. Công điện mật mã này do Manor gửi đến với nội dung: “NCA đã chấp thuận”. Có nghĩa là cuộc tập kích đã được phép xuất phát; bây giờ chỉ còn chờ đợi thời điểm lên đường mà thôi. Bardshar lo sắp đặt mọi việc để thi hành các chuyến bay đánh lạc hướng của hải quân. Mặc dù thời tiết do trận bão Patsy đang được tập trung quanh vùng, nhưng các tàu sân bay của ông ta chỉ chòng chành nhẹ trên mặt biển sắp động. Hai trong những chiếc tàu sân bay này sẽ có nhiệm vụ thi hành các cuộc tuần tra ban đêm trước khi di chuyển. Bardshar suy nghĩ ông ta có thể cho các chuyến bay xuất phát vì lẽ các phi hành đoàn sẽ thích thú được thoát ra khỏi các tàu sân bay đang bập bềnh trên sóng nước. Tuy nhiên khi họ quay trở lại với thời tiết xấu này thì sẽ là điều vất vả.
Bardshar còn có một việc rắc rối khác nữa. Các phi hành đoàn của ông ta đang chuẩn bị những chuyến hành quân không lực to lớn nhất và tập trung lực lượng hùng hậu nhất của hải quân chưa từng xảy ra tại Bắc Việt Nam từ trước đến nay, nhưng lại không được phép thả bom. Bardshar không thể nào hiểu nổi tại sao lại cho phi hành đoàn bay vào vùng trời đầy hệ thống phòng không của Bắc Việt Nam mà không được phép mang theo bom. Làm sao giải thích cho họ hiểu được lý do đây? Ông ta đành im lặng.
Vì lẽ đó khi các viên chỉ huy tàu sân bay và các phi đoàn trưởng nhận được bản thuyết trình đầu tiên, họ đọc qua và tự thấy có lẽ đây là một lệnh hành quân kỳ quái nhất từ trước đến nay được ban ra cho lực lượng oanh kích của hải quân. Họ sẽ bay qua vùng trời Hải Phòng trong bóng đêm tăm tối, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Họ chỉ có thể nói lại cho phi hành đoàn về mục đích của công tác này như sau:
Trong một ngày rất gần đây, một cuộc hành quân đặc biệt sẽ do toán công tác hỗn hợp cấp thời điều động. Toán phản ứng nhanh 77 có nhiệm vụ phải yểm trợ công tác đặc biệt này bằng cách tạo ra nhiều chuyến bay đánh lạc hướng kẻ địch để giúp cho công tác hoàn thành mỹ mãn. Vì lý do an ninh và bảo mật, cho nên không ai được phép tiết lộ mục đích và thời điểm xuất phát công tác… Nếu có ai thắc mắc điều gì liên quan đến cuộc hành quân đặc biệt này, phải trực tiếp gặp tôi (Bardshar tự ký dưới lệnh này), hoặc qua hệ thống công văn nếu có thể được.
Bardshar không cho phép lệnh này được chuyển qua hệ thống công điện mà có máy bay riêng mang lệnh đến cho từng tàu sân bay và các vị chỉ huy được chuyển lời là họ sẽ xuất phát một cuộc chiến tranh với đạn giả. Trong lệnh của Bardshar còn có ghi chú thêm: “Vì lý do chính trị cho nên chỉ được phép mang theo hoả châu để thay thế đạn không đối đất. Trong điều kiện này, mục đích của chúng ta là cố gắng làm sao tạo ra được càng nhiều sự hỗn loạn cho hệ thống phòng thủ và chỉ huy của Bắc Việt Nam càng tốt”.
Kể từ ngày 31-10-1968, đây là lần đầu tiên từ 2 năm qua mới có lại những chuyến bay oanh tạc của hải quân trên vùng Bắc Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian qua các tàu sân bay vẫn túc trực tại vịnh Bắc Bộ để sẵn sàng xuất phát các chuyến bay oanh tạc trong bất cứ thời điểm nào. Bây giờ thì các phi hành đoàn lại được phép bay vào Bắc Việt Nam nhưng với những chiếc máy bay dùng để thả hỏa châu trên một vùng trời có hệ thống phòng không dữ dội nhất trên thế giới này mà không ai được biết vì sao. Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam đây là giai đoạn kỳ quái lạ lùng nhất.
Hạm trưởng Douglas F. Mow, chỉ huy phân đoàn 19 của không lực chiến đấu trên tàu sân bay Oriskany, hạm trưởng J. E. McKnight, chỉ huy phi đoàn chiến đấu số 2 trên tàu sân bay Ranger và hạm trưởng G.H.Palmer, chỉ huy phi đoàn chiến đấu số 21 trên tàu sân bay Hancock, đều nhận được lệnh hành quân. Cả ba vị chỉ huy trưởng tàu sân bay là đại tá hải quân Frank S. Haak, đại tá J.L. Coleman và đại tá T.C. Johnson đều có mặt tại đấy khi lệnh này được chuyển đến. Trong kế hoạch chi tiết mà tư lệnh P. D. Hoskins đã soạn thảo gần mười ngày trước đây đã nói rõ cho họ biết: sẽ sử dụng chiếc máy bay nào trên tàu sân bay nào; khi nào sẽ xuất phát, tập hợp đội hình ra sao; dùng hệ thống truyền tin như thế nào, các dấu hiệu báo nguy sẽ được sử dụng ra sao các loại máy bay sẽ bay quanh vòng nào và sẽ được tiếp nhận thêm nhiên liệu bằng cách nào các đường bay sẽ được định hướng ra sao, và đã nói rõ một cách chính xác khi nào và tại đâu ở vùng Hải Phòng để các phi hành đoàn tiến công oanh tạc, nhưng chỉ được oanh tạc bằng trái pháo mà thôi. Một trong những vị chỉ huy phi đoàn chế giễu rằng: “Chúng ta đã bay trên vùng trời Bắc Việt hơn 300.000 lần rồi và bây giờ thì chúng ta lại được lệnh bay để thả hỏa châu cho dân chúng xem vui mắt”.
Tuy nhiên lệnh hành quân của Bardshar không phải hoàn toàn mang đến điều xấu. Trong đó có câu ghi chú: “Mọi sự cố gắng tìm kiếm và giải thoát phi hành đoàn khi gặp tai nạn trên vùng đất Bắc Việt Nam đều được cho phép thi hành”. Trong trường hợp có người nào bị bắn rơi, bốn chiếc máy bay cường kích A-7 sẽ được phép sử dụng đạn hỏa tiễn rocket 20 ly để yểm trợ cho việc tìm kiếm và giải thoát này. Nhưng Bardshar phải nhắc lại các phi hành đoàn một lần nữa: “Các máy bay oanh tạc không được phép dùng đạn đối đất mà chỉ được mang theo hỏa châu thôi, chỉ có các máy bay cường kích dùng cho việc tiếp cứu mới được mang theo súng đạn hỏa tiễn”. Tuy nhiên vào phút cuối thì Bardshar cũng có thể nhân nhượng đôi điều: một vài chiếc máy bay sẽ được phép mang theo các loại hỏa tiễn phát nhiễu “Shrike” để ngăn ngừa sự phát hiện do hệ thống phòng không SAM và ra đa cùng các tổ súng chống máy bay của Bắc Việt Nam.
Lệnh hành quân của Bardshar kết thúc với một vài điều chỉ dẫn đặc biệt để bảo mật việc xuất phát các chuyến bay hải quân này như sau: 1. Khi những người nhận và mở phong bì đựng lệnh hành quân này ra, mới được phép tiết lộ những phần nào cần cho việc hoàn tất công tác được giao phó. Việc tiết lộ này chỉ dành riêng cho những bộ phận nào được biết và sẽ thi hành ngay vài phút cuối để giảm bớt mọi sơ hở tai hại. Khi lệnh hành quân này được mở ra tất cả thư tín cá nhân và kể cả việc thuyên chuyển nhân viên phải được tạm đình hoãn không kể trường hợp khẩn cấp, cho đến khi nào công tác chấm dứt hoặc bị huỷ bỏ. 2. Ngày D và giờ H sẽ là… (ngày và giờ chính xác sẽ được điền vào khi Bardshar nhận được công điện cho lệnh xuất phát của Manor gửi đến). Ngày và giờ nói trên sẽ không được chuyển bằng hệ thống công điện… 5. Mọi lời tuyên bố công khai liên quan đến công tác này đều bị cấm tuyệt đối, ngay cả thời gian sau khi hoàn thành công tác, không kể có phép đặc biệt của chỉ huy trưởng toán phản ứng nhanh 77… Ngoài ra, các cơ quan báo chí và các cuộc viếng thăm các đơn vị có nhiệm vụ thi hành công tác này cần phải được cố gắng từ chối đến mức tối đa, không kể trường hợp báo chí và cuộc viếng thăm này sẽ không gây ra dư luận không cần thiết. Mọi quyết định liên hệ đến các việc trên đều phải trình báo trước cho chỉ huy trưởng toán phản ứng nhanh 77 biết… 8. Sau khi chấm dứt cuộc hành quân, lệnh này phải được hủy bỏ, phải gửi ngay công điện về cho người ký lệnh xác nhận rõ là việc huỷ bỏ đã được thi hành. Trưa ngày hôm sau 20 tháng 11, lúc 11 giờ 10 theo giờ vịnh Bắc Bộ, Bardshar nhận được một công điện nữa của Manor, có nội dung là chuẩn bị xuất phát. Đến 4 giờ 56 phút chiều, tiếp theo một công điện nữa cho lệnh thi hành. Cả hai vị tư lệnh Boot Hill và Hoskins lập tức bay đến từng tàu sân bay để đích thân thuyết trình công tác cho các phi đoàn trưởng của toán phản ứng nhanh 77 nghe. Họ giải thích là ngày D sẽ là ngày mai: các chuyến bay đầu tiên sẽ xuất phát đúng 2 giờ 23 phút sáng, theo giờ vịnh Bắc Bộ (tức là 1 giờ 23 phút tại Sơn Tây). Mặc dù cả hai vị này không nói rõ về mục tiêu công tác, nhưng Hill có nói úp mở rằng một khi mục tiêu này được loan báo ra thì chắc chắn mọi người sẽ vô cùng hài lòng. Hill bảo các chỉ huy trưởng ra lệnh cho các toán: vũ khí mang theo một vài hoả tiễn Shrike, một vài đạn loại 20 ly, và tất cả hỏa châu trên các tàu sân bay Oriskany, Ranger và Hancock. Cuộc oanh tạc vào ban đêm lớn nhất chưa từng xảy ra tại Bắc Việt Nam sẽ được xuất phát đúng 55 phút trước thời điểm Simons và các toán tập kích đổ bộ xuống trại tù Sơn Tây. Các trực thăng của Simons sẽ chấm dứt việc tiếp thêm nhiên liệu trên vùng trời Lào đúng 4 phút sau khi chiếc máy bay cường kích A-7 đầu tiên rời khỏi sàn tàu sân bay. Một vài phút sau, hai giờ sáng ngày 21 tháng 11, có một viên trung uý hải quân vừa mới được nghỉ phép về quê cưới vợ, leo lên chiếc tàu sân bay Ranger nặng 78.000 tấn với chiều dài đường bay là 1039 bộ. Viên trung úy này đi vòng quanh chiếc máy bay cường kích A-7 của anh ta để kiểm soát lại mọi thứ, và nhận thấy đúng như lời vừa được thuyết trình là các bệ gắn bom dưới thân máy bay đã được thay bằng bệ phóng hỏa châu. Anh ta quyết định giải ngũ khỏi đơn vị không lực hải quân ngay sau khi thời hạn phục vụ tại miền tây Thái Bình Dương của ông ta chấm dứt. Viên sĩ quan phi hành trẻ này biết rằng cha của mình là vị đô đốc hải quân sẽ không bao giờ tưởng tượng được việc làm của con trai mình. Vì rằng bay vào vùng cảng Hải Phòng trong đêm tối mà mang theo chỉ có hỏa châu mà thôi. Trong khi các toán chuyên viên trên sân tàu Oriskany nhìn theo những luồng khói phát ra sau đuôi các chiếc máy bay cường kích A-7 và F-8 bay trong bóng đêm hướng về cảng Hải Phòng, thì Bardshar bước xuống hầm tàu. Ông ta nhíu mày, vì đang lo hai việc: không biết là các cuộc oanh tạc đánh lạc hướng này có tạo ra đủ sự hỗn loạn để ngăn ngừa hệ thống phòng không của địch hướng về các chiếc trực thăng hay không; và không biết các chiến phản lực MIG của Bắc Việt Nam có bay lên để bắn vào các máy bay của toán phản ứng nhanh 77 không? Trong phòng kín của Trung tâm hành quân, ông ta nhét vào tai hai ống nghe. Một ống dùng để nghe các lời đối thoại giữa phi hành đoàn oanh tạc với nhau và giữa họ với bộ chỉ huy tàu sân bay. Một ống khác dùng để nghe lời phiên dịch mọi cuộc điện đàm báo động của hệ thống phòng không Bắc Việt Nam. Như vậy ông ta có thể biết được từng giây đồng hồ về tất cả các chỉ thị mà đài kiểm soát phòng không của Bắc Việt Nam chuyển cho các phản lực MIG của họ. Hệ thống phòng không Bắc Việt Nam có vẻ phản ứng chậm, vì lẽ trong suốt thời gian từ 30 đến 35 phút, ông ta không nghe thấy gì qua ống nghe. Nhưng đột nhiên đến 2 giờ 17 phút, theo giờ Sơn Tây, đúng 1 phút trước khi các trực thăng của Simons đổ bộ xuống Sơn Tây, thì ống nghe này có tiếng nói vang lên. Qua lời phiên dịch, Bardshar nghe tiếng một viên phi công MIG của Bắc Việt Nam la hoảng lên yêu cầu đài kiểm soát tại phi trường Phúc Yên: “Cho tôi một lệnh bay, cho tôi một lệnh bay”. Viên phi công này muốn biết hướng bay và vùng chiến đấu ở tại đâu. Đài kiểm soát chỉ thị cho đương sự đợi lệnh. Trong giây phút đó Bardshar tỏ vẻ lo ngại. Một trong những đường bay tại phi trường Phúc Yên có hướng cho máy bay bay thẳng qua trại Sơn Tây, chỉ có 22 dặm từ hướng tây nam bây giờ có ít nhất là một chiếc MIG đang nóng lòng sẵn sàng bay lên trong khi cuộc tập kích sắp bắt đầu. Nhưng đài kiểm soát Phúc Yên vẫn giữ im lặng trong khi viên phi công vẫn cố la hoảng yêu cầu: “Cho tôi lệnh bay, cho tôi lệnh bay”. Bốn phút dài trôi qua. Sau cùng, đến 2 giờ 21 phút, giờ Sơn Tây. Bardshar nghe tiếng đài kiểm soát Phúc Yên nói với viên phi công MIG: “Không có việc gì cả, chấm dứt tất cả rồi”. Bardshar cảm thấy nhẹ nhõm. Cuộc oanh tạc đánh lạc hướng của hải quân đã có hiệu lực. Như vậy thì lực lượng của Simons có thể đổ bộ và thoát ra khỏi Sơn Tây an toàn, không có sự can thiệp của hệ thống phòng không địch. Nhưng có một điều ông ta đã không biết. Simons đã làm cho cuộc rối loạn của Bắc Việt Nam tăng thêm bằng cách đánh phá nhầm doanh trại. | |
Sơn Tây
Khi bay gần đến Sơn Tây, Donohue cho chiếc trực thăng HH-53 mang ngụy danh: “Quả táo thứ 3” quẹo ngoặt lại ra khỏi đội hình. Chiếc trực thăng này do ông ta lái chỉ là một trong số 105 chiếc khác đã xuất phát từ năm căn cứ không quân tại Thái Lan và từ ba tàu sân bay tại vịnh Bắc Bộ để tập trung vào mục tiêu công tác trong một chiến dịch dữ dội nhất vào ban đêm tại chiến trường Đông Nam Á.
Donohue và các chiếc trực thăng tiến công bay phía sau đang hạ thấp xuống một cách vội vàng qua những đám mây bay rải rác ở độ cao 2000 bộ trên vòm trời sông Hồng. Khi hạ thấp xuống còn độ 500 bộ cách mặt đất, Donohue thấy rõ các điểm định hướng đúng như bản đồ ghi rõ đấy là sông Đà cách mục tiêu 10 dặm về hướng tây, hồ nhỏ cách đó 7 dặm, và sau cùng là sông Cồn với nhánh sông quanh gấp về hướng bắc khi còn cách 2 dặm ở phía nam Sơn Tây. Donohue cho trực thăng bay chậm với tốc lực 80 Knot trong khi đó thì chiếc Combat Talon C-130 bay vụt qua và tách rời khỏi đội hình trực thăng. Hai chiếc trực thăng còn lại, mang ngụy danh “Quả táo thứ tư” và “Quả táo thứ năm” vụt bay cao lên 1500 bộ để thi hành nhiệm vụ như máy bay thả hỏa châu trù bị trong trường hợp hỏa châu và pháo sáng do chiếc C-130 thả xuống bị tịt ngòi hoặc bị lệch xa vị trí.
Các phi hành đoàn của những chiếc Combat Talon đã phối hợp thời gian một cách hoàn hảo trên suốt chặng đường bay dài 337,7 dặm từ Udorn đến. Franklin đã đuổi bắt kịp sau khi bị chậm 23 phút bằng cách bỏ bớt những đường bay quanh co đã được ấn định trước. Sau suốt 3 giờ và 23 phút bay quanh quẹo, khi cao khi thấp qua vùng trời Lào và vùng sông Hồng, tất cả các máy bay đã đến mục tiêu đúng 1 phút trước giờ ấn định trong kế hoạch. Vấn đề thời điểm là điều quan trọng. Các lính gác tại Sơn Tây cứ mỗi giờ hoặc nửa giờ thì đổi phiên gác một lần, vì lẽ đó các toán tập kích muốn đổ bộ ngay vào khoảng giữa phiên đổi gác. Nếu tính đúng được như vậy thì những anh vừa mới gác xong đang lo đi ngủ và những lính gác mới đổi phiên đang lo sắp đặt mọi việc trước khi canh gác.
Donohue bẻ tay lái 270 độ ngoặt gấp chiếc trực thăng đang gầm gừ và hạ thấp xuống với tốc độ 70 bộ. Đấy là hai động tác quan trọng nhất mà ông ta phải cố thực hiện cho đúng phương cách trong giờ phút cuối cùng này, sau khi đã thực tập trong suốt 2 tháng rưỡi, với 40 lần bay ban đêm và 15 lần bay tập dượt như là thực thụ. Sau này Donohue nhớ lại là trước mặt ông ta ánh sáng đèn Hà Nội trông thật đẹp. Và thình lình ở cách xa ngoài vùng ánh sáng đó, các máy bay của hải quân đã đốt sáng khung trời cảng Hải Phòng với hỏa châu như là ngày hội 4 tháng 7 (lễ độc lập Hoa Kỳ).
Donohue đang ở cách Sơn Tây hai dặm.
Bấy giờ là 2 giờ 18 phút sáng thứ bảy 21 tháng 11, giờ Hà Nội. Năm giây đồng hồ quan trọng nhất của cuộc đời Donohue đang đến, sau 16 năm và 6300 giờ bay trực thăng.
Ông ta là người đầu tiên bay đến trại tù Sơn Tây. Chiếc trực thăng mang ngụy danh “Quả táo thứ ba” bay sát ngọn cây với tốc lực dưới hai hải lý, sẽ bay xuyên qua khoảng giữa 2 vọng gác ở vách tường hướng tây trong doanh trại Sơn Tây. Hai khẩu súng Gatling giống như 2 khẩu đại bác, mỗi khẩu được gắn vào phía bên hông của trực thăng sẽ nhả đạn và bắn ra những đường đạn có làn ánh sáng với số lượng khoảng 4000 viên một phút đế làm đổ sụp các chòi gác và doanh trại lính gác ở phía ngoài cửa chính nơi hướng đông. Donohue không được phép bắn vào chòi gác tại cửa chính này, vì lẽ cơ quan DIA đã cho ông ta biết trước là có thể dưới chòi gác đó có một chỗ chật hẹp dùng để giam cách ly tù nhân bị kỷ luật. Nếu bắn ngã chòi gác này thì có thể giết hại tù binh là những người mà họ đang cố gắng giải cứu cho được.
Khi vị trí trại tù hiện ra trước mắt thì bầu trời trên vùng Sơn Tây bỗng chợt loé sáng lên. Chiếc máy bay bắn hỏa châu C-130 đã thi hành nhiệm vụ một cách hoàn hảo và đúng thời điểm. Donohue và phi hành đoàn có thể sẽ bị mờ mắt trong một vài phút nếu họ nhìn thẳng vào các đốm lửa hỏa châu sáng rực ấy. Donohue có thể nhìn thấy các loại đạn hỏa châu nổ tung lên cách trại Sơn Tây về phía đông và phía nam 2 dặm, tựa hồ như đang có một cuộc chiến lớn bùng nổ trên mặt đất.
Bỗng nhiên, ngọn đèn vàng báo hiệu khẩn cấp nơi máy truyền tin của Donohue nhấp nháy: “Truyền tin, truyền tin”. Viên phi công phụ của Donohue là đại uý Tom Waldron sửng sốt chỉ vào chỗ đèn báo hiệu truyền tin. Donohue bấm vào chốt truyền tin và chỉ thị cho phi hành đoàn “Ngừng lại ngừng lại”, có nghĩa là chưa được phép khai hỏa. Theo hệ thống truyền tin thông thường thì mỗi lần, thấy có đèn báo hiệu nhấp nháy như vậy là có nghĩa phải đáp xuống khẩn cấp, ngay cả trên mặt nước và phải thông báo lại chỉ thị đó cho bất cứ chiếc máy bay nào đang bay trong vùng phụ cận. Vấn đề trục trặc kỹ thuật truyền tin trên thực thăng không phải là chuyện đùa: đã có bao nhiêu trường hợp truyền tin bị hỏng đem đến kết quả tai hại mà phi công không đủ thời gian để đáp xuống cho kịp. Tuy nhiên lần này thì Donohue bình tĩnh nói với viên phi công phụ: “Mặc nó”. Ông ta quyết định không thông báo cho các máy bay khác biết về trường hợp khẩn cấp này vì e ngại sẽ tạo ra rối loạn và lo âu cho các bạn đồng đội.
Trong những giây đồng hồ cuối cùng khi sà xuống doanh trại Sơn Tây thì một trường hợp căng thẳng khác lại xảy đến suýt sai mục tiêu. Trong khi đang cố gắng hướng cho máy bay về đúng mục tiêu, giữa ánh sáng nhấp nháy liên tục của đèn báo hiệu truyền tin và giữa những tiếng nổ của đạn hỏa châu từ chiếc máy bay C-130 bắn ra, Donohue và Waldron quên lưu ý việc gió xoay chiều và thiếu các định hướng chính xác trên mặt đất. Chiếc trực thăng của họ bị gió thổi tạt về phía nam khoảng 200 yard cách xa vị trí mục tiêu đã định. Donohue thấy một cơ sở trông giống như doanh trại Sơn Tây nằm ở hướng nam và cũng cách đó khoảng 200 yard. Khi nhận định ra đấy không phải là mục tiêu của mình, Donohue quay vòng trở lại vì không thấy có con sông ở ngoài vòng rào, lập tức đổi hướng bay về phía bắc 400 yard. Bây giờ thì ông ta thấy ngay các chòi gác trên vách tường hướng tây của trại tù Sơn Tây, nhưng các cây cối trong doanh trại lại có vẻ cao lớn hơn ông ta tưởng: Mọi người đã quên là các loại cây cao từ 40 đến 50 bộ được chụp ảnh vào tháng 6 vừa qua bây giờ đã cao vọt lên qua các trận mưa mùa hè trước ngày cuộc tập kích mở màn.
Donohue kéo ngay cần lái tổng hợp để cho các cánh quạt quay nhanh thêm, hạ bớt tốc lực và hạ thấp trực thăng xuống, rồi bình tĩnh ra lệnh cho phi hành đoàn: “Đúng 10 giây nữa, sẽ nổ súng”. Nói xong, ông ta lướt nhẹ chiếc trực thăng sát ngọn cây trong doanh trại, đồng thời bấm vào nấc truyền tin, hô to: “Chuẩn bị bắn”.
Donohue đang bận lo lái nên không thấy được cảnh tượng cả một vọng gác hướng tây bắc bị sụp đổ xuống ngay trong nháy mắt, các cột trụ 4x4 inch bị bắn nát như cám. Vọng gác hướng Tây Nam và doanh trại lính gác cũng bị sụp đổ tan tành. Các xạ thủ của Donohue là trung sĩ James Rogers và Angus Sowell thét lên trong máy truyền tin: “Trúng rồi, trúng rồi, đổ nát rồi”. Donohue tăng tốc lực quay mũi trực thăng về hướng bắc và bay cao lên, tìm một cánh đồng ruộng nhỏ ở hướng đông bên hồ. Tại đây ông ta đáp xuống và ngồi chờ, chỉ cách mục tiêu có một dặm rưỡi về hướng tây. Ông ta chỉ còn có việc ngồi chờ cho đến khi nào lính của Simons và các tù binh được giải thoát ra khỏi trại giam. Donohue và Waldron mở tăng thêm âm lượng các máy truyền tin. Trong suốt 27 phút còn lại, cả hai người phải dò tìm tất cả các làn sóng truyền tin để theo dõi hành động của Simons và các toán tập kích trong doanh trại Sơn Tây. Sau suốt 3 giờ yên lặng bây giờ thì tất cả máy truyền tin đồng loạt vang lên. Trong buồng lái trực thăng vang lên đủ loại âm thanh hỗn tạp từ các làn sóng FM, UHF, VHF phát ra. Donohue cố gắng dò nghe tất cả.
Chiếc trực thăng đổ nhào xuống ngay trong doanh trại Sơn Tây dữ dội quá, dữ dội hơn là Dick Meadows đã tưởng, trong khi đó ông ta cố nằm sát người xuống sàn máy bay trên một chiếc đệm để khỏi bị bật ngửa lên. Meadows không biết rõ sự việc xảy ra như thế nào nhưng viên phi công H.Kalen suýt nữa không điều khiển chiếc trực thăng mang ngụy danh “Quả táo thứ nhất”: vào giây phút cuối, khi bay sát ngọn cây và bị vướng vào dây phơi quần áo mắc qua sân trại, như là sân bóng chuyền. Viên phi công phụ của Kalen là Herb Zehnder còn nhớ rõ có một cây cao tới 150 bộ. Cây này bị cắt phăng ra như một cọng cỏ. Thân cây, cành lá tung toé khắp nơi. Một tiếng ầm vang lên rung động, cánh quạt trực thăng bị hỏng và cả thân trực thăng đổ nhào xuống. Trong khi cánh quạt còn quay tiếp những vòng cuối và chặt đứt một thân cây to gần đấy. Cả chiếc trực thăng lồng lộn dữ dội và nghiêng về bên phải từ 30 đến 40 độ, rồi đổ ào xuống đất.
Sự va chạm quá nặng làm cho một bình chữa cháy bị tung ra và đập vào chân viên kỹ sư cơ khí của Kalen là Leroy Wright làm cho anh ta vỡ cổ chân. Trong khi đó thì trung uý George Petrie một sĩ quan mũ nồi xanh 31 tuổi, tóc vàng, cũng bị hất tung ra khỏi trực thăng. Mặc dù anh ta không phải là người đầu tiên được phép nhảy ra. Sau này anh ta có giải thích là “sự va chạm ấy đã ném tôi ra khỏi máy bay”.
Dick Meadows vùng ngay dậy và chạy thoát ra cửa sau đuôi trực thăng, tay bấm vào loa phóng thanh. Ngay trong thời điểm đó, chiếc loa này còn quan trọng hơn bất cứ loại vũ khí nào mà ông ta được trang bị. Khi chạy thoát ra khỏi trực thăng vào khoảng 15 yard thì Meadows quỳ xuống, bám vào chốt loa và hít hơi lấy sức. Ông ta bắt đầu phát thanh với giọng bình tĩnh: “Chúng tôi là người Mỹ, xin các anh cúi xuống. Chúng tôi là người Mỹ. Đây là một cuộc giải cứu. Chúng tôi đến đây để cứu các anh ra khỏi chỗ này. Yêu cầu tất cả cúi xuống, nằm xuống sàn nhà. Chúng tôi sẽ vào phòng giam của các anh trong vài phút nữa”.
Tiếng nói của ông ta vang vọng khắp nơi trong doanh trại.
Nhưng không có tiếng trả lời.
13 người còn lại trong toán xung kích của Meadows chia nhau chạy đến các cửa phòng giam và cổng trại chính. Trong khi tiếng động cơ của chiếc trực thăng HH-3 tắt ngấm thì trại tù Sơn Tây lại vang lên những tràng súng tự động. Meadows vẫn ngồi quỳ một chân và phát thanh thêm một lần nữa: “Chúng tôi là người Mỹ. Chúng tôi đến đây để cứu các anh”. Trong khi đó thì chuyên viên truyền tin của ông ta báo cho Simons biết qua làn sóng chỉ huy: “Kế hoạch, đây là thằng bé mặt xanh: Chúng tôi đã vào đến nơi rồi”.
Ba phút đã trôi qua, một tiếng nổ ầm từ phía bức tường hướng nam đã quật ngã Meadows xuống đất nhưng ông ta yên tâm khi nhìn thấy một lỗ trống thật to nơi vách tường. Như vậy, có nghĩa là toán yểm trợ của Simons và toán chỉ huy của Sydnor đã đổ bộ an toàn xuống vòng ngoài doanh trại và đã phá đổ vách tường. Lỗ trống nơi vách tường này dùng để đưa tù binh thoát ra ngoài cho nhanh chóng. Lúc đó Meadows thấy một toán người chạy băng qua lỗ trống và vội vàng đặt mình trong tư thế chiến đấu ở ngay trong doanh trại.
Nhưng Meadows đã nhầm. Toán lính này không phải người của Simons mà tất cả đều là người của Sydnor.
Simons đã đổ bộ nhầm doanh trại. Cả ông ta và 21 người lính. Lực lượng lớn nhất trong cuộc tập kích Sơn Tây này đã đổ bộ xuống cách xa mục tiêu 400 mét về hướng nam, tại một vị trí mà các chuyên viên tình báo đã có ghi dấu trên bản đồ là “trường trung học”.
Thật là mỉa mai vì cách ba ngày trước đó, các chuyên viên tình báo đã căn dặn Simons và các phi công trực thăng đừng có bị nhầm lẫn vị trí mục tiêu với trường trung học này. Cả hai nơi đều to bằng nhau. Con kênh đào ở hướng bắc trường trung học có thể bị nhầm lẫn với sông Cồn khi con sông này quẹo về hướng đông đúng ngay lúc chảy về hướng bắc của Sơn Tây. Nếu như có gió nhẹ thổi từ đồng bằng sông Hồng lên thì đội hình trực thăng có thể bị thổi bay lạc về hướng nam độ một vài trăm yard trên đường bay gần đến doanh trại Sơn Tây. Donohue đã bị thổi tạt về hướng nam với chiếc trực thăng HH-53 của ông ta và luôn cả H.Kalen cũng bị bay tạt về hướng đó, nhưng cả hai đều kịp thời thay đổi lại đường bay để hướng về đúng vị trí mục tiêu. Donohue muốn dùng máy truyền tin để gọi các chiếc trực thăng bay sau đề phòng việc có thể bị nhầm lẫn này, nhưng ông ta quyết định giữ im lặng. Vì không muốn gây tiếng động trong mỗi giây phút bất ngờ này. Trong khi đó ở phía sau, Warner Britton đã bị gió thổi lạc hướng và vì lẽ đang cố chăm chú tìm chỗ đáp xuống phía ngoài doanh trại hướng nam nên không thấy Kalen thay đổi đường bay vào giây phút cuối.
Donohue đang bận lo lái nên không thấy được cảnh tượng cả một vọng gác hướng tây bắc bị sụp đổ xuống ngay trong nháy mắt, các cột trụ 4x4 inch bị bắn nát như cám. Vọng gác hướng Tây Nam và doanh trại lính gác cũng bị sụp đổ tan tành. Các xạ thủ của Donohue là trung sĩ James Rogers và Angus Sowell thét lên trong máy truyền tin: “Trúng rồi, trúng rồi, đổ nát rồi”. Donohue tăng tốc lực quay mũi trực thăng về hướng bắc và bay cao lên, tìm một cánh đồng ruộng nhỏ ở hướng đông bên hồ. Tại đây ông ta đáp xuống và ngồi chờ, chỉ cách mục tiêu có một dặm rưỡi về hướng tây. Ông ta chỉ còn có việc ngồi chờ cho đến khi nào lính của Simons và các tù binh được giải thoát ra khỏi trại giam. Donohue và Waldron mở tăng thêm âm lượng các máy truyền tin. Trong suốt 27 phút còn lại, cả hai người phải dò tìm tất cả các làn sóng truyền tin để theo dõi hành động của Simons và các toán tập kích trong doanh trại Sơn Tây. Sau suốt 3 giờ yên lặng bây giờ thì tất cả máy truyền tin đồng loạt vang lên. Trong buồng lái trực thăng vang lên đủ loại âm thanh hỗn tạp từ các làn sóng FM, UHF, VHF phát ra. Donohue cố gắng dò nghe tất cả.
Chiếc trực thăng đổ nhào xuống ngay trong doanh trại Sơn Tây dữ dội quá, dữ dội hơn là Dick Meadows đã tưởng, trong khi đó ông ta cố nằm sát người xuống sàn máy bay trên một chiếc đệm để khỏi bị bật ngửa lên. Meadows không biết rõ sự việc xảy ra như thế nào nhưng viên phi công H.Kalen suýt nữa không điều khiển chiếc trực thăng mang ngụy danh “Quả táo thứ nhất”: vào giây phút cuối, khi bay sát ngọn cây và bị vướng vào dây phơi quần áo mắc qua sân trại, như là sân bóng chuyền. Viên phi công phụ của Kalen là Herb Zehnder còn nhớ rõ có một cây cao tới 150 bộ. Cây này bị cắt phăng ra như một cọng cỏ. Thân cây, cành lá tung toé khắp nơi. Một tiếng ầm vang lên rung động, cánh quạt trực thăng bị hỏng và cả thân trực thăng đổ nhào xuống. Trong khi cánh quạt còn quay tiếp những vòng cuối và chặt đứt một thân cây to gần đấy. Cả chiếc trực thăng lồng lộn dữ dội và nghiêng về bên phải từ 30 đến 40 độ, rồi đổ ào xuống đất.
Sự va chạm quá nặng làm cho một bình chữa cháy bị tung ra và đập vào chân viên kỹ sư cơ khí của Kalen là Leroy Wright làm cho anh ta vỡ cổ chân. Trong khi đó thì trung uý George Petrie một sĩ quan mũ nồi xanh 31 tuổi, tóc vàng, cũng bị hất tung ra khỏi trực thăng. Mặc dù anh ta không phải là người đầu tiên được phép nhảy ra. Sau này anh ta có giải thích là “sự va chạm ấy đã ném tôi ra khỏi máy bay”.
Dick Meadows vùng ngay dậy và chạy thoát ra cửa sau đuôi trực thăng, tay bấm vào loa phóng thanh. Ngay trong thời điểm đó, chiếc loa này còn quan trọng hơn bất cứ loại vũ khí nào mà ông ta được trang bị. Khi chạy thoát ra khỏi trực thăng vào khoảng 15 yard thì Meadows quỳ xuống, bám vào chốt loa và hít hơi lấy sức. Ông ta bắt đầu phát thanh với giọng bình tĩnh: “Chúng tôi là người Mỹ, xin các anh cúi xuống. Chúng tôi là người Mỹ. Đây là một cuộc giải cứu. Chúng tôi đến đây để cứu các anh ra khỏi chỗ này. Yêu cầu tất cả cúi xuống, nằm xuống sàn nhà. Chúng tôi sẽ vào phòng giam của các anh trong vài phút nữa”.
Tiếng nói của ông ta vang vọng khắp nơi trong doanh trại.
Nhưng không có tiếng trả lời.
13 người còn lại trong toán xung kích của Meadows chia nhau chạy đến các cửa phòng giam và cổng trại chính. Trong khi tiếng động cơ của chiếc trực thăng HH-3 tắt ngấm thì trại tù Sơn Tây lại vang lên những tràng súng tự động. Meadows vẫn ngồi quỳ một chân và phát thanh thêm một lần nữa: “Chúng tôi là người Mỹ. Chúng tôi đến đây để cứu các anh”. Trong khi đó thì chuyên viên truyền tin của ông ta báo cho Simons biết qua làn sóng chỉ huy: “Kế hoạch, đây là thằng bé mặt xanh: Chúng tôi đã vào đến nơi rồi”.
Ba phút đã trôi qua, một tiếng nổ ầm từ phía bức tường hướng nam đã quật ngã Meadows xuống đất nhưng ông ta yên tâm khi nhìn thấy một lỗ trống thật to nơi vách tường. Như vậy, có nghĩa là toán yểm trợ của Simons và toán chỉ huy của Sydnor đã đổ bộ an toàn xuống vòng ngoài doanh trại và đã phá đổ vách tường. Lỗ trống nơi vách tường này dùng để đưa tù binh thoát ra ngoài cho nhanh chóng. Lúc đó Meadows thấy một toán người chạy băng qua lỗ trống và vội vàng đặt mình trong tư thế chiến đấu ở ngay trong doanh trại.
Nhưng Meadows đã nhầm. Toán lính này không phải người của Simons mà tất cả đều là người của Sydnor.
Simons đã đổ bộ nhầm doanh trại. Cả ông ta và 21 người lính. Lực lượng lớn nhất trong cuộc tập kích Sơn Tây này đã đổ bộ xuống cách xa mục tiêu 400 mét về hướng nam, tại một vị trí mà các chuyên viên tình báo đã có ghi dấu trên bản đồ là “trường trung học”.
Thật là mỉa mai vì cách ba ngày trước đó, các chuyên viên tình báo đã căn dặn Simons và các phi công trực thăng đừng có bị nhầm lẫn vị trí mục tiêu với trường trung học này. Cả hai nơi đều to bằng nhau. Con kênh đào ở hướng bắc trường trung học có thể bị nhầm lẫn với sông Cồn khi con sông này quẹo về hướng đông đúng ngay lúc chảy về hướng bắc của Sơn Tây. Nếu như có gió nhẹ thổi từ đồng bằng sông Hồng lên thì đội hình trực thăng có thể bị thổi bay lạc về hướng nam độ một vài trăm yard trên đường bay gần đến doanh trại Sơn Tây. Donohue đã bị thổi tạt về hướng nam với chiếc trực thăng HH-53 của ông ta và luôn cả H.Kalen cũng bị bay tạt về hướng đó, nhưng cả hai đều kịp thời thay đổi lại đường bay để hướng về đúng vị trí mục tiêu. Donohue muốn dùng máy truyền tin để gọi các chiếc trực thăng bay sau đề phòng việc có thể bị nhầm lẫn này, nhưng ông ta quyết định giữ im lặng. Vì không muốn gây tiếng động trong mỗi giây phút bất ngờ này. Trong khi đó ở phía sau, Warner Britton đã bị gió thổi lạc hướng và vì lẽ đang cố chăm chú tìm chỗ đáp xuống phía ngoài doanh trại hướng nam nên không thấy Kalen thay đổi đường bay vào giây phút cuối.
John Allison lái chiếc trực thăng của Sydnor dẫn đầu 3 chiếc khác, cũng không thấy Kalen điều chỉnh hướng lái về phía nam ông ta cho cả toán chỉ huy của Sydnor đổ bộ xuống vòng ngoài trại Sơn Tây đúng ngay chỗ đã định. Nhưng khi chiếc trực thăng của Sydnor mang ngụy danh “Quả táo thứ hai” sắp đổ bộ xuống cách doanh trại của Sơn Tây một vài yard về hướng nam thì ông ta nhận định được ngay là Simons đã đáp nhầm xuống một vị trí khác. Sydnor tự nhủ: “Không biết thằng cha điên khùng đó làm gì mà lại đáp xuống chỗ ấy?”. Đúng giờ H cộng thêm 2 phút 45 giây, Sydnor có linh cảm và nói ngay với phi hành đoàn của “Quả táo thứ hai” và cả toán chỉ huy phải lập tức chuyển ngay sang kế hoạch hành động “Màu xanh”. Đây là kế hoạch dự trù mà họ đã thực tập nhiều lần tại Florida trong trường hợp toán yểm trợ của Simons gặp phải việc máy bay hỏng hóc hoặc bị bắn rơi trên đường đến Sơn Tây. Sydnor biết rằng nếu làm như vậy thì cả lực lượng tập kích bị thiếu mất 22 người. Tuy nhiên ý nghĩ này không làm cho ông ta lúng túng. Ông ta biết phải thực hiện ngay trong hoàn cảnh bất lợi này. Tất cả những người đã từng phục vụ với ông ta đều mô tả phản ứng của Sydnor trong các trường hợp căng thẳng như sau: “Dường như trong mạch máu của Sydnor lúc nào cũng có nước đá” (có nghĩa là lúc nào ông ta cũng lạnh như tiền). Khi chiếc trực thăng “Quả táo thứ hai” giảm tốc độ để thả Sydnor và toán lính xuống đất thì John Allison ra lệnh cho các xạ thủ bắt đầu khai hỏa ngay với các loại súng tiểu liên để bắn vào doanh trại lính gác, thay thế cho lực lượng của Simons.
Trong khi ấy tại địa điểm trường trung học ở phía nam Sơn Tây, khi chiếc trực thăng vừa đáp xuống thì Simons biết ngay sau một, hai giây là ông ta đã gặp trở ngại. Xung quanh cơ sở này có dây thép gai bao bọc mặc dù toàn thể doanh trại và khu vực ở phía ngoài trông có vẻ giống như là trại Sơn Tây. Súng cá nhân đã bắt đầu nhả đạn xung quanh ông ta. Nhưng có một điều khác thường là ông ta không nghe tiếng của Meadows hét lên qua loa phóng thanh. Như vậy có nghĩa là Simons đã đổ bộ nhầm vị trí. Nhưng không hề lo lắng, Simons biết rõ có hai quân nhân trong quân đội Hoa Kỳ không bao giờ để chuyện gì rắc rối xảy ra mà không giải quyết được: Đó là Dick Meadows và B.Sydnor. Chính vì lẽ đó nên ông ta đã lựa chọn để họ đi cùng. Simons hoàn toàn tin tưởng hai người này sẽ làm chu đáo công tác tập kích. Điều quan tâm chính của ông ta bây giờ là làm thế nào để quay trở lại đúng vị trí mục tiêu trước khi cuộc tập kích kết thúc. Sau này nhớ lại lúc ấy ông ta không muốn làm người đứng ngoài cuộc vì toàn thể thời gian ấn định cho cuộc tập kích chỉ có 26 phút thôi.
Simons quay lại phía chuyên viên truyền tin là trung sĩ Walter Miller đang sẵn sàng chấp nhận mọi lời quở trách về việc đáp sai vị trí này. Tên trung sĩ này đã làm việc với Simons tại Lào và 3 năm ở trung tâm biệt kích cho nên biết rõ tính tình của Simons. Simons thét to lên: “Gọi chiếc trực thăng chó đẻ đó trở ngay lại đây. Nói với Sydnor chuyển gấp sang kế hoạch Màu xanh”. Xong, ông ta quay lại một chuyên viên truyền tin khác là trung sĩ Davis Nickerson và ra lệnh: “Mở đèn chớp sáng và ghi dấu lại cho đúng vị trí đổ bộ”.
Trong khi đó thì chiếc trực thăng của Britton đang quần ở phía trên, thấy rõ súng đạn nổ về hướng bắc độ 400 mét cách nơi mà ông ta đã thả Simons xuống và ông ta hiểu ngay mình đã đáp nhầm chỗ. Ông ta tự nghĩ đấy là một sự sai lầm không thể tin nổi. Trước khi đèn chớp của Nickerson bắt đầu nhấp nháy báo hiệu, Britton cho quay chiếc “Quả táo thứ nhất” trở lại hướng cũ để đáp xuống bốc Simons và cả toán lính lên.
Trong vòng 2 dặm, xung quanh khu vực Sơn Tây lúc này đang có 3 cuộc chiến đấu xảy ra dữ dội: Một cuộc chiến giả tạo bằng hỏa châu ở hướng nam và hướng đông cuộc chiến của Meadows và Sydnor ở trong trại tù và cuộc chiến bất ngờ của Simons đương đầu với hệ thống phòng thủ của Bắc Việt Nam ở trường trung học.
Trong khi Britton cố gắng đáp trực thăng xuống giữa vùng đạn lửa dày đặc thì toán yểm trợ của Simons đang làm cho cơ sở trường trung học biến thành một ngọn lửa bừng cháy. Simons nghĩ rằng có thể một vài làn đạn đã châm ngòi các thùng chứa xăng. Toán lính của ông ta chỉ sử dụng súng cá nhân, không dùng chất nổ, nhưng cuộc tấn công đã xảy ra thật dữ dội vì lẽ nếu không hành động dữ dội và nhanh chóng thì không giành được yếu tố bất ngờ. Không ai hiểu được họ đã làm cách nào để bắn sụp cả bức tường phía nam doanh trại mà lại không dùng đến chất nổ. Sau khi bắn đổ nát bức tường xong, cả toán lính của Simons chạy ập vào sân trại và bắt đầu nhả đạn… Chỉ sau có 5 phút mà cả cơ sở bùng cháy như một ngọn đuốc lớn.
Trong khi Britton đáp trực thăng xuống để bốc toán lính của Simons lên giống như đáp xuống giữa một kho đạn đang bùng cháy và chở họ đến địa điểm đổ bộ tại trại Sơn Tây, thì Simons liên lạc truyền tin với các chiếc máy bay khác để bảo đảm thêm an toàn. Có nghĩa là gọi thêm lực lượng oanh kích đoạn đường phía chân cầu nằm giữa trại tù Sơn Tây và trường trung học. Lính của ông ta vừa tiếp tục bắn phá để chống cự lại kẻ địch, vừa nhảy lên chiếc trực thăng HH-53 của Britton. Cuộc tập kích Sơn Tây đã bắt đầu được tám phút.
Đến phút thứ chín, Simons liên lạc với Meadows và Sydnor để chỉ thị cho hai người trở lại kế hoạch trước 30 giây đồng hồ sau. Britton thả Simons và toán lính xuống vòng ngoài doanh trại Sơn Tây. Ông ta đã thực hiện được một kỷ lục mới ba lần lên xuống máy bay trong ba cuộc xung kích với 9 phút rưỡi. Theo đúng kế hoạch, ngay sau khi thả toán lính xuống thì ông ta vội bay đến chỗ chờ đợi. Toán phá hoại của Simons vội vàng chạy ào đến vị trí để phá sập chiếc cầu tại hướng bắc trại tù, trong khi lính của Sydnor thi hành cho xong những điều cần phải làm theo đúng dự án đã định: phá sụp trạm điện và cột đèn ở ngoài doanh trại, thanh toán luôn trạm bơm nước nằm trên kênh đào phía tây nam trại tù.
Trong khi ấy tại địa điểm trường trung học ở phía nam Sơn Tây, khi chiếc trực thăng vừa đáp xuống thì Simons biết ngay sau một, hai giây là ông ta đã gặp trở ngại. Xung quanh cơ sở này có dây thép gai bao bọc mặc dù toàn thể doanh trại và khu vực ở phía ngoài trông có vẻ giống như là trại Sơn Tây. Súng cá nhân đã bắt đầu nhả đạn xung quanh ông ta. Nhưng có một điều khác thường là ông ta không nghe tiếng của Meadows hét lên qua loa phóng thanh. Như vậy có nghĩa là Simons đã đổ bộ nhầm vị trí. Nhưng không hề lo lắng, Simons biết rõ có hai quân nhân trong quân đội Hoa Kỳ không bao giờ để chuyện gì rắc rối xảy ra mà không giải quyết được: Đó là Dick Meadows và B.Sydnor. Chính vì lẽ đó nên ông ta đã lựa chọn để họ đi cùng. Simons hoàn toàn tin tưởng hai người này sẽ làm chu đáo công tác tập kích. Điều quan tâm chính của ông ta bây giờ là làm thế nào để quay trở lại đúng vị trí mục tiêu trước khi cuộc tập kích kết thúc. Sau này nhớ lại lúc ấy ông ta không muốn làm người đứng ngoài cuộc vì toàn thể thời gian ấn định cho cuộc tập kích chỉ có 26 phút thôi.
Simons quay lại phía chuyên viên truyền tin là trung sĩ Walter Miller đang sẵn sàng chấp nhận mọi lời quở trách về việc đáp sai vị trí này. Tên trung sĩ này đã làm việc với Simons tại Lào và 3 năm ở trung tâm biệt kích cho nên biết rõ tính tình của Simons. Simons thét to lên: “Gọi chiếc trực thăng chó đẻ đó trở ngay lại đây. Nói với Sydnor chuyển gấp sang kế hoạch Màu xanh”. Xong, ông ta quay lại một chuyên viên truyền tin khác là trung sĩ Davis Nickerson và ra lệnh: “Mở đèn chớp sáng và ghi dấu lại cho đúng vị trí đổ bộ”.
Trong khi đó thì chiếc trực thăng của Britton đang quần ở phía trên, thấy rõ súng đạn nổ về hướng bắc độ 400 mét cách nơi mà ông ta đã thả Simons xuống và ông ta hiểu ngay mình đã đáp nhầm chỗ. Ông ta tự nghĩ đấy là một sự sai lầm không thể tin nổi. Trước khi đèn chớp của Nickerson bắt đầu nhấp nháy báo hiệu, Britton cho quay chiếc “Quả táo thứ nhất” trở lại hướng cũ để đáp xuống bốc Simons và cả toán lính lên.
Trong vòng 2 dặm, xung quanh khu vực Sơn Tây lúc này đang có 3 cuộc chiến đấu xảy ra dữ dội: Một cuộc chiến giả tạo bằng hỏa châu ở hướng nam và hướng đông cuộc chiến của Meadows và Sydnor ở trong trại tù và cuộc chiến bất ngờ của Simons đương đầu với hệ thống phòng thủ của Bắc Việt Nam ở trường trung học.
Trong khi Britton cố gắng đáp trực thăng xuống giữa vùng đạn lửa dày đặc thì toán yểm trợ của Simons đang làm cho cơ sở trường trung học biến thành một ngọn lửa bừng cháy. Simons nghĩ rằng có thể một vài làn đạn đã châm ngòi các thùng chứa xăng. Toán lính của ông ta chỉ sử dụng súng cá nhân, không dùng chất nổ, nhưng cuộc tấn công đã xảy ra thật dữ dội vì lẽ nếu không hành động dữ dội và nhanh chóng thì không giành được yếu tố bất ngờ. Không ai hiểu được họ đã làm cách nào để bắn sụp cả bức tường phía nam doanh trại mà lại không dùng đến chất nổ. Sau khi bắn đổ nát bức tường xong, cả toán lính của Simons chạy ập vào sân trại và bắt đầu nhả đạn… Chỉ sau có 5 phút mà cả cơ sở bùng cháy như một ngọn đuốc lớn.
Trong khi Britton đáp trực thăng xuống để bốc toán lính của Simons lên giống như đáp xuống giữa một kho đạn đang bùng cháy và chở họ đến địa điểm đổ bộ tại trại Sơn Tây, thì Simons liên lạc truyền tin với các chiếc máy bay khác để bảo đảm thêm an toàn. Có nghĩa là gọi thêm lực lượng oanh kích đoạn đường phía chân cầu nằm giữa trại tù Sơn Tây và trường trung học. Lính của ông ta vừa tiếp tục bắn phá để chống cự lại kẻ địch, vừa nhảy lên chiếc trực thăng HH-53 của Britton. Cuộc tập kích Sơn Tây đã bắt đầu được tám phút.
Đến phút thứ chín, Simons liên lạc với Meadows và Sydnor để chỉ thị cho hai người trở lại kế hoạch trước 30 giây đồng hồ sau. Britton thả Simons và toán lính xuống vòng ngoài doanh trại Sơn Tây. Ông ta đã thực hiện được một kỷ lục mới ba lần lên xuống máy bay trong ba cuộc xung kích với 9 phút rưỡi. Theo đúng kế hoạch, ngay sau khi thả toán lính xuống thì ông ta vội bay đến chỗ chờ đợi. Toán phá hoại của Simons vội vàng chạy ào đến vị trí để phá sập chiếc cầu tại hướng bắc trại tù, trong khi lính của Sydnor thi hành cho xong những điều cần phải làm theo đúng dự án đã định: phá sụp trạm điện và cột đèn ở ngoài doanh trại, thanh toán luôn trạm bơm nước nằm trên kênh đào phía tây nam trại tù.
Trong khi đó tại sân trại tù, Dick Meadows và toán lính của ông ta không bị thay đổi kế hoạch hành động mà vẫn đang cố thanh toán các ổ đề kháng và lục soát các phòng giam. Họ đã bắn phá dữ dội và đã đổ bộ xuống mục tiêu một cách bất ngờ nhất. Ổ đề kháng nặng nề nhất của địch là khẩu AK-47 đặt gần giếng trong sân trại. Toán của Sydnor cũng phải đương đầu với sự đề kháng dữ dội khác từ một khu nhà ở vào hướng nam của bức tường hướng tây trong doanh trại. Sau khi đã kiểm soát từ phòng giam này đến phòng giam khác, toán lính của Meadows báo cáo là không có tù binh. Sau 10 phút tập kích, Meadows liên lạc truyền tin với làn sóng chỉ huy: “Rễ hoang, đây là thằng bé mặt xanh. Đến lúc này thì xin báo cáo, không có ai cả”. Báo cáo xong, ông ta chạy đến từng phòng giam một để đích thân kiểm soát một lần nữa. Một phút sau ông ta lại báo tiếp: “Kiểm soát chấm dứt. Không có ai cả. Trại tù Sơn Tây hoàn toàn trống rỗng”.
Simons ra lệnh: “Chuẩn bị rút lui về khu vực chờ đợi để thoát ra. Toán Thằng bé mặt xanh và toán Rượu vang đỏ thoát ra trước trên chiếc trực thăng thứ nhất. Kiểm soát an toàn khu vực chờ đợi: Toán Rượu vang đỏ thoát về hướng tây, toán Lá xanh về hướng đông”.
Simons ra lệnh cho một trong những người chụp ảnh chạy về phía các phòng giam để chụp các phòng trống. Sau đó ông ta gọi một chiếc A-1 đến oanh tạc chiếc cầu ở hướng bắc. 14 phút sau cuộc tập kích đã qua, ông ta lại ra lệnh cho một chiếc trực thăng HH-53 từ điểm hẹn đến đáp xuống tại vị trí Sơn Tây. Ông ta chỉ thị cho Nickerson bắn hỏa châu để báo hiệu phương hướng. 18 phút 50 giây trôi qua, chiếc trực thăng HH-53 của Britton bay trở lại Sơn Tây và đáp xuống một cánh đồng lúa cách hướng đông nam doanh trại độ 150 bộ. Simons ra lệnh cho Meadows và 12 binh sĩ lên trực thăng, cộng thêm với ba nhân viên phi hành đoàn là Kalen, Zehnder và Wright từ chiếc “Quả táo thứ nhất” chuyển qua. Sydnor cũng được lệnh cho toán tập kích lên trực thăng, ngoại trừ toán an ninh và sĩ quan kiểm soát.
Nhiệm vụ của viên sĩ quan kiểm soát này là đếm từng người một khi họ lên trực thăng để thoát ra khỏi trận địa Simons phải rời khỏi Sơn Tây với đầy đủ số người như khi đến. Viên sĩ quan kiểm soát báo cáo: đếm đủ 26 đếm đủ số”, Simons ra hiệu cho chiếc trực thăng thoát nhanh ra khỏi miền Bắc Việt Nam. Britton cho “Quả táo thứ nhất” bay lên và hướng về phía tây.
22 phút sau cuộc tập kích, Simons gọi thêm một chiếc HH-53 nữa đáp xuống. Bây giờ còn lại 33 người ở Sơn Tây gồm toán lính của Simons và một phần toán lính của Sydnor và Dick Meadows. Trong khi toán lính của Simons đang kiểm soát lại vấn đề an ninh ở quanh khu vực chờ đợi và bắn súng phóng lựu M-79 vào 4 chiếc xe nhỏ đang thoát ra khỏi xí nghiệp kỹ nghệ nhẹ cách hướng đông nam của mục tiêu độ 600 mét chạy về phía chân cầu ở hướng nam doanh trại, thì Dick Meadows chạy trở lại sân trại tù để châm ngòi nổ vào các túi đựng chất nổ đặt trong chiếc trực thăng móp méo của H.Kalen. Chiếc trực thăng HH-3 đáng giá cả triệu đô-la. Đến lúc này thì các loại tên lửa đất đối không đang nổ ầm lên trên khắp bầu trời tại vùng khu vực mục tiêu. Đường bay của các tên lửa này trông giống như những cột điện thoại loé sáng vụt thẳng lên xuyên qua vùng trời Bắc Việt Nam. Có một vài binh sĩ nói đùa họ là những người Mỹ đầu tiên được trông thấy tên lửa SAM 2 của Liên Xô bắn từ dưới đất lên trông như những cây pháo thăng thiên. 27 phút đã trôi qua, toàn thể 33 người trong các toán xung kích của Simons, Sydnor và Meadows đã lên chiếc trực thăng HH-53 thứ hai. Simons nói với viên phi công là John Allison: “Đếm 33 đếm đủ số” rồi chiếc trực thăng cất cánh. Chiếc trực thăng bay về hướng biên giới Lào. Simons cảm thấy nhẹ nhõm khi được báo cáo là chỉ có 1 người bị thương. Đó là một trung sĩ bị toét da ở đùi.
Khi chiếc HH-53 rời khỏi Sơn Tây độ 6 phút thì mọi người nghe tiếng nổ vang dội trong khu vực mục tiêu. Các túi chất nổ đã phá hoại chiếc trực thăng HH-3 đúng thời điểm.
Tất cả các toán xung kích của Simons và toàn thể phi hành đoàn của Britton đã thi hành nhiệm vụ một cách hoàn hảo. Cuộc đổ bộ đã xảy ra nhanh chóng và dữ dội. Yếu tố bất ngờ đã hoàntoàn đạt được. Việc kiểm soát địa điểm mục tiêu đã được thực hiện mau lẹ, các cuộc xung kích bắn phá thật chính xác, các phản ứng xảy ra không khuyết điểm, và cuộc rút lui an toàn.
Chỉ có một điều đáng tiếc là không có một tù binh nào được cứu thoát để theo về với họ, khi toàn thể đội hình trực thăng đang được tập trung lại để tiếp nhiên liệu trên vùng trời Lào.
Chuyến bay trở lại Thái Lan xảy ra trong im lặng nhưng không phải là hoàn toàn bình thản. Binh sĩ của Simons có vẻ chán nản. Ai cũng biết họ đã thi hành xong nhiệm vụ, thi hành tốt đẹp nhất nhưng đấy không phải là kết quả họ mong muốn. 45 phút sau khi rời Sơn Tây, Simons mở tập tài liệu mật mã để biên soạn một công điện gửi cho Manor, báo cáo về tình trạng giải cứu tù binh. Ông ta tìm chữ “tù binh” theo hệ thống mật mã và đặt chữ “không có” ở đằng trước. Ông ta lại tìm chữ “di chuyển” và đặt chữ “đã” ở đằng trước. Sau đó, ông ta yêu cầu Allison chuyển bức công điện này về đảo Sơn Trà cho Manor. Bây giờ là 3 giờ 35 phút sáng, tại bộ chỉ huy của Manor ở gần Đà Nẵng, có nghĩa là đúng 1 giờ 17 phút sau khi Meadows đổ bộ xuống Sơn Tây, Manor nhận được công điện của Simons: “Không có tù binh ở Sơn Tây: Tù binh đã được di chuyển đi nơi khác”. Simons nghĩ rằng Manor đã biết được điều đó khi nghe qua hệ thống truyền tin của Meadows trong khi toán xung kích còn đang hoạt động tại địa điểm mục tiêu. Nhưng thật ra việc trại tù trống rỗng là một tin mới đối với Manor. Ông ta đọc lại bức công điện một lần nữa. “Không có tù binh. Đã di chuyển”. Ông ta hỏi lại trung tâm chuyển đạt truyền tin một lần nữa cho chắc chắn, nhưng lần này thì làn sóng bị quấy nhiễu không nghe rõ câu trả lời. Ông ta gửi ngay một công điện hỏa tốc về thẳng trung tâm chỉ huy Lầu Năm Góc. Công điện này sẽ đến Lầu Năm Góc sau độ 10 phút với nội dung: “Có thể là không có tù binh. Tôi đang rời Bộ chỉ huy để bay đi Udorn”. Như vậy là ông ta sẽ rời Đà Nẵng ngay lập tức để đích thân đi kiểm soát tại chỗ về mọi tình hình đã diễn ra khi Simons đáp xuống Udorn.
Simons ra lệnh: “Chuẩn bị rút lui về khu vực chờ đợi để thoát ra. Toán Thằng bé mặt xanh và toán Rượu vang đỏ thoát ra trước trên chiếc trực thăng thứ nhất. Kiểm soát an toàn khu vực chờ đợi: Toán Rượu vang đỏ thoát về hướng tây, toán Lá xanh về hướng đông”.
Simons ra lệnh cho một trong những người chụp ảnh chạy về phía các phòng giam để chụp các phòng trống. Sau đó ông ta gọi một chiếc A-1 đến oanh tạc chiếc cầu ở hướng bắc. 14 phút sau cuộc tập kích đã qua, ông ta lại ra lệnh cho một chiếc trực thăng HH-53 từ điểm hẹn đến đáp xuống tại vị trí Sơn Tây. Ông ta chỉ thị cho Nickerson bắn hỏa châu để báo hiệu phương hướng. 18 phút 50 giây trôi qua, chiếc trực thăng HH-53 của Britton bay trở lại Sơn Tây và đáp xuống một cánh đồng lúa cách hướng đông nam doanh trại độ 150 bộ. Simons ra lệnh cho Meadows và 12 binh sĩ lên trực thăng, cộng thêm với ba nhân viên phi hành đoàn là Kalen, Zehnder và Wright từ chiếc “Quả táo thứ nhất” chuyển qua. Sydnor cũng được lệnh cho toán tập kích lên trực thăng, ngoại trừ toán an ninh và sĩ quan kiểm soát.
Nhiệm vụ của viên sĩ quan kiểm soát này là đếm từng người một khi họ lên trực thăng để thoát ra khỏi trận địa Simons phải rời khỏi Sơn Tây với đầy đủ số người như khi đến. Viên sĩ quan kiểm soát báo cáo: đếm đủ 26 đếm đủ số”, Simons ra hiệu cho chiếc trực thăng thoát nhanh ra khỏi miền Bắc Việt Nam. Britton cho “Quả táo thứ nhất” bay lên và hướng về phía tây.
22 phút sau cuộc tập kích, Simons gọi thêm một chiếc HH-53 nữa đáp xuống. Bây giờ còn lại 33 người ở Sơn Tây gồm toán lính của Simons và một phần toán lính của Sydnor và Dick Meadows. Trong khi toán lính của Simons đang kiểm soát lại vấn đề an ninh ở quanh khu vực chờ đợi và bắn súng phóng lựu M-79 vào 4 chiếc xe nhỏ đang thoát ra khỏi xí nghiệp kỹ nghệ nhẹ cách hướng đông nam của mục tiêu độ 600 mét chạy về phía chân cầu ở hướng nam doanh trại, thì Dick Meadows chạy trở lại sân trại tù để châm ngòi nổ vào các túi đựng chất nổ đặt trong chiếc trực thăng móp méo của H.Kalen. Chiếc trực thăng HH-3 đáng giá cả triệu đô-la. Đến lúc này thì các loại tên lửa đất đối không đang nổ ầm lên trên khắp bầu trời tại vùng khu vực mục tiêu. Đường bay của các tên lửa này trông giống như những cột điện thoại loé sáng vụt thẳng lên xuyên qua vùng trời Bắc Việt Nam. Có một vài binh sĩ nói đùa họ là những người Mỹ đầu tiên được trông thấy tên lửa SAM 2 của Liên Xô bắn từ dưới đất lên trông như những cây pháo thăng thiên. 27 phút đã trôi qua, toàn thể 33 người trong các toán xung kích của Simons, Sydnor và Meadows đã lên chiếc trực thăng HH-53 thứ hai. Simons nói với viên phi công là John Allison: “Đếm 33 đếm đủ số” rồi chiếc trực thăng cất cánh. Chiếc trực thăng bay về hướng biên giới Lào. Simons cảm thấy nhẹ nhõm khi được báo cáo là chỉ có 1 người bị thương. Đó là một trung sĩ bị toét da ở đùi.
Khi chiếc HH-53 rời khỏi Sơn Tây độ 6 phút thì mọi người nghe tiếng nổ vang dội trong khu vực mục tiêu. Các túi chất nổ đã phá hoại chiếc trực thăng HH-3 đúng thời điểm.
Tất cả các toán xung kích của Simons và toàn thể phi hành đoàn của Britton đã thi hành nhiệm vụ một cách hoàn hảo. Cuộc đổ bộ đã xảy ra nhanh chóng và dữ dội. Yếu tố bất ngờ đã hoàntoàn đạt được. Việc kiểm soát địa điểm mục tiêu đã được thực hiện mau lẹ, các cuộc xung kích bắn phá thật chính xác, các phản ứng xảy ra không khuyết điểm, và cuộc rút lui an toàn.
Chỉ có một điều đáng tiếc là không có một tù binh nào được cứu thoát để theo về với họ, khi toàn thể đội hình trực thăng đang được tập trung lại để tiếp nhiên liệu trên vùng trời Lào.
Chuyến bay trở lại Thái Lan xảy ra trong im lặng nhưng không phải là hoàn toàn bình thản. Binh sĩ của Simons có vẻ chán nản. Ai cũng biết họ đã thi hành xong nhiệm vụ, thi hành tốt đẹp nhất nhưng đấy không phải là kết quả họ mong muốn. 45 phút sau khi rời Sơn Tây, Simons mở tập tài liệu mật mã để biên soạn một công điện gửi cho Manor, báo cáo về tình trạng giải cứu tù binh. Ông ta tìm chữ “tù binh” theo hệ thống mật mã và đặt chữ “không có” ở đằng trước. Ông ta lại tìm chữ “di chuyển” và đặt chữ “đã” ở đằng trước. Sau đó, ông ta yêu cầu Allison chuyển bức công điện này về đảo Sơn Trà cho Manor. Bây giờ là 3 giờ 35 phút sáng, tại bộ chỉ huy của Manor ở gần Đà Nẵng, có nghĩa là đúng 1 giờ 17 phút sau khi Meadows đổ bộ xuống Sơn Tây, Manor nhận được công điện của Simons: “Không có tù binh ở Sơn Tây: Tù binh đã được di chuyển đi nơi khác”. Simons nghĩ rằng Manor đã biết được điều đó khi nghe qua hệ thống truyền tin của Meadows trong khi toán xung kích còn đang hoạt động tại địa điểm mục tiêu. Nhưng thật ra việc trại tù trống rỗng là một tin mới đối với Manor. Ông ta đọc lại bức công điện một lần nữa. “Không có tù binh. Đã di chuyển”. Ông ta hỏi lại trung tâm chuyển đạt truyền tin một lần nữa cho chắc chắn, nhưng lần này thì làn sóng bị quấy nhiễu không nghe rõ câu trả lời. Ông ta gửi ngay một công điện hỏa tốc về thẳng trung tâm chỉ huy Lầu Năm Góc. Công điện này sẽ đến Lầu Năm Góc sau độ 10 phút với nội dung: “Có thể là không có tù binh. Tôi đang rời Bộ chỉ huy để bay đi Udorn”. Như vậy là ông ta sẽ rời Đà Nẵng ngay lập tức để đích thân đi kiểm soát tại chỗ về mọi tình hình đã diễn ra khi Simons đáp xuống Udorn.
Vì lẽ các trở ngại về kỹ thuật xảy ra một lần nữa cho nên Manor hoàn toàn không biết được những gì đã xảy ra ở Sơn Tây. Hai chiếc máy bay có gắn hệ thống ra đa EC-21 College Eye trước đó đã rời khỏi căn cứ không quân Hoàng gia Thái Lan tại Korat để bay đi vùng vịnh Bắc bộ và để cho Manor theo dõi mọi làn sóng liên lạc truyền tin xuất phát từ các toán tập kích Sơn Tây. Nhưng một trong hai chiếc máy bay đó đã bị vỡ ống dẫn dầu, bị hỏng và phải đáp xuống Đà Nẵng. Chiếc máy bay còn lại đã bay được đến mục tiêu trên vòm trời vịnh Bắc Bộ nhưng rồi lại bị hỏng hóc về kỹ thuật liên lạc truyền tin cho nên không bắt được các làn sóng truyền tin ở khoảng cách xa. Như vậy có nghĩa là chiếc máy bay này không thể liên lạc trực tiếp được với hệ thống truyền tin của các chiếc máy bay bạn đang bay trên vùng trời Sơn Tây. Một máy phụ đã được thiết lập ngay để thay thế nhưng rồi kết cục cũng không đem lại kết quả gì. Ngoài ra, vì các làn sóng chính bị quấy nhiễu thường xuyên, cho nên Manor mặc dù đang ngồi trước 3 trong 6 máy truyền tin khổng lồ đặt tại trung tâm truyền tin điện tử hiện đại tại núi Sơn Trà cũng không thể nghe được những tin tức diễn biến lại Sơn Tây. Ngoài phạm vi từ 30 đến 40 dặm thì các làn sóng truyền tin này không chính xác nữa. Sau này ông ta có ghi chú rằng: “Không có lý do thích hợp để giải thích tại sao có sự quấy nhiễu trên các làn sóng chính, cũng như không hiểu tại sao các làn sóng không thu nhận được tin tức xuất phát. Tuy nhiên, cần nhận định rõ rằng lực lượng hải quân của ta đã gây nhiều trở ngại cho hệ thống ra đa của Bắc Việt Nam vào thời điểm này”.
Cộng thêm vào các việc rắc rối kỹ thuật, một hệ thống điện tử truyền tin của thủy quân lục chiến giao dịch thường xuyên với hệ thống tự động của không quân và hải quân cũng bất ngờ bị hỏng hóc. Việc này đã làm cho Manor không theo dõi được tình hình oanh tạc của hải quân. Cuối cùng một hệ thống phụ dùng để chuyển tin qua băng ghi âm tự động đã được thay thế ngay nhưng chỉ đem lại những tin tức “sau khi sự việc xảy ra” chứ không phải ngay lúc xảy ra.
Tuy nhiên tất cả những rắc rối nêu trên cũng không đến nỗi làm cho Manor không thể bắt được các làn sóng truyền tin về cuộc tập kích ngay trong thời gian mọi biến chuyển xảy ra. Chính việc rắc rối khác đã đưa Manor vào thế khó xử. Đấy là việc trước khi rời Hoa Kỳ ông ta đã sắp đặt trước với cơ quan SAC cho một chiếc máy bay RC-135 Combat Apple có thiết kế đầy đủ hệ thống truyền tin để bay quanh vùng vịnh Bắc bộ. Thông thường thì hệ thống truyền tin này hoạt động với 4 làn sóng siêu tần nhưng với mục đích bắt cho được tất cả các làn sóng bí mật do toán xung kích sử dụng để chuyển tin, Manor đã yêu cầu cơ quan SAC thiết kế thêm 4 làn sóng phụ nữa. Cơ quan này nói cho ông ta biết mọi thiết bị cần thiết đã có sẵn tại vùng Đông Nam Á. Nhưng khi ông ta đến vùng này thì các chuyên viên liên hệ lại báo cáo là họ không biết những thiết bị này nằm ở đâu. Vì lý do sơ suất bất ngờ đó, cho nên chiếc máy bay Combat Apple chỉ có thể bắt được các làn sóng từ dưới đất phát ra cho Manor biết tin khi nào có thể bắt được các làn sóng ngắn hoặc làn sóng siêu tần mà thôi. Vì lẽ đó ông ta đã không nghe được tin tức liên lạc giữa Meadows và Simons khi Meadows báo cáo là việc kiểm soát đã xong và không có tù binh.
Kế hoạch truyền tin dành cho kế hoạch Kingpin có lẽ là một kế hoạch phức tạp nhất và cũng tối tân nhất đã được sử dụng trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhưng cũng chính kế hoạch này đã gây rắc rối cho Manor vào đúng thời điểm nghiêm trọng nhất. Vị tổng chỉ huy của cuộc tập kích Sơn Tây đã ở trong tình trạng như là tai điếc, mắt mù. Đây là một tình trạng đưa đến hậu quả vô cùng tai hại. Nếu trong phút chót cần phải huỷ bỏ cuộc tập kích thì phải làm sao? Manor làm sao để ra lệnh cho các toán tập kích hoãn thi hành công tác như ông ta đã từng đảm bảo với Tổng thống về điều đó? Với tất cả sự phối hợp của hệ thống truyền tin và việc liên lạc từng chặng theo phương cách liên lạc trực tiếp thì may ra cũng có thể truyền tin được. Tuy nhiên lẽ ra Manor cần phải thi hành chớp nhoáng chứ không phải ở trong tình trạng mày mò như đã xảy ra với việc tìm kiếm tài liệu về khí tượng trước đây. Đấy là chưa đặt vấn nếu có việc sai trái xảy ra thì sao? Nếu có sai trái xảy ra thì bao giờ Manor mới được biết tin? Trong một tình trạng căng thẳng như vậy, khi mỗi phút giây đều phải được tính toán kỹ, liệu Manor có đủ thời gian để chỉ thị những hoạt động thích ứng hay không?
Một giờ sau khi ra khỏi Sơn Tây, Simons lại gặp chuyện lo âu điên đầu. Ông ta không thể tin được điều đã xảy ra. Chỉ có 25 người có mặt trên chiếc trực thăng thứ nhất chứ không phải 26 người theo đúng số lượng. Ông kêu lên: “Lạy Chúa, như vậy thì nguy lắm rồi: Một người đã bị bỏ rơi lại phía sau”. Simons ra lệnh kiểm đếm lại một lần nữa. Mặc dù không có ánh đèn trong khoang tàu, mọi người cũng đã đếm đi đếm lại nhiều lần. Một thời gian nặng nề dài vô tận trôi qua trước khi Simons được báo cáo là tất cả số 59 người của lực lượng tập kích đã có mặt đầy đủ trên các chuyến bay trở về Thái Lan. Chỉ có 25 người trên chiếc trực thăng thứ nhất, nhưng lại có đến 34 người trên chiếc trực thăng của ông ta chứ không phải là 33 người.
Khi chiếc trực thăng thứ nhất chuẩn bị bay thoát ra khỏi mục tiêu thì một người trong toán của Sydnor đáng lẽ phải leo lên ngay với đồng đội, và anh ta đã làm như vậy nhưng lại vội vàng bước xuống trở lại vì thấy có một sợi dây điện đang bốc cháy gần bên trạm điện. Anh ta biết sẽ có một chiếc trực thăng khác đáp xuống tại đấy cho nên nhảy xuống để cắt bỏ sợi dây điện ấy đi. Sau đó anh ta lại nhảy lên chiếc trực thăng thứ 2 trước khi viên sĩ quan kiểm soát kiểm đếm và báo cáo số lượng.
Trên chuyến bay dài trở về Udorn, Simons tự nghĩ và cười thầm một mình không biết là Bắc Việt Nam sẽ nghĩ như thế nào về việc đã xảy ra. Họ không biết rõ là có kẻ nào từ đâu đến vì không có xác chết để lại trận chiến để khám nghiệm và cũng không bắt được tù binh để thẩm vấn đã tiến công vào một doanh trại trống cách Hà Nội 23 dặm.
Tất cả mọi người trở về an toàn, theo như Simons biết thì không mất một mạng nào hoặc một chiếc máy bay nào. Có điều là ông ta không biết được “Marty” Donohue vẫn còn ngồi chờ tại bãi đợi với chiếc trực thăng “Quả táo thứ ba” và một chiếc máy bay khác tham dự trong cuộc tập kích này đã bị bắn rơi.
Cộng thêm vào các việc rắc rối kỹ thuật, một hệ thống điện tử truyền tin của thủy quân lục chiến giao dịch thường xuyên với hệ thống tự động của không quân và hải quân cũng bất ngờ bị hỏng hóc. Việc này đã làm cho Manor không theo dõi được tình hình oanh tạc của hải quân. Cuối cùng một hệ thống phụ dùng để chuyển tin qua băng ghi âm tự động đã được thay thế ngay nhưng chỉ đem lại những tin tức “sau khi sự việc xảy ra” chứ không phải ngay lúc xảy ra.
Tuy nhiên tất cả những rắc rối nêu trên cũng không đến nỗi làm cho Manor không thể bắt được các làn sóng truyền tin về cuộc tập kích ngay trong thời gian mọi biến chuyển xảy ra. Chính việc rắc rối khác đã đưa Manor vào thế khó xử. Đấy là việc trước khi rời Hoa Kỳ ông ta đã sắp đặt trước với cơ quan SAC cho một chiếc máy bay RC-135 Combat Apple có thiết kế đầy đủ hệ thống truyền tin để bay quanh vùng vịnh Bắc bộ. Thông thường thì hệ thống truyền tin này hoạt động với 4 làn sóng siêu tần nhưng với mục đích bắt cho được tất cả các làn sóng bí mật do toán xung kích sử dụng để chuyển tin, Manor đã yêu cầu cơ quan SAC thiết kế thêm 4 làn sóng phụ nữa. Cơ quan này nói cho ông ta biết mọi thiết bị cần thiết đã có sẵn tại vùng Đông Nam Á. Nhưng khi ông ta đến vùng này thì các chuyên viên liên hệ lại báo cáo là họ không biết những thiết bị này nằm ở đâu. Vì lý do sơ suất bất ngờ đó, cho nên chiếc máy bay Combat Apple chỉ có thể bắt được các làn sóng từ dưới đất phát ra cho Manor biết tin khi nào có thể bắt được các làn sóng ngắn hoặc làn sóng siêu tần mà thôi. Vì lẽ đó ông ta đã không nghe được tin tức liên lạc giữa Meadows và Simons khi Meadows báo cáo là việc kiểm soát đã xong và không có tù binh.
Kế hoạch truyền tin dành cho kế hoạch Kingpin có lẽ là một kế hoạch phức tạp nhất và cũng tối tân nhất đã được sử dụng trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhưng cũng chính kế hoạch này đã gây rắc rối cho Manor vào đúng thời điểm nghiêm trọng nhất. Vị tổng chỉ huy của cuộc tập kích Sơn Tây đã ở trong tình trạng như là tai điếc, mắt mù. Đây là một tình trạng đưa đến hậu quả vô cùng tai hại. Nếu trong phút chót cần phải huỷ bỏ cuộc tập kích thì phải làm sao? Manor làm sao để ra lệnh cho các toán tập kích hoãn thi hành công tác như ông ta đã từng đảm bảo với Tổng thống về điều đó? Với tất cả sự phối hợp của hệ thống truyền tin và việc liên lạc từng chặng theo phương cách liên lạc trực tiếp thì may ra cũng có thể truyền tin được. Tuy nhiên lẽ ra Manor cần phải thi hành chớp nhoáng chứ không phải ở trong tình trạng mày mò như đã xảy ra với việc tìm kiếm tài liệu về khí tượng trước đây. Đấy là chưa đặt vấn nếu có việc sai trái xảy ra thì sao? Nếu có sai trái xảy ra thì bao giờ Manor mới được biết tin? Trong một tình trạng căng thẳng như vậy, khi mỗi phút giây đều phải được tính toán kỹ, liệu Manor có đủ thời gian để chỉ thị những hoạt động thích ứng hay không?
Một giờ sau khi ra khỏi Sơn Tây, Simons lại gặp chuyện lo âu điên đầu. Ông ta không thể tin được điều đã xảy ra. Chỉ có 25 người có mặt trên chiếc trực thăng thứ nhất chứ không phải 26 người theo đúng số lượng. Ông kêu lên: “Lạy Chúa, như vậy thì nguy lắm rồi: Một người đã bị bỏ rơi lại phía sau”. Simons ra lệnh kiểm đếm lại một lần nữa. Mặc dù không có ánh đèn trong khoang tàu, mọi người cũng đã đếm đi đếm lại nhiều lần. Một thời gian nặng nề dài vô tận trôi qua trước khi Simons được báo cáo là tất cả số 59 người của lực lượng tập kích đã có mặt đầy đủ trên các chuyến bay trở về Thái Lan. Chỉ có 25 người trên chiếc trực thăng thứ nhất, nhưng lại có đến 34 người trên chiếc trực thăng của ông ta chứ không phải là 33 người.
Khi chiếc trực thăng thứ nhất chuẩn bị bay thoát ra khỏi mục tiêu thì một người trong toán của Sydnor đáng lẽ phải leo lên ngay với đồng đội, và anh ta đã làm như vậy nhưng lại vội vàng bước xuống trở lại vì thấy có một sợi dây điện đang bốc cháy gần bên trạm điện. Anh ta biết sẽ có một chiếc trực thăng khác đáp xuống tại đấy cho nên nhảy xuống để cắt bỏ sợi dây điện ấy đi. Sau đó anh ta lại nhảy lên chiếc trực thăng thứ 2 trước khi viên sĩ quan kiểm soát kiểm đếm và báo cáo số lượng.
Trên chuyến bay dài trở về Udorn, Simons tự nghĩ và cười thầm một mình không biết là Bắc Việt Nam sẽ nghĩ như thế nào về việc đã xảy ra. Họ không biết rõ là có kẻ nào từ đâu đến vì không có xác chết để lại trận chiến để khám nghiệm và cũng không bắt được tù binh để thẩm vấn đã tiến công vào một doanh trại trống cách Hà Nội 23 dặm.
Tất cả mọi người trở về an toàn, theo như Simons biết thì không mất một mạng nào hoặc một chiếc máy bay nào. Có điều là ông ta không biết được “Marty” Donohue vẫn còn ngồi chờ tại bãi đợi với chiếc trực thăng “Quả táo thứ ba” và một chiếc máy bay khác tham dự trong cuộc tập kích này đã bị bắn rơi.
ên cạnh hồ ở hướng đông, ngồi chờ tại bãi đợi chỉ cách Sơn Tây một vài dặm về hướng tây, Donohue và Tom Waldron không thể tin được những điều họ đã nghe qua làn sóng truyền tin. Trước tiên thì có tin truyền ra dường như chiếc trực thăng của Simons đã bị bắn rơi. Vì Sydnor báo cáo đã thay thế Simons để thực hiện kế hoạch Màu xanh? Rồi sau đó lại thấy hàng loạt tên lửa được bắn lên khắp cả vùng trời xung quanh. Có 18 tên lửa tất cả trong số đó có 4 tên lửa nổ gần máy bay. Sau này Donohue có nói: “Bọn chúng nó đốt sáng cả bầu trời giống như trong ngày phóng hoả tiễn lên cung trăng tại mũi Kennedy”.
Sau đó Donohue và Waldron lại nghe Meadows: Không có ai cả. Một phút sau lại nghe có tiếng nói tiếp: Đã kiểm soát xong, không có ai cả. Qua đó hai người không thể tin nổi các điều mình đã nghe. Sau này chính Donohue cũng nói lại là trong tất cả các công tác mà ông ta tham gia thì đây là công tác ít lộn xộn nhất. Nhưng ông ta không thể tin được việc gì đã xảy ra. Chỉ có việc ngồi đấy và chờ đợi. Donohue quay sang phía Waldron nói: “Anh có nghe gì không?”. Waldron đáp: “Có nhưng không thể tin được. Chúng ta cố chờ đợi xem sao”. Cả hai đều đồng ý: Cố đợi để biết chắc chắn việc xảy ra như thế nào. Không thể có sự kỳ lạ như như vậy được.
Cả hai đang ngồi trên một cánh đồng lúa có dòng sông Cồn chảy quanh, ở đấy dòng sông rộng khoảng 20 bộ. Họ đặt một khẩu tiểu liên ở cửa phía sau khoang máy bay để bảo vệ các hướng phía sau. Cả hai ngồi đấy và chờ đợi. Trong bóng đêm họ nhìn thấy một đám dân khoảng 20 người, có thể là 30 người trên cánh đồng lúa ở phía bên kia dòng sông. Hình như số dân này đang tìm kiếm cái gì, có lẽ đang tìm những chiếc trực thăng ầm ì đổ bộ xuống gần đó. Donohue và 4 nhân viên phi hành trong chiếc “Quả táo thứ ba” không thể đoán biết được số dân này là bộ đội hay công nhân vì ở cách họ khoảng 50 yard.
Donohue vẫn ngồi đấy để chờ lệnh rời khỏi vị trí. Ông ta nghe tiếng của Simons ra lệnh cho 2 chiếc “Quả táo thứ nhất” và “Quả táo thứ hai” bốc toán xung kích ra khỏi mục tiêu. Và cả nhiều tiếng động cơ trực thăng khác nữa bay thẳng lên, hướng về về phía tây.
Donohue đang lắng nghe qua hệ thống truyền tin siêu tần để chờ chỉ thị mật mã ra lệnh cho ông ta bay thoát khỏi địa điểm chờ đợi, đột nhiên ông ta thoáng nghe được tiếng của Allison chuyển bức công điện của Simons về cho Manor: “Không có ai cả”. Có rất nhiều làn sóng khác xen lẫn vào hệ thống siêu tần này làm cho làn sóng chính bị đứt đoạn và không nghe được rõ tiếng Donohue cũng không nghe được làn sóng trả lời của Manor báo động nhận được công điện. Tuy nhiên có nhiều tin tức khác được chuyển tiếp theo để xác nhận nguồn tin xấu này.
Sau đó thì im lặng. Chiếc trực thăng của Donohue là chiếc cuối cùng còn sót lại. Donohue nhớ lại lúc bấy giờ tên lửa SAM đã ngừng bắn. Ông ta và Waldron đã ngồi chờ lâu rồi nhưng vẫn chưa có lệnh cho rời địa điểm. Lẽ tất nhiên cả hai đều không muốn trải qua mùa đông lạnh lẽo tại Bắc Việt Nam. Họ nói đùa với nhau rằng, có lẽ người ta đã bỏ quên chúng mình tại đây rồi. Không biết có thật người nào đó đã quên không chuyển chỉ thị cuối cùng để ra lệnh cho 5 người còn sót lại rời khỏi Bắc Việt Nam ngay đêm đó hay không? Hoặc đã có việc gì rắc rối xảy ra hay sao?
Đột nhiên sóng truyền tin phát ra. Donohue lắng nghe với nỗi lo âu hồi hộp. Khi biết được 2 trực thăng “Quả táo thứ nhất” và “Quả táo thứ hai” đã phát hiện số binh sĩ có mặt trên máy bay không đủ, có lẽ còn một người nào đó bị bỏ sót lại Sơn Tây. Với mục đích không để cho hệ thống truyền tin của Bắc Việt Nam phát hiện nên 2 chiến trực thăng đã liên lạc với nhau qua hệ thống truyền tin ngắn, trong phạm vi 15 dặm mà thôi.
Vì lẽ đó các trực thăng càng bay xa về hướng Lào bao nhiêu thì làn sóng mà Donohue đang cố bắt càng nhỏ dần bấy nhiêu. Ông ta và Waldron cố gắng nghe những tin tức của nó chuyển đạt cho nhau về kiểm điểm số lượng binh sĩ. Vì làn sóng qua xa vẫn không nghe được kết quả. Donohue sử dụng ngay làn sóng siêu tần để liên lạc với 2 chiếc trực thăng bạn và hỏi họ đã tìm ra được người bị bỏ sót chưa?
Ông ta vừa định yêu cầu họ để cho ông ta bay ngay trở lại doanh trại Sơn Tây để tìm cho được người đồng đội bị bỏ sót. Ngay lúc ấy ông ta chợt nghe được một làn sóng truyền tin khác, có thể là làn sóng của “Quả táo thứ nhất” báo tin cho “Quả táo thứ hai” biết đã kiểm điểm đầy đủ số lính. Tuy nhiên, nguồn tin này cũng nghe được rất yếu ớt, không rõ ràng. Hầu như thất vọng, Donohue liền gọi ngay cho một chiếc máy bay oanh kích A-1 và hỏi thẳng: “Có đúng là kiểm điểm đủ số rồi phải không?”. Viên phi công A-1 xác nhận là đúng và nói thêm là Donohue vẫn còn thính tai lắm: không còn ai bị bỏ sót lại. Toàn thể phi hành đoàn “Quả táo thứ ba” của Donohue thở phào nhẹ nhõm, đồng thời ông ta được lệnh bay rời vị trí. Mặc dù đã gia tăng tốc lực nhưng Donohue cũng phải mất gần nửa giờ bay mới đuổi kịp các chiếc trực thăng đồng đội.
Sau đó Donohue và Waldron lại nghe Meadows: Không có ai cả. Một phút sau lại nghe có tiếng nói tiếp: Đã kiểm soát xong, không có ai cả. Qua đó hai người không thể tin nổi các điều mình đã nghe. Sau này chính Donohue cũng nói lại là trong tất cả các công tác mà ông ta tham gia thì đây là công tác ít lộn xộn nhất. Nhưng ông ta không thể tin được việc gì đã xảy ra. Chỉ có việc ngồi đấy và chờ đợi. Donohue quay sang phía Waldron nói: “Anh có nghe gì không?”. Waldron đáp: “Có nhưng không thể tin được. Chúng ta cố chờ đợi xem sao”. Cả hai đều đồng ý: Cố đợi để biết chắc chắn việc xảy ra như thế nào. Không thể có sự kỳ lạ như như vậy được.
Cả hai đang ngồi trên một cánh đồng lúa có dòng sông Cồn chảy quanh, ở đấy dòng sông rộng khoảng 20 bộ. Họ đặt một khẩu tiểu liên ở cửa phía sau khoang máy bay để bảo vệ các hướng phía sau. Cả hai ngồi đấy và chờ đợi. Trong bóng đêm họ nhìn thấy một đám dân khoảng 20 người, có thể là 30 người trên cánh đồng lúa ở phía bên kia dòng sông. Hình như số dân này đang tìm kiếm cái gì, có lẽ đang tìm những chiếc trực thăng ầm ì đổ bộ xuống gần đó. Donohue và 4 nhân viên phi hành trong chiếc “Quả táo thứ ba” không thể đoán biết được số dân này là bộ đội hay công nhân vì ở cách họ khoảng 50 yard.
Donohue vẫn ngồi đấy để chờ lệnh rời khỏi vị trí. Ông ta nghe tiếng của Simons ra lệnh cho 2 chiếc “Quả táo thứ nhất” và “Quả táo thứ hai” bốc toán xung kích ra khỏi mục tiêu. Và cả nhiều tiếng động cơ trực thăng khác nữa bay thẳng lên, hướng về về phía tây.
Donohue đang lắng nghe qua hệ thống truyền tin siêu tần để chờ chỉ thị mật mã ra lệnh cho ông ta bay thoát khỏi địa điểm chờ đợi, đột nhiên ông ta thoáng nghe được tiếng của Allison chuyển bức công điện của Simons về cho Manor: “Không có ai cả”. Có rất nhiều làn sóng khác xen lẫn vào hệ thống siêu tần này làm cho làn sóng chính bị đứt đoạn và không nghe được rõ tiếng Donohue cũng không nghe được làn sóng trả lời của Manor báo động nhận được công điện. Tuy nhiên có nhiều tin tức khác được chuyển tiếp theo để xác nhận nguồn tin xấu này.
Sau đó thì im lặng. Chiếc trực thăng của Donohue là chiếc cuối cùng còn sót lại. Donohue nhớ lại lúc bấy giờ tên lửa SAM đã ngừng bắn. Ông ta và Waldron đã ngồi chờ lâu rồi nhưng vẫn chưa có lệnh cho rời địa điểm. Lẽ tất nhiên cả hai đều không muốn trải qua mùa đông lạnh lẽo tại Bắc Việt Nam. Họ nói đùa với nhau rằng, có lẽ người ta đã bỏ quên chúng mình tại đây rồi. Không biết có thật người nào đó đã quên không chuyển chỉ thị cuối cùng để ra lệnh cho 5 người còn sót lại rời khỏi Bắc Việt Nam ngay đêm đó hay không? Hoặc đã có việc gì rắc rối xảy ra hay sao?
Đột nhiên sóng truyền tin phát ra. Donohue lắng nghe với nỗi lo âu hồi hộp. Khi biết được 2 trực thăng “Quả táo thứ nhất” và “Quả táo thứ hai” đã phát hiện số binh sĩ có mặt trên máy bay không đủ, có lẽ còn một người nào đó bị bỏ sót lại Sơn Tây. Với mục đích không để cho hệ thống truyền tin của Bắc Việt Nam phát hiện nên 2 chiến trực thăng đã liên lạc với nhau qua hệ thống truyền tin ngắn, trong phạm vi 15 dặm mà thôi.
Vì lẽ đó các trực thăng càng bay xa về hướng Lào bao nhiêu thì làn sóng mà Donohue đang cố bắt càng nhỏ dần bấy nhiêu. Ông ta và Waldron cố gắng nghe những tin tức của nó chuyển đạt cho nhau về kiểm điểm số lượng binh sĩ. Vì làn sóng qua xa vẫn không nghe được kết quả. Donohue sử dụng ngay làn sóng siêu tần để liên lạc với 2 chiếc trực thăng bạn và hỏi họ đã tìm ra được người bị bỏ sót chưa?
Ông ta vừa định yêu cầu họ để cho ông ta bay ngay trở lại doanh trại Sơn Tây để tìm cho được người đồng đội bị bỏ sót. Ngay lúc ấy ông ta chợt nghe được một làn sóng truyền tin khác, có thể là làn sóng của “Quả táo thứ nhất” báo tin cho “Quả táo thứ hai” biết đã kiểm điểm đầy đủ số lính. Tuy nhiên, nguồn tin này cũng nghe được rất yếu ớt, không rõ ràng. Hầu như thất vọng, Donohue liền gọi ngay cho một chiếc máy bay oanh kích A-1 và hỏi thẳng: “Có đúng là kiểm điểm đủ số rồi phải không?”. Viên phi công A-1 xác nhận là đúng và nói thêm là Donohue vẫn còn thính tai lắm: không còn ai bị bỏ sót lại. Toàn thể phi hành đoàn “Quả táo thứ ba” của Donohue thở phào nhẹ nhõm, đồng thời ông ta được lệnh bay rời vị trí. Mặc dù đã gia tăng tốc lực nhưng Donohue cũng phải mất gần nửa giờ bay mới đuổi kịp các chiếc trực thăng đồng đội.
Trung tâm chỉ huy quân sự Quốc gia
Tại Lầu Năm Góc, Mayer vừa mới chuẩn bị xong mọi việc thì các vị Tư lệnh trong Hội đồng Tham mưu trưởng hỗn hợp bắt đầu nhóm họp vào buổi trưa ngày 20 tháng 11, theo giờ Washington, tại phòng họp Trung tâm Chỉ huy quân sự Quốc gia. Lúc này thì toán xung kích của Simons đã rời khỏi Udorn và đang trên đường bay về hướng bắc xuyên qua đất Lào. Trên bản đồ thuyết trình được bọc bằng giấy nhựa có ghi rõ các đường bay phức tạp, các giờ bay và các chiến lược áp dụng cho mục tiêu công tác. Có 4 bản đồ loại lớn, có đèn thắp sáng phía sau.
Mỗi khi nhận được báo cáo về diễn tiến công tác của thiếu tướng Manor gửi từ núi Sơn Trà về thì những tin tức này được ghi ngay lên bản đồ cho mọi người thấy rõ. Cuộc tập kích xem ra đã mở màn đúng theo chương trình.
12 giờ 04 phút chiều - các máy bay HC-130 và A-IE cất cánh đúng giờ.
12 giờ 43 phút chiều - Tình hình tốt đẹp.
1 giờ 23 phút chiều - Các cuộc oanh kích của máy bay hải quân xuất phát.
1 giờ 27 phút chiều - Toán hành động đã vượt qua biên giới Bắc Việt Nam.
Bầu không khí bắt đầu căng thẳng. Blackburn và Mayer chợt thấy tướng William Westmoreland bước vào phòng họp. Từ hơn hai năm qua ông ta là Tham mưu trưởng lục quân nhưng đều giao mọi việc điều hành trong nhiệm vụ này cho vị phụ tá là tướng Palmer đảm nhận. Nhiều người nhớ lại đây là lần đầu tiên, tướng Westmoreland xuất hiện trong một buổi họp với các vị Tư lệnh tham mưu khác. Từ lâu nay ông ta đã quá bận đi du lịch khắp nơi trên thế giới, cố gắng tạo lại uy tín cá nhân và đề cao uy tín của binh chủng lục quân. Và đây cũng là lần đầu tiên các vị Tư lệnh trong Hội đồng Tham mưu hỗn hợp đã dùng trung tâm chỉ huy này để theo dõi hoặc để chỉ huy một chiến dịch thực sự.
Blackburn và Mayer đã lập sẵn một danh sách rõ ràng, với sự chấp thuận của Vogt, về số người nào được phép vào Trung tâm chỉ huy này để theo dõi diễn tiến của cuộc tập kích. Không kể số nhân viên SACSA, số sĩ quan trực tại Trung tâm chỉ huy, các vị Tư lệnh trong Hội đồng tham mưu hỗn hợp cùng với các phụ tá, thì trong danh sách chỉ có ghi thêm 19 người mà thôi. Vì lẽ đó Mayer đã sửng sốt khi thấy Bộ trưởng Quốc phòng Laird bước vào phòng họp lúc 1 giờ 30 với một số tháp tùng khoảng 15 người, hầu hết là dân sự. Viên phụ tá quân sự của Laird là thiếu tướng không quân Robert E., Pursley đã nhún vai và kín đáo nháy mắt có ý muốn “nói” với Mayer cứ việc để yên cho mọi người vào. Toán người đi theo của Laird và hầu hết những người khác có mặt trong phòng họp đều ngồi ở dãy phía sau trung tâm chỉ huy, còn các vị tham mưu phó hành quân ngồi ở dãy trước với đầy đủ thiết bị truyền tin đặt ngay ở trước mặt. Laird, Moorer, Vogt cùng với Mayer ngồi trong một phòng có kính che bao quanh phía bên phải, đấy là phòng dành riêng cho giới chức chỉ huy quốc gia. Các vị tham mưu trưởng hỗn hợp ngồi tại bàn họp nhìn lên phía treo các bản đồ. Trong số này có tướng Bennett thuộc cơ quan DIA, vị tướng mà ít ai được biết đến, và chính cũng là người đã thổi còi báo động cách đây 20 tiếng đồng hồ để báo tin rằng Sơn Tây có lẽ đã trống rỗng. Nhưng đáng lẽ ngồi ở bên ghế trái của các vị tham mưu trưởng như thường lệ thì Bennett lại ngồi ở cuối bàn họp, nhìn thẳng về bục thuyết trình để nghe Blackburn và Harris trình bày về diễn tiến cuộc tập kích.
Sau này có người hỏi Bennett ngồi đó để làm gì.
Bennett trả lời: “Ngồi đó để chịu chết?”.
Đột nhiên các báo cáo được gửi về khẩn trương hơn. Đến lúc 2 giờ 29 phút Manor báo cáo là có sự đe doạ của phản lực MIG; một phút sau đó lại báo cáo thêm: đã đổ bộ an toàn xuống mục tiêu. Blackburn kiểm nhận lại bảng ghi thời điểm trên một tấm vải lớn treo trước mặt. Cuộc đổ bộ đã thực hiện 11 phút muộn hơn giờ đã định, nhưng không có lý do giải thích vì sao. Đúng ra là các toán đã đổ bộ đúng theo thời điểm, nhưng vì hệ thống truyền tin của Manor bị trục trặc gì đó nên đã báo cáo chậm. Ba phút nữa lại trôi qua và có báo cáo: Sự đe doạ của MIG không còn nữa thêm 3 phút nữa lại có báo cáo: tình hình tốt đẹp.
15 phút tiếp theo lại không có báo cáo, nhưng rồi sau cùng lại có tin: tất cả máy bay đã rời khỏi mục tiêu.
Căn cứ trên diễn tiến này, Vogt thường xuyên liên lạc với phòng tình hình tại Nhà Trắng, hoặc trực tiếp điện thoại cho tướng Haig để báo cáo sơ bộ về cuộc tập kích. Mọi người đều đang khẩn trương chờ nghe một tin cuối cùng: Simons có giải cứu được tù binh nào không? Nhưng không có tin tức nào về chuyện tù binh ở trại Sơn Tây cả.
Hai mươi lăm phút sau đó, lúc 3 giờ 15, lại có thêm báo cáo của Manor: Tất cả toán hành động đang quay về, vượt qua biên giới Lào. Tuy nhiên vẫn không có tin tức về tù binh và cũng không có tin toán của Simons có ai bị thương. 46 phút đã trôi qua kể từ lúc các máy bay đã đáp xuống an toàn.
12 phút nữa lại trôi qua trước khi có thêm một báo cáo gửi về: “Yêu cầu yểm trợ hoạt động tìm kiếm và giải cứu. Một phản lực F-105 đã bị bắn rơi”.
Vogt bật đứng lên khỏi ghế. F.105 hả? Việc gì lại có F.105 ở đây? Ông ta quay sang Mayer: “Chiếc máy bay này ở đâu đến? Có chuyện gì xảy ra thế?”.
Cả Mayer lẫn Blackburn đều không có khái niệm gì về chuyện này. Trong toàn bộ kế hoạch và thực tập cuộc tập kích Sơn Tây đều không có khoản nào nói đến việc sử dụng phản lực cơ F.105. Tất cả mọi loại máy bay dùng trong cuộc tập kích đều đã được ghi chú rõ trên các tập tài liệu thuyết trình đặt trước mặt các vị sĩ quan cao cấp trong phòng họp. Không ai tìm thấy có ghi chú nào nói về loại F.105 cả.
Mỗi người có một ý nghĩ khác nhau. Có thể những ai có mặt trong Trung tâm chỉ huy này cũng nghĩ rằng đấy là một điều quái gở. Mà lại là một điều quái gở rất tai hại. Blackburn nghĩ rằng biết đâu có một tên điên khùng và phản động nào đó đã tự lái máy bay từ Thái Lan đi Bắc Việt Nam một mình để gây nên một cuộc không chiến khiêu khích các đơn vị không quân địch? Hoặc biết đâu lại là một trong những hoạt động bí mật mà ông ta đã nghe qua nhưng không được phép biết rõ chi tiết? Nhưng tại sao Manor lại gửi công điện về báo cáo như vậy nếu việc này không dính líu gì đến cuộc tập kích?
Việc cho các phản lực cơ F.105 xuất phát là theo ý riêng của Manor. Khi ở Thái Lan, vào phút chót, ông ta đã quyết định cho xuất phát một phi đoàn gồm 5 chiếc F.105 thuộc phân đoàn không lực chiến đấu đóng tại Korat (phân đoàn chiến thuật 388) để hộ tống các toán đi tập kích. Nhiệm vụ của phi đoàn này là làm xáo trộn hệ thống ra-đa (phát sóng) của Bắc Việt Nam làm mồi cho các tên lửa SAM 2 của địch. Chúng không ngắm bắn vào mục tiêu của lực lượng tập kích, mà bắn phá các ổ phòng không có gắn tên lửa SAM, và bảo vệ cho 10 chiếc máy bay chiến đấu loại F-4 sẽ bay tuần tiễu quanh vùng trời mục tiêu để ngăn ngừa phản lực MIG của Bắc Việt Nam.
Nói tóm lại chúng có mục đích nhử đối phương.
Trong suốt quá trình vật lộn với nhiều vấn đề rắc rối xảy ra từ ngày 17 đến 20 tháng 11, Manor và bộ tham mưu của ông ta đã quên mất không báo cáo cho Washington biết về việc các chiếc F.105 đã được sử dụng thêm trong lực lượng oanh kích Sơn Tây.
Mỗi chiếc phản lực F.105 mang danh hiệu là Wild Weasel có 2 phi công, và các phi công này đều biết rõ nhiệm vụ của họ là làm mồi dụ địch. Họ chỉ bay ở tầm cao 13.000 bộ và ở ngay trong tầm tác xạ của tên lửa SAM 2. Chỉ một vài phút sau khi M.Donohue bay đến khu vực trại tù Sơn Tây thì tên lửa SAM đầu tiên của địch được bắn lên. Nhưng các tên lửa hướng về các phản lực F.105 chứ không phải hướng về các trực thăng. Trong tất cả 18 tên lửa SAM được bắn lên gần khu vực Sơn Tây thì đã có đến 16 tên lửa hướng về những chiếc F.105. Có 6 tên lửa được bắn lên cùng một lúc.
Các máy bay làm mồi đã đạt được kết quả, tất cả tên lửa SAM của địch đều bắn sai mục tiêu.
Khi cuộc tập kích đã mở màn được 12 phút, một chiếc F.105 mang danh hiệu Firebird Three suýt bị bắn rơi. Hai tên lửa SAM bay thẳng về hướng chiếc F.105 này, nhưng phi công William J., Starkey đã hạ máy bay xuống tầm thấp 5.000 bộ. Khi 2 tên lửa tiếp tục đuổi theo thì viên phi công lại cho máy bay vụt thẳng lên cao. Một tên lửa SAM đầu tiên bay qua và nổ phía sau, tên lửa khác nổ dưới bụng ở phía cánh trái. Trong thời gian từ 12 đến 15 giây đồng hồ cánh máy bay của thiếu tá Starkey dường như bốc lửa. Viên phi công phụ không thể tin được khi thấy lửa đột nhiên tắt ngấm và Starkey bình tĩnh nói với ông ta là chiếc máy bay vẫn hoạt động bình thường.
Sáu phút sau đó chiếc F.105 mang danh hiệu Firebird Five bị trúng đạn. Một tên lửa SAM đã nổ gần máy bay, làm cho phòng lái bị loé sáng. Toàn thân máy bay đảo điên như gặp phải sóng lớn. Viên phi công là thiếu tá Donald Kilgus biết ngay là đã mất hệ thống điều khiển giữ thăng bằng. Trong các loại F.105 đây là điều nguy hại nhất. Ông ta không thể nào bẻ cần lái thêm được nữa. Viên phi công phụ là đại uý Clarence Lowry ngồi phía sau biết tình trạng nguy ngập vì đồng hồ báo nhiên liệu chỉ cho biết xăng bị chảy quá nhiều. Kilgus cố gắng lái máy bay về miền Nam Lào với hy vọng có thể hy vọng về được Thái Lan. Khi đến vùng cánh đồng Chum ở Lào, với độ cao 32.000 bộ, chiếc F.105 bốc lửa lớn. Cả Kilgus và Lowry cố cho máy bay hạ xuống tầm 8.000 bộ, rồi cả hai bấm nút dù để thoát ra ngoài. Hệ thống mở dù tự động đã thực hiện hữu hiệu, nhưng cả hai lại rơi xuống một vùng đất “rất không thân thiện”.
Trong khoảng thời gian này Donohue đã lái chiếc trực thăng “Quả táo thứ ba” ra khỏi địa điểm chờ đợi gần doanh trại Sơn Tây. Thiếu tá Kenneth Murphy lái chiếc “Quả táo thứ năm” để hộ tống Donohue trên đường quay về, bỗng nghe làn sóng truyền tin báo hiệu một chiếc F.105 bị bắn rơi. Donohue lái trực thăng theo chiếc “Quả táo thứ hai” của John Allison, để cho Murphy với chiếc “Quả táo thứ năm” và trung tá Royal Brown với chiếc “Quả táo thứ tư” bay chậm lại tiếp thêm nhiên liệu và đi tìm cứu các phi công bị bắn rơi. Ngay sau đó một chiếc C-130 bay đến thả tháo sáng tại vùng mà họ cho là các viên phi công đã rơi xuống. Cuối cùng Murphy đã tìm được cả hai người nhưng lại bị đạn từ dưới đất bắn lên. Sau khi tái tiếp nhiên liệu xong một loạt máy bay oanh kích A-1 cùng bay đến để bảo vệ các trực thăng. Mọi người đều quyết định chờ đến tảng sáng để thi hành việc giải cứu. Sau cùng Brown đã đáp xuống và cứu được Kilgus, trong khi đó Murphy phải bay thêm nửa dặm nữa mới cứu được Lowry ra khỏi khu rừng rậm.
Mỗi người có một ý nghĩ khác nhau. Có thể những ai có mặt trong Trung tâm chỉ huy này cũng nghĩ rằng đấy là một điều quái gở. Mà lại là một điều quái gở rất tai hại. Blackburn nghĩ rằng biết đâu có một tên điên khùng và phản động nào đó đã tự lái máy bay từ Thái Lan đi Bắc Việt Nam một mình để gây nên một cuộc không chiến khiêu khích các đơn vị không quân địch? Hoặc biết đâu lại là một trong những hoạt động bí mật mà ông ta đã nghe qua nhưng không được phép biết rõ chi tiết? Nhưng tại sao Manor lại gửi công điện về báo cáo như vậy nếu việc này không dính líu gì đến cuộc tập kích?
Việc cho các phản lực cơ F.105 xuất phát là theo ý riêng của Manor. Khi ở Thái Lan, vào phút chót, ông ta đã quyết định cho xuất phát một phi đoàn gồm 5 chiếc F.105 thuộc phân đoàn không lực chiến đấu đóng tại Korat (phân đoàn chiến thuật 388) để hộ tống các toán đi tập kích. Nhiệm vụ của phi đoàn này là làm xáo trộn hệ thống ra-đa (phát sóng) của Bắc Việt Nam làm mồi cho các tên lửa SAM 2 của địch. Chúng không ngắm bắn vào mục tiêu của lực lượng tập kích, mà bắn phá các ổ phòng không có gắn tên lửa SAM, và bảo vệ cho 10 chiếc máy bay chiến đấu loại F-4 sẽ bay tuần tiễu quanh vùng trời mục tiêu để ngăn ngừa phản lực MIG của Bắc Việt Nam.
Nói tóm lại chúng có mục đích nhử đối phương.
Trong suốt quá trình vật lộn với nhiều vấn đề rắc rối xảy ra từ ngày 17 đến 20 tháng 11, Manor và bộ tham mưu của ông ta đã quên mất không báo cáo cho Washington biết về việc các chiếc F.105 đã được sử dụng thêm trong lực lượng oanh kích Sơn Tây.
Mỗi chiếc phản lực F.105 mang danh hiệu là Wild Weasel có 2 phi công, và các phi công này đều biết rõ nhiệm vụ của họ là làm mồi dụ địch. Họ chỉ bay ở tầm cao 13.000 bộ và ở ngay trong tầm tác xạ của tên lửa SAM 2. Chỉ một vài phút sau khi M.Donohue bay đến khu vực trại tù Sơn Tây thì tên lửa SAM đầu tiên của địch được bắn lên. Nhưng các tên lửa hướng về các phản lực F.105 chứ không phải hướng về các trực thăng. Trong tất cả 18 tên lửa SAM được bắn lên gần khu vực Sơn Tây thì đã có đến 16 tên lửa hướng về những chiếc F.105. Có 6 tên lửa được bắn lên cùng một lúc.
Các máy bay làm mồi đã đạt được kết quả, tất cả tên lửa SAM của địch đều bắn sai mục tiêu.
Khi cuộc tập kích đã mở màn được 12 phút, một chiếc F.105 mang danh hiệu Firebird Three suýt bị bắn rơi. Hai tên lửa SAM bay thẳng về hướng chiếc F.105 này, nhưng phi công William J., Starkey đã hạ máy bay xuống tầm thấp 5.000 bộ. Khi 2 tên lửa tiếp tục đuổi theo thì viên phi công lại cho máy bay vụt thẳng lên cao. Một tên lửa SAM đầu tiên bay qua và nổ phía sau, tên lửa khác nổ dưới bụng ở phía cánh trái. Trong thời gian từ 12 đến 15 giây đồng hồ cánh máy bay của thiếu tá Starkey dường như bốc lửa. Viên phi công phụ không thể tin được khi thấy lửa đột nhiên tắt ngấm và Starkey bình tĩnh nói với ông ta là chiếc máy bay vẫn hoạt động bình thường.
Sáu phút sau đó chiếc F.105 mang danh hiệu Firebird Five bị trúng đạn. Một tên lửa SAM đã nổ gần máy bay, làm cho phòng lái bị loé sáng. Toàn thân máy bay đảo điên như gặp phải sóng lớn. Viên phi công là thiếu tá Donald Kilgus biết ngay là đã mất hệ thống điều khiển giữ thăng bằng. Trong các loại F.105 đây là điều nguy hại nhất. Ông ta không thể nào bẻ cần lái thêm được nữa. Viên phi công phụ là đại uý Clarence Lowry ngồi phía sau biết tình trạng nguy ngập vì đồng hồ báo nhiên liệu chỉ cho biết xăng bị chảy quá nhiều. Kilgus cố gắng lái máy bay về miền Nam Lào với hy vọng có thể hy vọng về được Thái Lan. Khi đến vùng cánh đồng Chum ở Lào, với độ cao 32.000 bộ, chiếc F.105 bốc lửa lớn. Cả Kilgus và Lowry cố cho máy bay hạ xuống tầm 8.000 bộ, rồi cả hai bấm nút dù để thoát ra ngoài. Hệ thống mở dù tự động đã thực hiện hữu hiệu, nhưng cả hai lại rơi xuống một vùng đất “rất không thân thiện”.
Trong khoảng thời gian này Donohue đã lái chiếc trực thăng “Quả táo thứ ba” ra khỏi địa điểm chờ đợi gần doanh trại Sơn Tây. Thiếu tá Kenneth Murphy lái chiếc “Quả táo thứ năm” để hộ tống Donohue trên đường quay về, bỗng nghe làn sóng truyền tin báo hiệu một chiếc F.105 bị bắn rơi. Donohue lái trực thăng theo chiếc “Quả táo thứ hai” của John Allison, để cho Murphy với chiếc “Quả táo thứ năm” và trung tá Royal Brown với chiếc “Quả táo thứ tư” bay chậm lại tiếp thêm nhiên liệu và đi tìm cứu các phi công bị bắn rơi. Ngay sau đó một chiếc C-130 bay đến thả tháo sáng tại vùng mà họ cho là các viên phi công đã rơi xuống. Cuối cùng Murphy đã tìm được cả hai người nhưng lại bị đạn từ dưới đất bắn lên. Sau khi tái tiếp nhiên liệu xong một loạt máy bay oanh kích A-1 cùng bay đến để bảo vệ các trực thăng. Mọi người đều quyết định chờ đến tảng sáng để thi hành việc giải cứu. Sau cùng Brown đã đáp xuống và cứu được Kilgus, trong khi đó Murphy phải bay thêm nửa dặm nữa mới cứu được Lowry ra khỏi khu rừng rậm.
Trong khi các trực thăng của Simons đang trên đường bay về Udorn, một chặng đường bay im lặng và cô đơn thì công điện mật mã của Manor với nội dung: “có thể không có tù binh” được gửi đến Trung tâm chỉ huy ở Lầu Năm Góc. Lúc bấy giờ là 3 giờ 35 phút chiều thứ sáu 21 tháng 11.
Khi công điện mật mã này được dịch xong thì một vị thiếu tướng lục quân có nhiệm vụ làm sĩ quan trực tại trung tâm chỉ huy trong buổi chiều hôm ấy đã chộp lấy bức công điện và chạy thẳng vào phòng chỉ huy. Đúng theo nguyên tắc thì ông ta phải trao lại cho Mayer hoặc Vogt và trao một bản sao cho Blackburn. Tuy nhiên, không thực hiện đúng nguyên tắc đó ông ta lại chạy ngay vào cửa lớn tay cầm bức công điện vẫy vẫy lên cao và la to lên nhiều lần một cách dại dột: “Không có tù binh ở Sơn Tây? Không có tù binh ở Sơn Tây!”.
Đấy không phải là loại tin tức mà mọi người có mặt tại Trung tâm chỉ huy đang mong đợi phản ứng của họ là một sự tổng hợp giữa sự không tin tưởng, thất vọng, và nổi giận.
Vogt gọi điện thoại ngay cho Haig: “Hình như mọi việc hỏng rồi. Không có tù binh nào cả. Manor nói là “có thể” nhưng chúng ta phải sẵn sàng chờ đợi điều thất bại”. Chỉ trong vòng vài phút sau, Tổng thống gọi điện thoại cho Laird và Moorer, ông ta yêu cầu hai người chuyển lời cảm ơn của cá nhân Tổng thống đến tất cả các viên chức nào có tham dự vào sự cố gắng dũng cảm này.
Laird đứng dậy và bước ra khỏi phòng họp không nói một lời, không vội vàng, không chán nản hoặc giận dữ, nhưng có vẻ thất vọng. Sau cùng ông ta chỉ nói một câu ngắn: “Việc như thế này thường xảy ra lắm, dù sao chúng ta cũng đã cố gắng”. Moorer bước theo Laird ra khỏi phòng. Laird vừa đi khỏi thì cả phòng họp dường như nổ tung lên với mọi tiếng ồn ào bàn tán, chỉ trích, chê bai đủ điều.
Mayer nhớ lại các lời bình phẩm thật là gay gắt.
Westmoreland có vẻ tái mặt, lắc đầu, và nói: “Lại thêm một thất bại về tình báo nữa”. Có một vài vị Tham mưu trưởng hỗn hợp cũng bình luận gay gắt đôi khi đến mức độ cay đắng. Cuối cùng John W. Vogt phải ngăn chặn mọi lời bình phẩm và bình thản nói: “Thưa quý vị, trước khi chúng ta đi đến kết luận, tôi nghĩ là chúng ta cần phải xem xét lại cho rõ việc gì sai trái đã xẩy ra”.
Khi buổi họp tan, vị trưởng phòng 3 của Bộ Tổng tham mưu hỗn hợp là đại tướng Melvin R., Zais phát biểu thêm một câu nói đầy vẻ châm biếm. “Chà, theo điện này thì tôi nghĩ chúng ta nên cách chức tên Blackburn cho rồi”. Dường như ông ta có ý vừa châm biếm vừa khôi hài để làm cho bầu không khí bớt nặng nề căng thẳng. Tuy nhiên không có ai thấy có việc gì khôi hài cả.
Tướng Bennett lái xe về nhà đi vội vào phòng riêng và ôm đầu cúi gục xuống. Vợ của ông ta là một người đàn bà nhạy cảm và luôn luôn ủng hộ chồng, biết rằng đây không phải là lúc hỏi chồng việc gì đã xảy ra. Còn Mayer cũng về nhà và khóc trước mặt vợ, đây là tiếng khóc lần đầu tiên trong suốt cuộc đời binh nghiệp của ông. Blackburn cũng lái xe về nhà ở bang Virginia cố gắng khôi hài nói với vợ: “Xong rồi, tôi đã phá huỷ mọi việc rồi”. Vợ ông ta hiểu ngay. Đã từ mấy tháng qua bà ta đã nghe chồng mình nói mê sảng trong giấc ngủ về một doanh trại trống rỗng nào đó nhưng bà ta không kể lại cho chồng nghe việc này.
Đúng 4 giờ 28 phút vào buổi sáng, Simons và lực lượng của ông ta đáp xuống căn cứ không quân Hoàng gia Thái tại Udorn. Manor đã chờ sẵn ở đấy. Simons nhảy ra khỏi trực thăng, nhún vai và nói với Manor. “Không có tù binh”.
Manor không thể tin được điều đó, rồi cố gạn hỏi lại: “Thật không?”. Ông ta đã nhận được công điện của Simons nhưng hệ thống truyền tin không được rõ ràng lắm cho nên ông ta vẫn còn nghi ngờ.
Simons trả lời: “Đúng rồi, đúng thật rồi”. Simons còn nhướng mắt và trề môi như muốn nói thêm: “Có điều gì phải nói nữa đâu”.
Ông ta nói với Manor là Meadows và toán xung kích quả quyết rằng doanh trại đã bị bỏ trống từ lâu, có nhiều bao xi-măng chất đống trong một phòng giam.
Trong khi Simons đứng quan sát tất cả các lính của ông ta lần lượt bước xuống chiếc trực thăng thứ hai và được kiểm nhận đầy đủ, thì Manor đi vào phòng hành quân để gọi điện cho Trung tâm chỉ huy Lầu Năm Góc. Một vài phút sau Simons cũng bước theo vào và thấy Manor đang điện đàm với Laird. Đấy là đường dây không được an toàn cho nên báo cáo rất ngắn gọn. Ông ta sẽ gửi công điện mật mã với đầy đủ chi tiết hơn trong một vài giờ nữa. Manor hỏi Simons: “Anh có muốn nói chuyện với Laird không?”. Simons trả lời: “Nói làm cái quái gì. Tôi chẳng có việc gì để nói với ông ta cả”.
Tất cả toán lính của Simons và phi hành đoàn được tắm rửa và bồi dưỡng đầy đủ nhưng không ai có thể đi ngủ sớm được. Các toán tình báo đã có mặt ở đấy để thẩm vấn mọi người về công tác vừa qua, việc này sẽ kéo dài hàng giờ. Donohue là một trong những người may mắn nhất vì ông ta được một nữ chuyên viên tình báo tuyệt đẹp thẩm vấn.
Trước khi mọi người được phép về phòng nghỉ ngơi thì các vị sĩ quan trưởng toán phải viết báo cáo đầy đủ chi tiết về công tác vừa qua. Báo cáo này được chuyển qua hệ thống điệp báo về thẳng cho Moorer lúc 9 giờ 15 sáng.
Khi công điện mật mã này được dịch xong thì một vị thiếu tướng lục quân có nhiệm vụ làm sĩ quan trực tại trung tâm chỉ huy trong buổi chiều hôm ấy đã chộp lấy bức công điện và chạy thẳng vào phòng chỉ huy. Đúng theo nguyên tắc thì ông ta phải trao lại cho Mayer hoặc Vogt và trao một bản sao cho Blackburn. Tuy nhiên, không thực hiện đúng nguyên tắc đó ông ta lại chạy ngay vào cửa lớn tay cầm bức công điện vẫy vẫy lên cao và la to lên nhiều lần một cách dại dột: “Không có tù binh ở Sơn Tây? Không có tù binh ở Sơn Tây!”.
Đấy không phải là loại tin tức mà mọi người có mặt tại Trung tâm chỉ huy đang mong đợi phản ứng của họ là một sự tổng hợp giữa sự không tin tưởng, thất vọng, và nổi giận.
Vogt gọi điện thoại ngay cho Haig: “Hình như mọi việc hỏng rồi. Không có tù binh nào cả. Manor nói là “có thể” nhưng chúng ta phải sẵn sàng chờ đợi điều thất bại”. Chỉ trong vòng vài phút sau, Tổng thống gọi điện thoại cho Laird và Moorer, ông ta yêu cầu hai người chuyển lời cảm ơn của cá nhân Tổng thống đến tất cả các viên chức nào có tham dự vào sự cố gắng dũng cảm này.
Laird đứng dậy và bước ra khỏi phòng họp không nói một lời, không vội vàng, không chán nản hoặc giận dữ, nhưng có vẻ thất vọng. Sau cùng ông ta chỉ nói một câu ngắn: “Việc như thế này thường xảy ra lắm, dù sao chúng ta cũng đã cố gắng”. Moorer bước theo Laird ra khỏi phòng. Laird vừa đi khỏi thì cả phòng họp dường như nổ tung lên với mọi tiếng ồn ào bàn tán, chỉ trích, chê bai đủ điều.
Mayer nhớ lại các lời bình phẩm thật là gay gắt.
Westmoreland có vẻ tái mặt, lắc đầu, và nói: “Lại thêm một thất bại về tình báo nữa”. Có một vài vị Tham mưu trưởng hỗn hợp cũng bình luận gay gắt đôi khi đến mức độ cay đắng. Cuối cùng John W. Vogt phải ngăn chặn mọi lời bình phẩm và bình thản nói: “Thưa quý vị, trước khi chúng ta đi đến kết luận, tôi nghĩ là chúng ta cần phải xem xét lại cho rõ việc gì sai trái đã xẩy ra”.
Khi buổi họp tan, vị trưởng phòng 3 của Bộ Tổng tham mưu hỗn hợp là đại tướng Melvin R., Zais phát biểu thêm một câu nói đầy vẻ châm biếm. “Chà, theo điện này thì tôi nghĩ chúng ta nên cách chức tên Blackburn cho rồi”. Dường như ông ta có ý vừa châm biếm vừa khôi hài để làm cho bầu không khí bớt nặng nề căng thẳng. Tuy nhiên không có ai thấy có việc gì khôi hài cả.
Tướng Bennett lái xe về nhà đi vội vào phòng riêng và ôm đầu cúi gục xuống. Vợ của ông ta là một người đàn bà nhạy cảm và luôn luôn ủng hộ chồng, biết rằng đây không phải là lúc hỏi chồng việc gì đã xảy ra. Còn Mayer cũng về nhà và khóc trước mặt vợ, đây là tiếng khóc lần đầu tiên trong suốt cuộc đời binh nghiệp của ông. Blackburn cũng lái xe về nhà ở bang Virginia cố gắng khôi hài nói với vợ: “Xong rồi, tôi đã phá huỷ mọi việc rồi”. Vợ ông ta hiểu ngay. Đã từ mấy tháng qua bà ta đã nghe chồng mình nói mê sảng trong giấc ngủ về một doanh trại trống rỗng nào đó nhưng bà ta không kể lại cho chồng nghe việc này.
Đúng 4 giờ 28 phút vào buổi sáng, Simons và lực lượng của ông ta đáp xuống căn cứ không quân Hoàng gia Thái tại Udorn. Manor đã chờ sẵn ở đấy. Simons nhảy ra khỏi trực thăng, nhún vai và nói với Manor. “Không có tù binh”.
Manor không thể tin được điều đó, rồi cố gạn hỏi lại: “Thật không?”. Ông ta đã nhận được công điện của Simons nhưng hệ thống truyền tin không được rõ ràng lắm cho nên ông ta vẫn còn nghi ngờ.
Simons trả lời: “Đúng rồi, đúng thật rồi”. Simons còn nhướng mắt và trề môi như muốn nói thêm: “Có điều gì phải nói nữa đâu”.
Ông ta nói với Manor là Meadows và toán xung kích quả quyết rằng doanh trại đã bị bỏ trống từ lâu, có nhiều bao xi-măng chất đống trong một phòng giam.
Trong khi Simons đứng quan sát tất cả các lính của ông ta lần lượt bước xuống chiếc trực thăng thứ hai và được kiểm nhận đầy đủ, thì Manor đi vào phòng hành quân để gọi điện cho Trung tâm chỉ huy Lầu Năm Góc. Một vài phút sau Simons cũng bước theo vào và thấy Manor đang điện đàm với Laird. Đấy là đường dây không được an toàn cho nên báo cáo rất ngắn gọn. Ông ta sẽ gửi công điện mật mã với đầy đủ chi tiết hơn trong một vài giờ nữa. Manor hỏi Simons: “Anh có muốn nói chuyện với Laird không?”. Simons trả lời: “Nói làm cái quái gì. Tôi chẳng có việc gì để nói với ông ta cả”.
Tất cả toán lính của Simons và phi hành đoàn được tắm rửa và bồi dưỡng đầy đủ nhưng không ai có thể đi ngủ sớm được. Các toán tình báo đã có mặt ở đấy để thẩm vấn mọi người về công tác vừa qua, việc này sẽ kéo dài hàng giờ. Donohue là một trong những người may mắn nhất vì ông ta được một nữ chuyên viên tình báo tuyệt đẹp thẩm vấn.
Trước khi mọi người được phép về phòng nghỉ ngơi thì các vị sĩ quan trưởng toán phải viết báo cáo đầy đủ chi tiết về công tác vừa qua. Báo cáo này được chuyển qua hệ thống điệp báo về thẳng cho Moorer lúc 9 giờ 15 sáng.
« Trả lời #58 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2008, 07:08:43 pm » |
Nhưng báo cáo đã bị thất lạc
Ngay sau khi viết báo cáo xong, Manor và Simons lại nhận được lệnh phải bay về Washington ngay lập tức. Simons chỉ thị cho Sydnor tập hợp mọi người lại. Ông ta muốn cho tất cả các binh sĩ biết rõ về cảm nghĩ của ông những cảm nghĩ chân thành nhất. Ông ta nói với mọi người: “Tôi biết các anh thất vọng. Chúng ta đã vào trúng chỗ. Tuy nhiên các anh không nên lo buồn gì cả, không có gì là xấu hổ cả. Các anh đã làm xong nhiệm vụ, và đã làm nhiệm vụ ấy một cách hoàn hảo, không có vị chỉ huy nào có thể đòi hỏi hơn nữa. Tất cả chúng ta chẳng có việc gì phải thẹn thùng xấu hổ cả. Công tác vừa qua, theo đúng như điều các anh đã làm thì đấy là một sự thành công. Các anh không thể làm tốt hơn thế được”.
Manor và Simons lên một chiếc máy bay chở thư tín loại nhỏ, bay về Sài Gòn, và ở đấy lại chuyển sang máy bay khác để về Mỹ. Đây là chuyến bay xuyên qua Thái Bình Dương lần thứ tư của hai người trong vòng 3 tuần lễ. Đô đốc McCain đón họ tại Hawaii và đưa họ lên một trong những chiếc máy bay chỉ huy thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, đó là loại máy bay KV-135 được cải biến lại, gọi là “Looking Glass”. Simons vẫn còn nhớ rõ chiếc máy bay đó: “Lạy Chúa, thật không thể tưởng tượng được. Có đầy đủ các loại thiết bị điện tử và đài truyền tin. Thật là từ đầu đến đuôi không có thiếu thứ gì cả. Trông giống như một rừng thiết bị điện tử”. Đô đốc McCain hướng dẫn hai người ra phía sau thân máy bay và chỉ cho họ một phòng nhỏ dùng làm nơi nghỉ ngơi và Simons nhảy ngay lên giường ngủ một giấc.
Cả hai người đến căn cứ không quân Andrews vào lúc 3 giờ sáng ngày thứ hai 23 tháng 11. Blackburn đón họ tại sân bay, nói cho cả hai biết là sẽ ăn điểm tâm với Bộ trưởng Laird và đô đốc Moorer, sau đó dẫn họ về phòng sĩ quan tạm trú để rửa mặt và ngủ thêm nếu cần.
Simons nói cho Blackburn về việc mình đã đổ bộ nhầm doanh trại. Ông ta nói: “Thật là buồn cười, tôi nghĩ là chúng ta đã làm cho đối phương một phen hoảng hồn. Ngoài việc đó ra thì mọi việc khác đều trôi chảy êm xuôi, cuộc hành quân thật là nhẹ nhàng, êm ái đúng theo kế hoạch”. Blackburn nói thêm vào theo ông ta nghĩ có lẽ các vị tham mưu trưởng hỗn hợp còn hoảng hồn hơn là bọn Bắc Việt Nam.
Simons có vẻ bực tức khi nghe câu nói đó. Ông ta phản ứng: “Thiếu tướng muốn nói điều gì với tôi vậy? Không lý gì chúng ta đã bị đánh bầm mắt à? Tôi không cáu giận với ai cả. Tôi nghĩ là mọi việc xảy ra thật tuyệt diệu. Chúng ta không cứu được tù binh nhưng, lạy Chúa tôi, khi nghĩ dù không cứu được ai cả thì công tác này cũng đáng được thi hành”.
Ngay sau khi viết báo cáo xong, Manor và Simons lại nhận được lệnh phải bay về Washington ngay lập tức. Simons chỉ thị cho Sydnor tập hợp mọi người lại. Ông ta muốn cho tất cả các binh sĩ biết rõ về cảm nghĩ của ông những cảm nghĩ chân thành nhất. Ông ta nói với mọi người: “Tôi biết các anh thất vọng. Chúng ta đã vào trúng chỗ. Tuy nhiên các anh không nên lo buồn gì cả, không có gì là xấu hổ cả. Các anh đã làm xong nhiệm vụ, và đã làm nhiệm vụ ấy một cách hoàn hảo, không có vị chỉ huy nào có thể đòi hỏi hơn nữa. Tất cả chúng ta chẳng có việc gì phải thẹn thùng xấu hổ cả. Công tác vừa qua, theo đúng như điều các anh đã làm thì đấy là một sự thành công. Các anh không thể làm tốt hơn thế được”.
Manor và Simons lên một chiếc máy bay chở thư tín loại nhỏ, bay về Sài Gòn, và ở đấy lại chuyển sang máy bay khác để về Mỹ. Đây là chuyến bay xuyên qua Thái Bình Dương lần thứ tư của hai người trong vòng 3 tuần lễ. Đô đốc McCain đón họ tại Hawaii và đưa họ lên một trong những chiếc máy bay chỉ huy thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, đó là loại máy bay KV-135 được cải biến lại, gọi là “Looking Glass”. Simons vẫn còn nhớ rõ chiếc máy bay đó: “Lạy Chúa, thật không thể tưởng tượng được. Có đầy đủ các loại thiết bị điện tử và đài truyền tin. Thật là từ đầu đến đuôi không có thiếu thứ gì cả. Trông giống như một rừng thiết bị điện tử”. Đô đốc McCain hướng dẫn hai người ra phía sau thân máy bay và chỉ cho họ một phòng nhỏ dùng làm nơi nghỉ ngơi và Simons nhảy ngay lên giường ngủ một giấc.
Cả hai người đến căn cứ không quân Andrews vào lúc 3 giờ sáng ngày thứ hai 23 tháng 11. Blackburn đón họ tại sân bay, nói cho cả hai biết là sẽ ăn điểm tâm với Bộ trưởng Laird và đô đốc Moorer, sau đó dẫn họ về phòng sĩ quan tạm trú để rửa mặt và ngủ thêm nếu cần.
Simons nói cho Blackburn về việc mình đã đổ bộ nhầm doanh trại. Ông ta nói: “Thật là buồn cười, tôi nghĩ là chúng ta đã làm cho đối phương một phen hoảng hồn. Ngoài việc đó ra thì mọi việc khác đều trôi chảy êm xuôi, cuộc hành quân thật là nhẹ nhàng, êm ái đúng theo kế hoạch”. Blackburn nói thêm vào theo ông ta nghĩ có lẽ các vị tham mưu trưởng hỗn hợp còn hoảng hồn hơn là bọn Bắc Việt Nam.
Simons có vẻ bực tức khi nghe câu nói đó. Ông ta phản ứng: “Thiếu tướng muốn nói điều gì với tôi vậy? Không lý gì chúng ta đã bị đánh bầm mắt à? Tôi không cáu giận với ai cả. Tôi nghĩ là mọi việc xảy ra thật tuyệt diệu. Chúng ta không cứu được tù binh nhưng, lạy Chúa tôi, khi nghĩ dù không cứu được ai cả thì công tác này cũng đáng được thi hành”.
Chương V: Rối như tơ vò
Phòng họp báo của Lầu Năm Góc
Phòng họp báo của Lầu Năm Góc
Manor và Simons chỉ ngủ được vài giờ trước khi được hộ tống đến văn phòng của Laird, tại phòng 3E 880 ở Lầu Năm Góc. Moorer đã ở đấy và chào đón hai người rất nồng nhiệt. Laird xin lỗi đã phải gọi họ về gấp rút như vậy vì chương trình có một vài thay đổi. Ông ta giải thích kỹ việc này trong bữa điểm tâm.
Laird hướng dẫn hai người sang phòng ăn riêng, ở đấy người phát ngôn của Lầu Năm Góc là Daniel Henkin đã có mặt. Cả năm người ngồi vào bàn rộng đặt ngay giữa phòng. Đây là một phòng rộng đủ chứa 120 người dành vào việc tổ chức các buổi tiệc liên hoan. Đúng ra thì phòng này thường được dùng cho các buổi tiệc trao giải thưởng hoặc tiệc mừng một nhân vật nào đó được Tổng thống bổ nhiệm vào Lầu Năm Góc. Nhìn qua cửa sổ, bên kia là dòng sông Potomac, người ta thấy rõ đài kỷ niệm Thomas Jefferson, tượng đài Washington và toà Nhà Trắng.
Trong khi Laird giải thích những việc gì đã xảy ra thì các chiêu đãi viên người Philippines mặc đồng phục màu xanh đang rót mời nước cam tươi và cà phê. Laird cho biết, Nhà Trắng đã điện thoại cho ông ta ngay sau khi biết được tin trại tù Sơn Tây trống rỗng và các toán lính tập kích đã trở về an toàn. Laird được lệnh mời hai vị chỉ huy cuộc tập kích về ngay Washington để Tổng thống đích thân trao huân chương cho họ. Ngoài hai vị chỉ huy, Tổng thống cũng muốn tặng thưởng huân chương cho hai binh sĩ khác nữa. Nhà Trắng nhấn mạnh là một trong hai binh sĩ này phải là người da đen.
Manor và Simons được yêu cầu cho biết tên hai binh sĩ ấy đúng theo các điều khoản đã được văn phòng Tổng thống ấn định (văn phòng này ở số 1600 đại lộ Pennsylvania) nhưng hai vị sĩ quan chỉ huy này có vẻ không hào hứng cho lắm khi nghe tin này. Cả hai đều nghĩ rằng tất cả những ai đã đổ bộ xuống trại tù Sơn Tây đều phải được đối xử bình đẳng. Laird và Moorer thông cảm ý nghĩ này nhưng đã giải thích là không thể làm gì hơn được. Mayer đã được lệnh soạn thảo gấp các bản tuyên dương công trạng. Manor và Simons cứ việc chọn lựa hai binh sĩ trước rồi sẽ xem xét lại các bản tuyên dương sau. Nhu cầu tranh thủ dư luận quần chúng của Nhà Trắng đã thắng được những quan niệm về lẽ công bằng của Manor và Simons.
Lễ trao gắn huân chương sẽ được tổ chức công khai. Laird nói thêm: Như vậy, có nghĩa là Lầu Năm Góc sẽ phải tiết lộ thêm nhiều chi tiết về cuộc tập kích Sơn Tây mà trước đây đã phải che giấu. Kể từ lúc Nhà Trắng ban hành chỉ thị này thì chương trình tuyên bố công khai có một chiều hướng mới: Dù ở trong trường hợp nào cũng không được tiết lộ là công tác này đã thất bại.
Laird và Henkin đều nghĩ rằng việc này không phải là chuyện dễ dàng. Trong một cuộc lễ công khai với sự có mặt của nhiều người như vậy thì không biết cuộc tập kích có thể được giữ bí mật trong một thời gian dài hay không? Hoặc họ có cách nào che đậy được những phần quan trọng? Từ đây cho đến lúc Nhà Trắng trao gắn huân chương không biết là Lầu Năm Góc có nên tuyên bố những điều gì? Nên tuyên bố những chi tiết nào tối đa nhất? Nên tuyên bố những phần nào gọi là tối thiểu nhất? Mặc dù Laird không nói rõ ra những ý của ông ta muốn hỏi mọi người xem thử làm cách nào để nói cho báo chí biết là Lầu Năm Góc đã ra lệnh cho 56 người đổ bộ ngay xuống vùng Bắc Việt Nam để rốt cuộc chỉ tìm thấy được một trại tù trống rỗng?
Simons nhớ lại đấy là một buổi họp lạ lùng. Mọi người đang ngồi ở vị trí thuộc Trung tâm quyền lực quân sự tối cao của Hoa Kỳ mà lại phải lo âu quá đáng về một vài lời tuyên bố với báo chí. Vừa phải suy nghĩ vừa phải lật qua lật lại những miếng trứng rán và thịt mặn trong bữa điểm tâm.
Cuối cùng, Laird hỏi Simons xem ông ta thấy cần làm như thế nào? Đến lúc này thì Simons cũng có ý định muốn đề nghị với Laird một vài điều phải làm, cho dù ông ta có được hỏi ý kiến hay không. Ông ta nói với Laird nên tổ chức buổi họp báo “ngay bây giờ”. Theo quan niệm của Simons thì mọi người nên chuẩn bị sẵn sàng đón đỡ những cú đấm về câu chuyện tập kích này theo kiểu viết riêng biệt của báo chí hoặc theo đúng như lời tuyên bố của Lầu Năm Góc. Ông ta nói thêm: “Đây là một công tác hoàn toàn hợp lý, đúng theo luật định. Tù binh là người Mỹ. Vậy thì người Mỹ, theo truyền thống phải cố gắng làm một việc gì để cứu người Mỹ. Vậy thì chúng ta còn phải sợ gì nữa?”.
Simons không nhớ rõ là những người khác trong buổi họp có đồng ý với ông ta hay không, nhưng Bộ trưởng Laird đã đồng ý, như vậy là đủ rồi. Ông ta nói: “Tôi không cần biết những người khác có đồng ý với tôi hay không, việc đó chẳng cần”. Ông ta cũng không nhớ rõ là Laird đã đồng tình như thế nào, tuy nhiên cuộc họp báo được tổ chức năm phút ngay sau đó.
Cuộc tập kích Sơn Tây đã được soạn thảo và thi hành với sự bí mật tuyệt đối. Bây giờ lại đến màn cuối cùng phải tiết lộ ra một cách công khai trước dư luận quần chúng. Cả năm người có mặt tại buổi họp với Laird đang cố gắng chú tâm tìm cách nào để trình bày cuộc tập kích này cho thích hợp nhất. Không có cuộc thảo luận nào về chuyện thành hay bại, chuyện sai hay đúng. Sau này khi được hỏi ông ta có nói cho Laird biết là mình đã đổ bộ nhầm doanh trại hay không thì Simons trả lời: “Không, không”. Đấy không phải là vấn đề được đem ra thảo luận trong buổi họp, vì đấy là chi tiết chiến thuật. Tuy nhiên Manor và Simons đều có cảm tưởng là Laird và Moorer đã biết về sự sai lầm. Manor đã trình bày rõ việc này trong báo cáo sơ bộ sau công tác gửi về Trung tâm chỉ huy Lầu Năm Góc ngay trước khi ông ta và Simons rời căn cứ Udorn. Có điều là họ không biết chuyện bức công điện đã bị thất lạc. Washington chỉ nhận được một tuần lễ sau ngày tập kích chấm dứt và chính nhà báo Jack Anderson đã tóm được một phần bức công điện ấy trước khi đến tay Laird.
Khi cuộc thảo luận về buổi họp báo Sơn Tây tiến đến phần kết luận phải trình bày các chi tiết như thế nào, thì không có đủ thời gian để tổ chức họp báo theo thời điểm thông lệ hàng ngày. Vì lẽ đó Henkin đã chỉ thị hoãn lại vào buổi chiều chứ không phải vào 11 giờ buổi sáng. Không ai nói rõ cho đám nhà báo gồm 55 ký giả và nhà bình luận phát thanh truyền hình biết rõ tại sao phải hoãn lại như vậy.
Đến lúc 3 giờ rưỡi chiều, Laird bước vào phòng họp báo Lầu Năm Góc, có cả Moorer, Manor và Simons đi cùng. Khi ông ta bước lên bục thuyết trình và sửa lại máy ghi âm thì các ngọn đèn rọi sáng chiếu thẳng vào bốn người để quay phim. Tất cả các nhà báo có mặt đang nóng lòng chờ đợi một việc gì xảy ra, ai cũng biết là sẽ có một câu chuyện gì nghiêm trọng sắp được tiết lộ. Laird lấy giọng và nói với báo chí, ông ta muốn cho họ biết chi tiết về một chiến dịch đã xảy ra trong cuối tuần qua tại vĩ tuyến 17 ở Bắc Việt Nam.
Các cuốn sổ tay được mở ra, bút chì ghi lia lịa. Báo chí đều biết rõ là từ hơn hai năm qua Bắc Việt Nam đã không bị thả bom. Nhưng câu chuyện này rõ ràng là một chuyện quan trọng hơn nhiều vì lẽ trong ánh đèn rọi trước mặt họ, ngoài một vị tướng không quân còn có thêm một quân nhân ngực gắn đầy huy chương trông không có dáng dấp gì là một sĩ quan tham mưu cả.
Laird tuyên bố là Bắc Việt Nam đã cứng rắn từ chối việc trao đổi tù binh và đã không tuân theo hiệp ước Geneve. Ông ta nói là trong vài tháng qua ông đã soạn thảo một kế hoạch hỗn hợp để giải cứu càng nhiều tù binh càng tốt. Đến đây thì bút chì và bút máy bay lướt qua các sổ tay của nhà báo. Laird nói tiếp đây là một toán hành động đặc biệt phối hợp giữa lục quân và không quân đã được tập hợp để thực hiện công tác giải cứu này. Các cuộc thực tập đã được làm rất tỉ mỉ, căng thẳng, đôi khi suốt ngày đêm. Một yếu tố quan trọng nhất đã làm cho ông ta quyết định phải cho xuất phát công tác tìm kiếm và giải cứu này là vì trong tháng qua nhiều tin tức mới nhận được cho biết “có vài tù binh của chúng ta” đang chết dần trong các trại tù ở Bắc Việt Nam. Đèn bấm máy ảnh nổ lốp bốp.
Laird tuyên bố một cuộc tập kích đã được thực hiện tại một trại tù cách hướng Tây Hà Nội khoảng 20 dặm, lúc hai giờ sáng giờ Hà Nội, vào cuối tuần qua. Các chuyên viên truyền hình đều kiểm soát lại máy ghi âm để biết chắc là đã thu âm đầy đủ không sót một lời nào, còn các chuyên viên chụp ảnh và quay phim chen lấn nhau để đến được gần bục thuyết trình.
Laird nói rằng hai vị sĩ quan xuất sắc đứng cạnh ông ta là Manor và Simons đã chỉ huy cuộc tập kích này. Thiếu tướng không quân Manor làm Tổng chỉ huy còn đại tá Simons chỉ huy toán xung kích và giải cứu tù binh. Laird nói rõ thêm Simons và lính của ông ta đã đổ bộ xâm nhập, và lục soát toàn bộ doanh trại. Laird thuyết trình khoảng hơn 3 phút trước khi ông ta thú nhận: “Lấy làm tiếc là toán giải cứu tù binh đã tìm thấy trại tù bị bỏ trống. Không còn tù binh nào bị giam giữ ở đấy nữa”.
Tất cả nhà báo có mặt đều thì thầm với nhau với vẻ kinh ngạc. Laird tiếp tục trình bày thêm một vài chi tiết tổng quát nữa về cuộc tập kích trước khi chuyển sang phần giải đáp thắc mắc trong cuộc họp báo. Báo chí đã sẵn sàng, mọi người đều muốn biết thêm về các tin tức liên quan đến việc thực hiện tập kích nhất là lý do tại sao lại cho đi tập kích một doanh trại trống họ muốn biết nhiều hơn những điều mà Lầu Năm Góc đã tuyên bố.
“Đây có phải là lần đầu tiên lực lượng Mỹ được sử dụng ngay trên đất Bắc Việt Nam không?”. Laird trả lời: “Chúng ta thường xuyên cho thực hiện những công tác tìm kiếm và giải cứu tại Bắc Việt Nam”. “Có bao nhiêu người tham dự cuộc tập kích này?” Simons trả lời: “Tôi không thể nói rõ được”. Simons được yêu cầu kể lại đầu đuôi câu chuyện, những việc gì đã xảy ra, Simons nói: “Không, tôi không thể nói được”. “Công tác này có mang một tên giả nào không?”. “Tôi không thể trả lời câu hỏi đó”. “Có phải Đại tá xuất phát từ một tàu sân bay không?”. “Tôi không thể trả lời câu hỏi đó”. “Đại tá đã sử dụng trực thăng loại gì?”. “Tôi không thể trả lời câu hỏi đó”. “Đại tá hy vọng giải cứu được bao nhiêu người?”. “Tôi không thể trả lời câu hỏi đó”. “Ngoài vị trí trại tù đó đại tá có ý định tập kích một vị trí mục tiêu nào khác nữa không?”. Manor trả lời: “Tôi không thể trả lời câu hỏi đó”. Ông ta có ý định muốn tiết lộ việc một số người đã đổ bộ nhầm mục tiêu. “Quý vị có bắt được tù binh nào không?”. “Tôi không thể trả lời câu hỏi đó”. “Quý vị có sử dụng vũ khí không?”. “Có. Chúng tôi có bắn súng”. “Quý vị có bắn chết ai không?”. Simons trả lời: “Có, tôi nghĩ là có”.
Một câu hỏi đã làm cho Simons ngập ngừng, lúng túng: “Đại tá có đổ bộ đúng trại tù không?”. Câu hỏi này cũng gần giống như ý muốn hỏi: “Đại tá có nhảy xuống ngay đúng vào trại tù không?”. Simons do dự, rồi trả lời: “Có”.
Laird đã cố gắng trả lời 10 trong số 35 câu hỏi của báo chí. Vị Bộ trưởng Quốc phòng với lời nói dịu dàng đã làm nổi bật sự mâu thuẫn với cách thức trả lời ngắn gọn, nhát gừng của Simons, đôi khi không tìm ra được đúng chữ để xoay quanh vấn đề. Vì lý do an ninh, Manor và Simons chỉ có thể trả lời “Tôi không thể trả lời được” hoặc “tôi không thể nói rõ cho các ông biết điều đó”. Cả hai người đã trả lời như vậy đối với khoảng 40% số câu hỏi được đặt ra.
Laird đã giúp cho Manor và Simons thoát ra nhiều câu hỏi hóc búa của báo chí, nhưng chính một vài câu trả lời của Laird sau này đã gây ra nhiều chuyện rắc rối về sự xác thực. Ông ta đã nói với báo chí là không có cuộc oanh tạc nào xảy ra trong thời gian tập kích. Nhưng bốn ngày sau thì chính Tổng thống Nixon lại nói với quan khách tại Nhà Trắng là một cuộc oanh kích bằng không lực đã được thực hiện tại một cơ sở quân sự gần Sơn Tây để chặn đứng lực lượng Bắc Việt Nam trước khi các trực thăng đổ bộ. Phát ngôn viên Daniel Henkin đã cố gắng giải thích sự sơ xuất này vào ngày hôm sau.
Đến lúc 3 giờ rưỡi chiều, Laird bước vào phòng họp báo Lầu Năm Góc, có cả Moorer, Manor và Simons đi cùng. Khi ông ta bước lên bục thuyết trình và sửa lại máy ghi âm thì các ngọn đèn rọi sáng chiếu thẳng vào bốn người để quay phim. Tất cả các nhà báo có mặt đang nóng lòng chờ đợi một việc gì xảy ra, ai cũng biết là sẽ có một câu chuyện gì nghiêm trọng sắp được tiết lộ. Laird lấy giọng và nói với báo chí, ông ta muốn cho họ biết chi tiết về một chiến dịch đã xảy ra trong cuối tuần qua tại vĩ tuyến 17 ở Bắc Việt Nam.
Các cuốn sổ tay được mở ra, bút chì ghi lia lịa. Báo chí đều biết rõ là từ hơn hai năm qua Bắc Việt Nam đã không bị thả bom. Nhưng câu chuyện này rõ ràng là một chuyện quan trọng hơn nhiều vì lẽ trong ánh đèn rọi trước mặt họ, ngoài một vị tướng không quân còn có thêm một quân nhân ngực gắn đầy huy chương trông không có dáng dấp gì là một sĩ quan tham mưu cả.
Laird tuyên bố là Bắc Việt Nam đã cứng rắn từ chối việc trao đổi tù binh và đã không tuân theo hiệp ước Geneve. Ông ta nói là trong vài tháng qua ông đã soạn thảo một kế hoạch hỗn hợp để giải cứu càng nhiều tù binh càng tốt. Đến đây thì bút chì và bút máy bay lướt qua các sổ tay của nhà báo. Laird nói tiếp đây là một toán hành động đặc biệt phối hợp giữa lục quân và không quân đã được tập hợp để thực hiện công tác giải cứu này. Các cuộc thực tập đã được làm rất tỉ mỉ, căng thẳng, đôi khi suốt ngày đêm. Một yếu tố quan trọng nhất đã làm cho ông ta quyết định phải cho xuất phát công tác tìm kiếm và giải cứu này là vì trong tháng qua nhiều tin tức mới nhận được cho biết “có vài tù binh của chúng ta” đang chết dần trong các trại tù ở Bắc Việt Nam. Đèn bấm máy ảnh nổ lốp bốp.
Laird tuyên bố một cuộc tập kích đã được thực hiện tại một trại tù cách hướng Tây Hà Nội khoảng 20 dặm, lúc hai giờ sáng giờ Hà Nội, vào cuối tuần qua. Các chuyên viên truyền hình đều kiểm soát lại máy ghi âm để biết chắc là đã thu âm đầy đủ không sót một lời nào, còn các chuyên viên chụp ảnh và quay phim chen lấn nhau để đến được gần bục thuyết trình.
Laird nói rằng hai vị sĩ quan xuất sắc đứng cạnh ông ta là Manor và Simons đã chỉ huy cuộc tập kích này. Thiếu tướng không quân Manor làm Tổng chỉ huy còn đại tá Simons chỉ huy toán xung kích và giải cứu tù binh. Laird nói rõ thêm Simons và lính của ông ta đã đổ bộ xâm nhập, và lục soát toàn bộ doanh trại. Laird thuyết trình khoảng hơn 3 phút trước khi ông ta thú nhận: “Lấy làm tiếc là toán giải cứu tù binh đã tìm thấy trại tù bị bỏ trống. Không còn tù binh nào bị giam giữ ở đấy nữa”.
Tất cả nhà báo có mặt đều thì thầm với nhau với vẻ kinh ngạc. Laird tiếp tục trình bày thêm một vài chi tiết tổng quát nữa về cuộc tập kích trước khi chuyển sang phần giải đáp thắc mắc trong cuộc họp báo. Báo chí đã sẵn sàng, mọi người đều muốn biết thêm về các tin tức liên quan đến việc thực hiện tập kích nhất là lý do tại sao lại cho đi tập kích một doanh trại trống họ muốn biết nhiều hơn những điều mà Lầu Năm Góc đã tuyên bố.
“Đây có phải là lần đầu tiên lực lượng Mỹ được sử dụng ngay trên đất Bắc Việt Nam không?”. Laird trả lời: “Chúng ta thường xuyên cho thực hiện những công tác tìm kiếm và giải cứu tại Bắc Việt Nam”. “Có bao nhiêu người tham dự cuộc tập kích này?” Simons trả lời: “Tôi không thể nói rõ được”. Simons được yêu cầu kể lại đầu đuôi câu chuyện, những việc gì đã xảy ra, Simons nói: “Không, tôi không thể nói được”. “Công tác này có mang một tên giả nào không?”. “Tôi không thể trả lời câu hỏi đó”. “Có phải Đại tá xuất phát từ một tàu sân bay không?”. “Tôi không thể trả lời câu hỏi đó”. “Đại tá đã sử dụng trực thăng loại gì?”. “Tôi không thể trả lời câu hỏi đó”. “Đại tá hy vọng giải cứu được bao nhiêu người?”. “Tôi không thể trả lời câu hỏi đó”. “Ngoài vị trí trại tù đó đại tá có ý định tập kích một vị trí mục tiêu nào khác nữa không?”. Manor trả lời: “Tôi không thể trả lời câu hỏi đó”. Ông ta có ý định muốn tiết lộ việc một số người đã đổ bộ nhầm mục tiêu. “Quý vị có bắt được tù binh nào không?”. “Tôi không thể trả lời câu hỏi đó”. “Quý vị có sử dụng vũ khí không?”. “Có. Chúng tôi có bắn súng”. “Quý vị có bắn chết ai không?”. Simons trả lời: “Có, tôi nghĩ là có”.
Một câu hỏi đã làm cho Simons ngập ngừng, lúng túng: “Đại tá có đổ bộ đúng trại tù không?”. Câu hỏi này cũng gần giống như ý muốn hỏi: “Đại tá có nhảy xuống ngay đúng vào trại tù không?”. Simons do dự, rồi trả lời: “Có”.
Laird đã cố gắng trả lời 10 trong số 35 câu hỏi của báo chí. Vị Bộ trưởng Quốc phòng với lời nói dịu dàng đã làm nổi bật sự mâu thuẫn với cách thức trả lời ngắn gọn, nhát gừng của Simons, đôi khi không tìm ra được đúng chữ để xoay quanh vấn đề. Vì lý do an ninh, Manor và Simons chỉ có thể trả lời “Tôi không thể trả lời được” hoặc “tôi không thể nói rõ cho các ông biết điều đó”. Cả hai người đã trả lời như vậy đối với khoảng 40% số câu hỏi được đặt ra.
Laird đã giúp cho Manor và Simons thoát ra nhiều câu hỏi hóc búa của báo chí, nhưng chính một vài câu trả lời của Laird sau này đã gây ra nhiều chuyện rắc rối về sự xác thực. Ông ta đã nói với báo chí là không có cuộc oanh tạc nào xảy ra trong thời gian tập kích. Nhưng bốn ngày sau thì chính Tổng thống Nixon lại nói với quan khách tại Nhà Trắng là một cuộc oanh kích bằng không lực đã được thực hiện tại một cơ sở quân sự gần Sơn Tây để chặn đứng lực lượng Bắc Việt Nam trước khi các trực thăng đổ bộ. Phát ngôn viên Daniel Henkin đã cố gắng giải thích sự sơ xuất này vào ngày hôm sau.
Laird cũng bị báo chí phỏng vấn là cuộc tập kích này có phải là công tác tìm kiếm và giải thoát đầu tiên được thực hiện trong khi không có chiếc máy bay nào bị bắn rơi phải không? Laird không muốn trình bày tất cả tài liệu liên quan để nói cho báo chí biết là từ trước đến nay đã có hơn 60 cuộc tập kích giải cứu tù binh tại miền Nam Việt Nam và tại Campuchia với kết quả chỉ giải thoát được một tù binh Mỹ duy nhất, tù binh này đã chết sau đó hai tuần lễ. Ông ta chỉ nói với báo chí đại khái là: “Đây là công tác tìm kiếm và giải cứu đầu tiên được thực hiện tại miền Bắc Việt Nam với mục đích giải thoát tù binh Mỹ trong cuộc chiến này”.
Đến 4 giờ 12 phút, Laird cắt ngang mọi câu hỏi và tuyên bố: “Xin cảm ơn quý vị”. Tất cả nhà báo chạy ùa ra khỏi phòng họp để viết vội các bài đăng tải trên báo chí. Tin tức tràn ngập hệ thống thông tin trong suốt hàng mấy tuần lễ. Nhưng thật ra, họ đã biết rõ việc gì về cuộc tập kích ấy hay chưa? Họ chỉ được trình bày những nét đại cương của một tấn bi hài kịch, không có đầy đủ chi tiết. Họ chỉ biết sơ qua về một cuộc tập kích được thực hiện ngay trong lòng đất Bắc Việt Nam để giải cứu tù binh Mỹ mà thôi. Có thể cuộc tập kích đã thành công vì không có quân nhân Mỹ nào bị thương vong cả. Nhưng trại tù Sơn Tây đã bị bỏ trống từ lâu rồi. Đối với báo chí việc trục trặc này đã quá rõ ràng. Đây là một sự thất bại về tình báo. Nhưng khi được hỏi đối với sự thất bại về tình báo này nên quy trách nhiệm về ai thì Simons trả lời: “Tôi không thể trả lời được câu hỏi đó vì lẽ tôi không hiểu được ý quý vị muốn nói thất bại tình báo nghĩa là gì”.
Lầu Năm Góc đã trình bày sự kiện theo ý họ muốn nhưng đối với các nhà báo có mặt trong buổi họp thì mọi người đều biết rõ là họ đã không được trình bày hoàn toàn đúng sự thật. Ngay tối hôm đó, sự kiện về cuộc họp báo này đã tràn ngập phần tin tức. Trên trang nhất của hầu hết báo chí xuất bản ngày hôm sau đều phản ánh kết luận mà nhà báo đã có thể rút ra được trong buổi họp báo, đó là: “Cuộc tập kích Sơn Tây là một thất bại”. Tổng thống Nixon một lần nữa lại bị chỉ trích vì đã cho thi hành một chính sách phiêu lưu mới. Phái đoàn Bắc Việt Nam đã bãi bỏ cuộc họp sắp tới tại hòa đàm Paris để phản kháng. Tại Quốc hội, phản ứng không thuận lợi chút nào. Thượng nghị sĩ William Fulbright, chủ tịch uỷ ban ngoại giao Thượng viện đã coi cuộc tập kích là “một cuộc leo thang chiến tranh quan trọng… Một hành động khiêu khích đại bại với mục đích xâm lăng…”. Uỷ ban của Fulbright đã đồng ý với đa số tuyệt đối về một cuộc triệu tập nghe trình bày những sự rắc rối chính trị có thể xảy ra do cuộc tập kích gây nên.
Cuộc “vật lộn” mà Simons đã tiên đoán trước đó đang sắp được xảy ra một cách gay gắt và dữ dội.
Đến 4 giờ 12 phút, Laird cắt ngang mọi câu hỏi và tuyên bố: “Xin cảm ơn quý vị”. Tất cả nhà báo chạy ùa ra khỏi phòng họp để viết vội các bài đăng tải trên báo chí. Tin tức tràn ngập hệ thống thông tin trong suốt hàng mấy tuần lễ. Nhưng thật ra, họ đã biết rõ việc gì về cuộc tập kích ấy hay chưa? Họ chỉ được trình bày những nét đại cương của một tấn bi hài kịch, không có đầy đủ chi tiết. Họ chỉ biết sơ qua về một cuộc tập kích được thực hiện ngay trong lòng đất Bắc Việt Nam để giải cứu tù binh Mỹ mà thôi. Có thể cuộc tập kích đã thành công vì không có quân nhân Mỹ nào bị thương vong cả. Nhưng trại tù Sơn Tây đã bị bỏ trống từ lâu rồi. Đối với báo chí việc trục trặc này đã quá rõ ràng. Đây là một sự thất bại về tình báo. Nhưng khi được hỏi đối với sự thất bại về tình báo này nên quy trách nhiệm về ai thì Simons trả lời: “Tôi không thể trả lời được câu hỏi đó vì lẽ tôi không hiểu được ý quý vị muốn nói thất bại tình báo nghĩa là gì”.
Lầu Năm Góc đã trình bày sự kiện theo ý họ muốn nhưng đối với các nhà báo có mặt trong buổi họp thì mọi người đều biết rõ là họ đã không được trình bày hoàn toàn đúng sự thật. Ngay tối hôm đó, sự kiện về cuộc họp báo này đã tràn ngập phần tin tức. Trên trang nhất của hầu hết báo chí xuất bản ngày hôm sau đều phản ánh kết luận mà nhà báo đã có thể rút ra được trong buổi họp báo, đó là: “Cuộc tập kích Sơn Tây là một thất bại”. Tổng thống Nixon một lần nữa lại bị chỉ trích vì đã cho thi hành một chính sách phiêu lưu mới. Phái đoàn Bắc Việt Nam đã bãi bỏ cuộc họp sắp tới tại hòa đàm Paris để phản kháng. Tại Quốc hội, phản ứng không thuận lợi chút nào. Thượng nghị sĩ William Fulbright, chủ tịch uỷ ban ngoại giao Thượng viện đã coi cuộc tập kích là “một cuộc leo thang chiến tranh quan trọng… Một hành động khiêu khích đại bại với mục đích xâm lăng…”. Uỷ ban của Fulbright đã đồng ý với đa số tuyệt đối về một cuộc triệu tập nghe trình bày những sự rắc rối chính trị có thể xảy ra do cuộc tập kích gây nên.
Cuộc “vật lộn” mà Simons đã tiên đoán trước đó đang sắp được xảy ra một cách gay gắt và dữ dội.
Tại nghị trường
24 giờ sau khi Laird tuyên bố tấn thảm kịch với báo chí tại Lầu Năm Góc thì cả hai viện Quốc hội xảy ra những cuộc tranh cãi gay gắt về chuyện tập kích. Nghị sĩ Henry Jackson nói: “Công tác giải cứu này được hoàn toàn bảo đảm”. Nghị sĩ Edward Kennedy nói: “Về phần các quân nhân tham dự tập kích thì tôi ngưỡng mộ mọi sự dũng cảm của họ. Tuy nhiên tôi chỉ muốn chê trách bộ phận tham mưu đã cho phép họ đi”. Nghị sĩ Birch Bayh tuyên bố với báo chí là ông ta lo ngại những cuộc tập kích như vậy sẽ đem lại kết quả tù binh Mỹ sẽ bị xử tử hết. Ông ta gọi cuộc tập kích này là một cuốn phim cao bồi kiểu John Wayne. Nghị sĩ Robert Dole đưa ra bản kiến nghị tuyên dương công trạng những người đã dám liều mạng để thực hiện công tác đã bị thất bại này. Ông ta nói cuộc tập kích nay đã thành công trong việc “nêu lên ý nghĩa về sự quan tâm của chính phủ Hoa Kỳ đối với tù binh. Nhiều người trong số tù binh này đang bị chết dần mòn trong các trại giam từ hơn 5 năm qua”. Nghị sĩ Kennedy phản ứng ngay lại: “Và cho đến bây giờ họ vẫn còn bị giam ở đấy”.
Tại Quốc hội, sự xúc động của các vị đại biểu vừa tỏ ra gay gắt nhưng cũng vừa bị chi phối. Dân biểu Charles Vanik nói: “Thật là không thể tưởng tượng nổi tại sao cơ quan tình báo quân sự lại đem thí mạng những quân nhân dũng cảm vào việc tập kích một trại tù đã bị bỏ trống hàng bao nhiêu tuần lễ qua. Hành động này càng làm nguy hại thêm cho cuộc sống của các tù binh đang bị giam tại Bắc Việt Nam”. Vị dân biểu Robert Leggett nói: “Cuộc tập kích này có lẽ đã do quân đội Sài Gòn thiết lập kế hoạch hoặc có lẽ đã do một tên viết kịch bản phim chiến tranh loại “C” nào đó thảo ra”. Ông ta còn phản ứng tiếp: “Đấy là một sự thất bại ngoại hạng, và điều đã giúp cho nó không bị thất bại nặng nề hơn nữa là nhờ không còn tù binh nào ở trong trại nữa. Nếu còn tù binh ở đấy thì chắc chắn là toàn thể toán tập kích đã bị lực lượng Bắc Việt Nam bắn chết hết”. Ngoài ra ông ta còn tiên đoán rằng: “hành động này đã làm giảm gốc rễ niềm hy vọng của chúng ta đối với việc thương lượng về vấn đề đối xử với tù binh tử tế hơn”.
Vào xế chiều ngày hôm ấy Bộ trưởng Quốc phòng Laird ra trình bày trước Uỷ ban ngoại giao của Thượng viện, trong một bầu không khí vô cùng gay gắt. Việc trình bày này được thực hiện công khai, do Quốc hội triệu tập dưới chiêu bài yêu cầu Bộ Quốc phòng chứng minh việc xin thêm viện trợ 255 triệu đô-la cho Campuchia. Nhưng trong suốt buổi họp tại nghị trường không thấy có một câu nói nào được nêu ra về viện trợ ngân quỹ cho Campuchia.
Vào buổi trưa trước cuộc họp Laird đã thông báo cho uỷ ban là ông ta có thể đến Quốc hội vào xế chiều. Bốn giờ năm phút chiều, Laird bắt đầu trình bày nội dung, đây là thời gian mà tất cả văn phòng Quốc hội thường đóng cửa cho mọi người ra về sớm để tránh tắc xe trên đường phố Washington vào giờ tan tầm. Mặc dù buổi họp đã được triệu tập vào phút chót nhưng cũng đã có 10 trong số 15 nghị sĩ thuộc uỷ ban đến họp. Chủ tịch uỷ ban là thượng nghị sĩ Fullbright đã đồng ý để cho Bộ trưởng Quốc phòng nói liên tục trong 15 phút.
Laird chỉ nói mất khoảng 1/3 thời gian đó mà thôi. Ông ta trình bày thêm một vài điểm mới ngoài những sự kiện đã cho báo chí biết về cuộc tập kích Sơn Tây. Tuy nhiên ông ta cũng không trình bày thêm được gì nhiều, vì lẽ ông ta chưa nhận được bản báo cáo sơ lược sau cuộc tập kích do Manor gửi về bằng công điện từ Thái Lan. Sau này ông ta có nói là “hàng mấy ngày sau tôi mới nhận được báo cáo ấy. Cho nên lúc bấy giờ tôi đứng trước uỷ ban với hai bàn tay trắng”. Nhưng sau 22 tháng làm Bộ trưởng Quốc phòng, Laird nghĩ rằng ông ta sẽ không bao giờ biết được đầy đủ câu chuyện qua báo cáo. Ông ta giải thích: “Tôi đã học được một điều, đấy là đừng nên mong đợi sự thật nơi báo cáo thứ nhất, cũng đừng mong đợi ở báo cáo thứ hai, và luôn cả báo cáo thứ 3 cũng đừng nên chấp nhận ngay, có thể với bản báo cáo thứ tư chúng ta mới hy vọng có được tin tức đầy đủ và chính xác”. Ông ta đã trình bày với uỷ ban rằng qua nhiều nguồn tin không chính thức đã có thêm nhiều tù binh Mỹ, ngoài số 6 người được báo cáo vào đầu tháng này, đã bị chết trong các trại giam ở Bắc Việt Nam. Ông ta có nói thêm là đại tá Simons tốt nghiệp khoa báo chí đại học tại Missouri. Laird cũng là một nghị sĩ trước đây cho nên ông ta rất khôn khéo trong việc giải tỏa các lời chỉ trích của những nhà lập pháp. Một trong những nghị sĩ to tiếng nhất của uỷ ban ngoại giao Thượng viện là Stuart Symington, đại diện cho tiểu bang Missouri.
Laird chấm dứt lời trình bày trước uỷ ban về vấn đề Sơn Tây như sau: “Từ khi tôi làm Bộ trưởng Quốc phòng đến nay chưa bao giờ tôi phải đương đầu với một quyết định đầy thách thức như vậy”. Và ông ta nói thêm: “Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng nếu có tù binh tại Sơn Tây lúc bấy giờ thì ngày hôm nay họ đã trở thành những người tự do”. Phần cuối cùng ông ta bày tỏ sự kính trọng và mang ơn những quân nhân lục quân và không quân đã thi hành nhiệm vụ một cách anh hùng.
Trong suốt 3 giờ tiếp theo, Fullbright và những nghị sĩ khác trong ủy ban đã chất vấn Laird một cách dữ dội. Tham mưu trưởng hỗn hợp John W. Vogt (chứ không phải Moorer) ngồi bên cạnh Laird, nhưng chính Laird trả lời mọi câu hỏi. Ông ta biết buổi trình bày này sẽ là một mặt trận không mang về thắng lợi cho nên đã quyết định tự nhận lấy hết mọi sự “nóng bỏng” vì lẽ đó Vogt không cần phải nói một lời gì.
Phần chính của vấn đề mà Fullbright chú tâm đến trong buổi trình bày này là không cần bàn đến chuyện đây là một cuộc tiến công dũng cảm hoặc gan dạ, nhưng vấn đề đặt ra là đấy có phải là một cuộc tiến công khôn ngoan không? Ông ta nhấn mạnh thêm: “Lẽ tất nhiên không còn ai thắc mắc điều gì về sự dũng cảm và anh hùng của những người đã thực hiện cuộc tiến công ấy. Họ đã thi hành nhiệm vụ hoàn hảo”. Nhưng khi ông ta nói tiếp theo “còn kẻ nào đã cho lệnh thi hành thì lại không làm hoàn hảo nhiệm vụ chút nào cả”. Cả hội trường cười to. Fullbright thẳng thừng nói tiếp: “Có điều gì đó không ổn về tình báo”.
Laird trả lời: “Thưa ông chủ tịch đấy không phải là một thất bại”.
Fullbright tiếp: “Như vậy thì trong trường hợp này có điều gì không ổn về kế hoạch”.
Laird nhấn mạnh: “Tất cả những người thi hành công tác này đều đã biết trước việc có thể sẽ không có tù binh nào trong trại tù ấy”.
Khi Laird nói đến những người thi hành công tác ý là muốn đề cập đến các tù binh, nhưng thật ra Manor và Simons chẳng hề biết được điều đó. Sau này, khi được hỏi là ông ta có được biết trước khi xuất phát tập kích thì tất cả tù binh đã bị di chuyển đi nơi khác hay không, Simons trả lời quyết liệt: “Tuyệt nhiên không”. Được hỏi ông ta có biết trước là tù binh đã bị di chuyển nhưng doanh trại có dấu hiệu sinh hoạt trở lại hay không? Thì Simons cũng trả lời: “Tôi không nhớ là có ai nói với tôi việc đó”. Được hỏi: “Trước khi rời Udorn có ai nói cho ông biết là trại tù có thể bị bỏ trống hay không?” thì Simons trả lời dứt khoát: “Chẳng có ma nào nói với tôi điều đó cả”. Tuy nhiên ông ta có nói thêm: “Tôi tự nghĩ đến việc đó. Tôi cho là có thể như thế”. Nhưng sau này Simons lại nói: Lần đầu tiên ông ta nghe nói đến việc tù binh bị di chuyển đi nơi khác vào tháng bảy là lúc ông ta nói chuyện với các tù binh đã được thả về nước năm 1973, những tù binh mà Simons đã cố gắng giải cứu trước đây.
Laird tiếp tục cố gắng chống trả những lời tấn công của Fullbright về sự thất bại tình báo. Ông ta nói: “Tôi mong được trình bày với ông chủ tịch là chúng ta đã tiến bộ ghê gớm về phương tiện tình báo”. Cả hội trường lại cùng cười ầm lên. Lời nói tiếp theo của Laird bị ngắt quãng nhưng sau đó ông ta lại nói một điểm mà chính điểm này đã được báo chí nhắc nhở đến nhiều lần khi đề cập đến toàn bộ công tác tập kích. Điểm đó là: chúng ta chưa có thể phát minh được một máy chụp ảnh chụp xuyên qua nóc nhà. Ông ta nói tiếp nếu không kể điều đó thì các nguồn tin tình báo dành cho công tác này rất có hiệu lực. Laird cố gắng trình bày cho uỷ ban thấy rõ những điều gì đã được biết trước về mục tiêu trại tù cũng như về lực lượng phòng không Bắc Việt Nam, nhưng những lời trình bày của ông thường bị Fullbright cắt ngang với câu hỏi: “Tôi không tin được điều ấy vì thực tế là không có tù binh nào ở đấy. Vậy thì tình báo hữu hiệu ở chỗ nào?”
Sau đó uỷ ban bắt đầu xoay quanh điểm thắc mắc mà mọi người đều quan tâm: công tác này được lệnh thi hành khi nào? Và tại sao lại được lệnh cho thi hành khi biết không có tù binh ở Sơn Tây? Laird cố tránh né câu hỏi đó.
Ông ta chứng minh là đã đề nghị lên Tổng thống Nixon cho xuất phát (trong những câu tiếp theo ông ta đổi tại là thi hành công tác) vào sáng ngày thứ sáu. Ông ta không đi sâu vào chi tiết, cũng không tiết lộ việc gửi công điện hỏa tốc cho Manor vào 5 giờ 20 chiều ngày thứ tư để ra lệnh thi hành công tác. Ông ta có đề cập đến một điểm là đã hội ý với Tổng thống một lần nữa trước khi cho lệnh xuất phát vào thứ sáu.
Laird bị chất vấn dữ dội khi ông ta tuyên bố đã có thêm nhiều tù binh nữa bị chết ngoài số 6 người đã được báo cáo trong tháng này. Một nghị sĩ muốn biết Laird đã nhận được những báo cáo ấy vào lúc nào. Laird cố tình tránh né không muốn để cho mình bị quật ngã nên trả lời: “Đúng ra thì những báo cáo ấy đã nhận được vào đầu tháng này. Cho đến nay chúng tôi có nhận thêm nhiều báo cáo khác nữa nhất là trong tuần lễ vừa qua, những báo cáo này do đường dây của chúng tôi từ Hà Nội gửi về”. Được hỏi là lời đề nghị của ông ta cho thi hành cuộc tập kích đã xảy ra sau hay là trước khi nhận được những báo cáo về số tù binh chết này. Laird trả lời rất rõ ràng: “Sau khi nhận được những báo cáo này”.
Không có người nào hỏi tại sao ông ta lại biết được tin vào ngày thứ sáu 20 tháng 11 trong khi Cora Weiss chuyển giao danh sách tù binh Mỹ chết cho Bộ Ngoại giao vào ngày thứ ba 23 tháng 11. Lời trình bày của Laird đã làm cho giới tình báo gần như hoảng sợ vì lẽ hệ thống gamma là một trong những nguồn thu lượm tin tức tình báo đáng giá về tù binh Mỹ, nhưng chính hệ thống này là bất hợp pháp. Hơn nữa các nhà hoạt động hoà bình cỡ Cora Weiss không phải là những người duy nhất bị theo dõi. Đây là một hệ thống có tầm hoạt động đại quy mô, và một trong những mục tiêu được theo dõi là chính thượng nghị sĩ Fullbright. Suýt nữa Laird đã làm nguy hại đến một trong những bí mật quốc gia được bảo vệ kỹ lưỡng nhất trước một buổi trình bày công khai. Nhưng trong khi đó thì không có một nghị sĩ nào trong uỷ ban hoặc một nhân viên văn phòng Quốc hội nào tóm được ý nghĩa trong câu tuyên bố của Laird. Và trong nhiều tuần lễ sau chỉ có một nhà báo tại Washington theo đuổi điều tra về việc này.
Laird còn gặp rắc rối với nhiều câu hỏi khác vào buổi chiều hôm ấy. Một lần nữa, để bảo vệ cho hiệu lực của ngành tình báo tại Lầu Năm Góc, ông ta đã nói với uỷ ban: “Mọi việc đã xảy ra đúng như điều các toán xung kích đã cho biết trước… Từng mẩu tin tình báo được sử dụng đều chứng tỏ chính xác”. Lẽ dĩ nhiên ông ta chưa được biết việc mà các chuyên viên tình báo đã gọi một cơ sở gần mục tiêu là “trường trung học”, nhưng thật ra trên thực tế đấy là một cơ sở quân sự chứa đầy lực lượng thù địch.
Nghị sĩ Frank Church, người mà 5 năm về sau giữ chức chủ tịch Uỷ ban đặc biệt của Thượng viện chuyên lo điều tra hoạt động tình báo Hoa Kỳ, đã hỏi Laird một câu có tính sâu sắc nhất trong buổi điều trần: “Có bằng chứng gì cho biết, tù binh đã được di chuyển đi nơi khác trước cuộc tập kích hoặc trước đó một hay hai ngày không?”.
Laird chân thật trả lời: “Không, không có bằng chứng nào cả”. Lẽ tất nhiên đã có bằng chứng cho biết tù binh bị chuyển đi nơi khác hàng tháng trước cuộc tập kích. Nếu câu hỏi của Frank Church được thay đổi chút ít như thế này: “Trước cuộc tập kích một hoặc hai ngày có nhận được bằng chứng nào cho biết tù binh đã bị di chuyển đi nơi khác không?” thì Laird sẽ trả lời: “Có” hoặc sẽ tránh né nếu không muốn tiết lộ bí mật của hệ thống Gamma. Nhưng không ai hỏi câu đó cả.
Nghị sĩ Albert Gore đã hỏi Laird một câu hỏi đầy ác ý: “Quyết định cho xuất phát công tác này có được hoãn lại lần nào không? Trước thời điểm cuối cùng?”. Lần này thì Laird trả lời không được rõ ràng lắm: “Không. Quyết định không bị hoãn lại lần nào cả. Nói đúng ra là trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch không có điều gì bị đình hoãn lại”.
Laird tiếp tục cố gắng chống trả những lời tấn công của Fullbright về sự thất bại tình báo. Ông ta nói: “Tôi mong được trình bày với ông chủ tịch là chúng ta đã tiến bộ ghê gớm về phương tiện tình báo”. Cả hội trường lại cùng cười ầm lên. Lời nói tiếp theo của Laird bị ngắt quãng nhưng sau đó ông ta lại nói một điểm mà chính điểm này đã được báo chí nhắc nhở đến nhiều lần khi đề cập đến toàn bộ công tác tập kích. Điểm đó là: chúng ta chưa có thể phát minh được một máy chụp ảnh chụp xuyên qua nóc nhà. Ông ta nói tiếp nếu không kể điều đó thì các nguồn tin tình báo dành cho công tác này rất có hiệu lực. Laird cố gắng trình bày cho uỷ ban thấy rõ những điều gì đã được biết trước về mục tiêu trại tù cũng như về lực lượng phòng không Bắc Việt Nam, nhưng những lời trình bày của ông thường bị Fullbright cắt ngang với câu hỏi: “Tôi không tin được điều ấy vì thực tế là không có tù binh nào ở đấy. Vậy thì tình báo hữu hiệu ở chỗ nào?”
Sau đó uỷ ban bắt đầu xoay quanh điểm thắc mắc mà mọi người đều quan tâm: công tác này được lệnh thi hành khi nào? Và tại sao lại được lệnh cho thi hành khi biết không có tù binh ở Sơn Tây? Laird cố tránh né câu hỏi đó.
Ông ta chứng minh là đã đề nghị lên Tổng thống Nixon cho xuất phát (trong những câu tiếp theo ông ta đổi tại là thi hành công tác) vào sáng ngày thứ sáu. Ông ta không đi sâu vào chi tiết, cũng không tiết lộ việc gửi công điện hỏa tốc cho Manor vào 5 giờ 20 chiều ngày thứ tư để ra lệnh thi hành công tác. Ông ta có đề cập đến một điểm là đã hội ý với Tổng thống một lần nữa trước khi cho lệnh xuất phát vào thứ sáu.
Laird bị chất vấn dữ dội khi ông ta tuyên bố đã có thêm nhiều tù binh nữa bị chết ngoài số 6 người đã được báo cáo trong tháng này. Một nghị sĩ muốn biết Laird đã nhận được những báo cáo ấy vào lúc nào. Laird cố tình tránh né không muốn để cho mình bị quật ngã nên trả lời: “Đúng ra thì những báo cáo ấy đã nhận được vào đầu tháng này. Cho đến nay chúng tôi có nhận thêm nhiều báo cáo khác nữa nhất là trong tuần lễ vừa qua, những báo cáo này do đường dây của chúng tôi từ Hà Nội gửi về”. Được hỏi là lời đề nghị của ông ta cho thi hành cuộc tập kích đã xảy ra sau hay là trước khi nhận được những báo cáo về số tù binh chết này. Laird trả lời rất rõ ràng: “Sau khi nhận được những báo cáo này”.
Không có người nào hỏi tại sao ông ta lại biết được tin vào ngày thứ sáu 20 tháng 11 trong khi Cora Weiss chuyển giao danh sách tù binh Mỹ chết cho Bộ Ngoại giao vào ngày thứ ba 23 tháng 11. Lời trình bày của Laird đã làm cho giới tình báo gần như hoảng sợ vì lẽ hệ thống gamma là một trong những nguồn thu lượm tin tức tình báo đáng giá về tù binh Mỹ, nhưng chính hệ thống này là bất hợp pháp. Hơn nữa các nhà hoạt động hoà bình cỡ Cora Weiss không phải là những người duy nhất bị theo dõi. Đây là một hệ thống có tầm hoạt động đại quy mô, và một trong những mục tiêu được theo dõi là chính thượng nghị sĩ Fullbright. Suýt nữa Laird đã làm nguy hại đến một trong những bí mật quốc gia được bảo vệ kỹ lưỡng nhất trước một buổi trình bày công khai. Nhưng trong khi đó thì không có một nghị sĩ nào trong uỷ ban hoặc một nhân viên văn phòng Quốc hội nào tóm được ý nghĩa trong câu tuyên bố của Laird. Và trong nhiều tuần lễ sau chỉ có một nhà báo tại Washington theo đuổi điều tra về việc này.
Laird còn gặp rắc rối với nhiều câu hỏi khác vào buổi chiều hôm ấy. Một lần nữa, để bảo vệ cho hiệu lực của ngành tình báo tại Lầu Năm Góc, ông ta đã nói với uỷ ban: “Mọi việc đã xảy ra đúng như điều các toán xung kích đã cho biết trước… Từng mẩu tin tình báo được sử dụng đều chứng tỏ chính xác”. Lẽ dĩ nhiên ông ta chưa được biết việc mà các chuyên viên tình báo đã gọi một cơ sở gần mục tiêu là “trường trung học”, nhưng thật ra trên thực tế đấy là một cơ sở quân sự chứa đầy lực lượng thù địch.
Nghị sĩ Frank Church, người mà 5 năm về sau giữ chức chủ tịch Uỷ ban đặc biệt của Thượng viện chuyên lo điều tra hoạt động tình báo Hoa Kỳ, đã hỏi Laird một câu có tính sâu sắc nhất trong buổi điều trần: “Có bằng chứng gì cho biết, tù binh đã được di chuyển đi nơi khác trước cuộc tập kích hoặc trước đó một hay hai ngày không?”.
Laird chân thật trả lời: “Không, không có bằng chứng nào cả”. Lẽ tất nhiên đã có bằng chứng cho biết tù binh bị chuyển đi nơi khác hàng tháng trước cuộc tập kích. Nếu câu hỏi của Frank Church được thay đổi chút ít như thế này: “Trước cuộc tập kích một hoặc hai ngày có nhận được bằng chứng nào cho biết tù binh đã bị di chuyển đi nơi khác không?” thì Laird sẽ trả lời: “Có” hoặc sẽ tránh né nếu không muốn tiết lộ bí mật của hệ thống Gamma. Nhưng không ai hỏi câu đó cả.
Nghị sĩ Albert Gore đã hỏi Laird một câu hỏi đầy ác ý: “Quyết định cho xuất phát công tác này có được hoãn lại lần nào không? Trước thời điểm cuối cùng?”. Lần này thì Laird trả lời không được rõ ràng lắm: “Không. Quyết định không bị hoãn lại lần nào cả. Nói đúng ra là trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch không có điều gì bị đình hoãn lại”.
Ủy ban lại xoay trọng tâm vào một vấn đề khác. Laird bị chất vấn rầy rà và dài dòng về thời gian hoạt động của các cuộc oanh kích trên vùng trời phía nam vĩ tuyến 19 chỉ một vài giờ sau cuộc tập kích Sơn Tây. Bộ Quốc phòng có chỉ thị cho thả bom đại quy mô miền Bắc Việt Nam không? Laird trả lời: “Không, các cuộc oanh kích được xuất phát chỉ với mục đích trả thù về việc một chiếc trinh sát RF-4 không vũ trang đã bị bắn rơi 10 ngày trước đó ngày 13 tháng 11. Cả hai phi công đều bị thất lạc mất tích, không có dấu hiệu nào về việc họ đã nhảy dù ra”.
Tuy nhiên, Laird đã không nói đến việc các cuộc oanh kích này một trong những cuộc oanh kích mạnh mẽ nhất trong suốt cuộc chiến đã được hoạch định gần một tháng trước khi chiếc máy bay trinh sát bị bắn rơi. Chính Moorer đã hỏi ý kiến Blackburn về những hậu quả có thể xẩy ra đối với các cuộc oanh kích ấy vào đầu tháng 11.
Một lần nữa, Laird với 17 năm làm đại biểu quốc hội trước khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng đã tỏ ra không chân thật mấy đối với một ngành trong hành pháp mà ông ta đang phục vụ rất đắc lực. Uỷ ban tỏ ra nghi ngờ về lời giải thích của ông ta đối với các cuộc oanh kích này, và báo chí, ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt, đã đồng thanh cho rằng lời trình bày của Laird là cách giải thích tồi tệ nhất. Nhiều chủ nhiệm báo chí và nhà bình luận truyền hình đã quên đi khía cạnh nhân đạo trong cuộc tập kích Sơn Tây để chỉ lo chỉ trích về việc thả bom đại quy mô miền Bắc Việt Nam.
Sự lo sợ của Blackburn và Mayer đã xảy ra. Nhiều tuần lễ trước khi các cuộc oanh kích được thi hành, cả hai người đã nêu ý kiến là sẽ có những sự va chạm ngoại giao tai hại. Họ đã viết ra giấy những ý kiến này để báo động trước với nhiều lý lẽ rõ ràng. Chữ “giải cứu” và chữ “trả thù” là hai danh từ nằm ở hai trang khác nhau trong cuốn tự điển Webster và đối với dư luận quần chúng thì lại là hai sự việc xảy ra cách nhau đến hai năm… Cả hai người còn nêu thêm ý kiến nghiêm trọng cho rằng các cuộc oanh kích trả thù này sẽ khiêu khích kẻ địch có nhiều hành động giáng trả lại đối với tù binh còn đang bị giam giữ, trong khi đó thì cuộc tập kích có thể ít gây ra tai hại hơn.
Blackburn và Mayer được biết là Kissinger đã đồng ý cho ngừng thả bom. Nhưng khi đến giai đoạn cuối cùng xảy ra trước cuộc tập kích Sơn Tây 24 giờ với nhiều ý kiến cho rằng cuộc tập kích này có thể được thực hiện cùng với các công tác khác mà họ không biết rõ là gì. Cả hai công tác đều được xuất phát hầu như không cùng một lúc 105 chiếc máy bay hộ tống toán xung kích giải cứu tù binh gần Hà Nội đã được thực hiện đồng thời với 225 chiếc máy bay khác oanh kích khu vực hướng Nam của Bắc Việt Nam để trả thù cho một máy bay trinh sát RF-4 bị bắn rơi 10 ngày trước đó. Việc hoạch định thời điểm xuất phát các cuộc oanh kích vào ngày thứ bảy 21 tháng 11, chỉ một vài giờ sau khi cuộc tập kích thất bại, vẫn còn ám ảnh cả Blackburn lẫn Mayer hàng mấy tháng liền. Khắp nơi trên thế giới, báo chí đã ca tụng việc cố gắng giải cứu tù binh trên một hàng tin thì ngay sau đó với hàng tin khác lại chê bai việc cho ném bom trở lại. Tất cả mục đích của công tác Sơn Tây đã bị lu mờ đi.
Trong khi đã tránh né được việc uỷ ban ngoại giao chất vấn về các cuộc oanh kích trả thù và công tác giải cứu Sơn Tây thì Laird lại vấp phải một sự kiện tai hại khác trong ngày hôm đó. Khi được nghị sĩ Stuart Symington hỏi về số thương vong và tổn thất vật chất trong hai công tác đó thì Laird đã trả lời: “Chúng ta không mất một chiếc máy bay nào trong cuộc oanh kích tại miền Nam vĩ tuyến 19 vào cuối tuần này và chúng ta chỉ có hai tổn thất trong công tác tù binh”. Câu trình bày này là đúng sự thật. Nhưng chỉ một vài ngày sau thì điều đó không còn giá trị nữa vì có tin tiết lộ cho báo chí biết một chiếc F.105 trong chuyến đi tập kích Sơn Tây đã bị bắn rơi và mất tích ở Lào. Một vài bài xã luận và báo chí có cảm nghĩ chính quyền còn che đậy việc gì bí mật đã xảy ra trong cuộc tập kích mà không muốn cho dân chúng biết.
Các nghị sĩ trong uỷ ban cũng có cảm nghĩ là Laird không minh bạch trong nhiều vấn đề khác. Một trong những người ủng hộ Laird đắc lực nhất là nghị sĩ Jacob Javits thuộc bang New York, ông ta tỏ ý không được hài lòng lắm về việc oanh kích trả thù, nhưng ông ta cho đấy là việc không dính líu gì đến cuộc tập kích Sơn Tây. Ông ta đã phát biểu một cách thân thiện nhất trong suốt buổi điều trần là: “Chiến tranh không phải là một tiệc trà đầy hương vị”. Nhưng khi Javits hỏi Laird đấy có phải là công tác giải cứu tù binh đầu tiên đã được thực hiện hay không, thì Laird trả lời: “Đấy là công tác đầu tiên tại Đông Nam Á trong cuộc xung đột này. Tôi xin quí vị là tôi không có ý nhắc đến lịch sử của đất nước ta”.
Javits vẫn còn nhớ mãi câu trả lời ấy, trong khi đó thì chỉ ba tuần lễ sau báo chí đăng tải bản tổng kết về ba hoặc bốn công tác mưu toan giải cứu tù binh khác nữa. Các công tác này được thực hiện tại miền Nam Việt Nam và Campuchia, và cũng gặp phải trại tù trống rỗng. Nhân viên trong văn phòng của Javits tỏ ra bực tức về việc Laird đã không nói rõ những công tác này. Khi họ hỏi Lầu Năm Góc về các công tác giải cứu này thì họ lại càng bực tức thêm vì bất cứ nơi nào họ hỏi đến cũng đều có thái độ lạnh lùng như tảng băng. Tất cả những tin tức liên quan đến các việc này đã được giấu kín trong suốt thời gian dài 5 năm.
Sơn Tây không phải là công tác cố gắng giải cứu đầu tiên tại Đông Nam Á trong cuộc xung đột. Đúng ra đây là công tác thứ 71 đổ bộ vào trại tù trống. Tại miền Nam Việt Nam, Campuchia và Lào, từ giữa năm 1966 đến năm 1970 đã có 91 công tác giải cứu được thi hành. Có khoảng 45 hoặc nói đúng hơn là gần 50 công tác này được thực hiện do các nguồn tin về tù binh Mỹ đã báo cáo cho biết sự kiện và địa điểm. 79 công tác này được coi như là những cuộc tập kích thật sự. Trong số 91 công tác này, 20 thành công giải thoát được 318 binh sĩ miền Nam Việt Nam và 60 dân sự. Nhưng trong 45 cuộc tập kích thực hiện để giải cứu tù binh Mỹ thì chỉ có 1 thành công. Quân nhân Larry D., Aiken thuộc binh chủng lục quân được giải thoát vào ngày 10-7-1969 khỏi một trại tù của Việt cộng, và đã chết tại bệnh viện Mỹ 15 ngày sau đó. Cuộc tập kích này rõ ràng là đã bị thất bại vào phút chót.
Tất cả những công tác giải cứu thực hiện trước cuộc tập kích Sơn Tây đều do Trung tâm giải cứu nhân sự hỗn hợp (J.P.R.C) điều hành. Đây là một Trung tâm riêng biệt của Bộ Tư lệnh MACV ở Sài Gòn. Kết quả của những sự cố gắng thuộc Trung tâm này cũng không đem lại điều gì khả quan hơn cuộc tập kích Sơn Tây. Ví dụ vào tháng 12 năm 1966 có một nguồn tin mật báo cho biết có nhiều tù binh Mỹ đang bị Việt cộng giam giữ. Trung tâm J.P.R.C. kiểm nhận lại nguồn tin chính xác và cho xuất phát ngay một cuộc tập kích.
Tuy nhiên, Laird đã không nói đến việc các cuộc oanh kích này một trong những cuộc oanh kích mạnh mẽ nhất trong suốt cuộc chiến đã được hoạch định gần một tháng trước khi chiếc máy bay trinh sát bị bắn rơi. Chính Moorer đã hỏi ý kiến Blackburn về những hậu quả có thể xẩy ra đối với các cuộc oanh kích ấy vào đầu tháng 11.
Một lần nữa, Laird với 17 năm làm đại biểu quốc hội trước khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng đã tỏ ra không chân thật mấy đối với một ngành trong hành pháp mà ông ta đang phục vụ rất đắc lực. Uỷ ban tỏ ra nghi ngờ về lời giải thích của ông ta đối với các cuộc oanh kích này, và báo chí, ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt, đã đồng thanh cho rằng lời trình bày của Laird là cách giải thích tồi tệ nhất. Nhiều chủ nhiệm báo chí và nhà bình luận truyền hình đã quên đi khía cạnh nhân đạo trong cuộc tập kích Sơn Tây để chỉ lo chỉ trích về việc thả bom đại quy mô miền Bắc Việt Nam.
Sự lo sợ của Blackburn và Mayer đã xảy ra. Nhiều tuần lễ trước khi các cuộc oanh kích được thi hành, cả hai người đã nêu ý kiến là sẽ có những sự va chạm ngoại giao tai hại. Họ đã viết ra giấy những ý kiến này để báo động trước với nhiều lý lẽ rõ ràng. Chữ “giải cứu” và chữ “trả thù” là hai danh từ nằm ở hai trang khác nhau trong cuốn tự điển Webster và đối với dư luận quần chúng thì lại là hai sự việc xảy ra cách nhau đến hai năm… Cả hai người còn nêu thêm ý kiến nghiêm trọng cho rằng các cuộc oanh kích trả thù này sẽ khiêu khích kẻ địch có nhiều hành động giáng trả lại đối với tù binh còn đang bị giam giữ, trong khi đó thì cuộc tập kích có thể ít gây ra tai hại hơn.
Blackburn và Mayer được biết là Kissinger đã đồng ý cho ngừng thả bom. Nhưng khi đến giai đoạn cuối cùng xảy ra trước cuộc tập kích Sơn Tây 24 giờ với nhiều ý kiến cho rằng cuộc tập kích này có thể được thực hiện cùng với các công tác khác mà họ không biết rõ là gì. Cả hai công tác đều được xuất phát hầu như không cùng một lúc 105 chiếc máy bay hộ tống toán xung kích giải cứu tù binh gần Hà Nội đã được thực hiện đồng thời với 225 chiếc máy bay khác oanh kích khu vực hướng Nam của Bắc Việt Nam để trả thù cho một máy bay trinh sát RF-4 bị bắn rơi 10 ngày trước đó. Việc hoạch định thời điểm xuất phát các cuộc oanh kích vào ngày thứ bảy 21 tháng 11, chỉ một vài giờ sau khi cuộc tập kích thất bại, vẫn còn ám ảnh cả Blackburn lẫn Mayer hàng mấy tháng liền. Khắp nơi trên thế giới, báo chí đã ca tụng việc cố gắng giải cứu tù binh trên một hàng tin thì ngay sau đó với hàng tin khác lại chê bai việc cho ném bom trở lại. Tất cả mục đích của công tác Sơn Tây đã bị lu mờ đi.
Trong khi đã tránh né được việc uỷ ban ngoại giao chất vấn về các cuộc oanh kích trả thù và công tác giải cứu Sơn Tây thì Laird lại vấp phải một sự kiện tai hại khác trong ngày hôm đó. Khi được nghị sĩ Stuart Symington hỏi về số thương vong và tổn thất vật chất trong hai công tác đó thì Laird đã trả lời: “Chúng ta không mất một chiếc máy bay nào trong cuộc oanh kích tại miền Nam vĩ tuyến 19 vào cuối tuần này và chúng ta chỉ có hai tổn thất trong công tác tù binh”. Câu trình bày này là đúng sự thật. Nhưng chỉ một vài ngày sau thì điều đó không còn giá trị nữa vì có tin tiết lộ cho báo chí biết một chiếc F.105 trong chuyến đi tập kích Sơn Tây đã bị bắn rơi và mất tích ở Lào. Một vài bài xã luận và báo chí có cảm nghĩ chính quyền còn che đậy việc gì bí mật đã xảy ra trong cuộc tập kích mà không muốn cho dân chúng biết.
Các nghị sĩ trong uỷ ban cũng có cảm nghĩ là Laird không minh bạch trong nhiều vấn đề khác. Một trong những người ủng hộ Laird đắc lực nhất là nghị sĩ Jacob Javits thuộc bang New York, ông ta tỏ ý không được hài lòng lắm về việc oanh kích trả thù, nhưng ông ta cho đấy là việc không dính líu gì đến cuộc tập kích Sơn Tây. Ông ta đã phát biểu một cách thân thiện nhất trong suốt buổi điều trần là: “Chiến tranh không phải là một tiệc trà đầy hương vị”. Nhưng khi Javits hỏi Laird đấy có phải là công tác giải cứu tù binh đầu tiên đã được thực hiện hay không, thì Laird trả lời: “Đấy là công tác đầu tiên tại Đông Nam Á trong cuộc xung đột này. Tôi xin quí vị là tôi không có ý nhắc đến lịch sử của đất nước ta”.
Javits vẫn còn nhớ mãi câu trả lời ấy, trong khi đó thì chỉ ba tuần lễ sau báo chí đăng tải bản tổng kết về ba hoặc bốn công tác mưu toan giải cứu tù binh khác nữa. Các công tác này được thực hiện tại miền Nam Việt Nam và Campuchia, và cũng gặp phải trại tù trống rỗng. Nhân viên trong văn phòng của Javits tỏ ra bực tức về việc Laird đã không nói rõ những công tác này. Khi họ hỏi Lầu Năm Góc về các công tác giải cứu này thì họ lại càng bực tức thêm vì bất cứ nơi nào họ hỏi đến cũng đều có thái độ lạnh lùng như tảng băng. Tất cả những tin tức liên quan đến các việc này đã được giấu kín trong suốt thời gian dài 5 năm.
Sơn Tây không phải là công tác cố gắng giải cứu đầu tiên tại Đông Nam Á trong cuộc xung đột. Đúng ra đây là công tác thứ 71 đổ bộ vào trại tù trống. Tại miền Nam Việt Nam, Campuchia và Lào, từ giữa năm 1966 đến năm 1970 đã có 91 công tác giải cứu được thi hành. Có khoảng 45 hoặc nói đúng hơn là gần 50 công tác này được thực hiện do các nguồn tin về tù binh Mỹ đã báo cáo cho biết sự kiện và địa điểm. 79 công tác này được coi như là những cuộc tập kích thật sự. Trong số 91 công tác này, 20 thành công giải thoát được 318 binh sĩ miền Nam Việt Nam và 60 dân sự. Nhưng trong 45 cuộc tập kích thực hiện để giải cứu tù binh Mỹ thì chỉ có 1 thành công. Quân nhân Larry D., Aiken thuộc binh chủng lục quân được giải thoát vào ngày 10-7-1969 khỏi một trại tù của Việt cộng, và đã chết tại bệnh viện Mỹ 15 ngày sau đó. Cuộc tập kích này rõ ràng là đã bị thất bại vào phút chót.
Tất cả những công tác giải cứu thực hiện trước cuộc tập kích Sơn Tây đều do Trung tâm giải cứu nhân sự hỗn hợp (J.P.R.C) điều hành. Đây là một Trung tâm riêng biệt của Bộ Tư lệnh MACV ở Sài Gòn. Kết quả của những sự cố gắng thuộc Trung tâm này cũng không đem lại điều gì khả quan hơn cuộc tập kích Sơn Tây. Ví dụ vào tháng 12 năm 1966 có một nguồn tin mật báo cho biết có nhiều tù binh Mỹ đang bị Việt cộng giam giữ. Trung tâm J.P.R.C. kiểm nhận lại nguồn tin chính xác và cho xuất phát ngay một cuộc tập kích.
Một vài cuộc tập kích của Trung tâm J.P.R.C đã bị thất bại vì lý do tin tức tình báo còn nhiều sơ hở hoặc vì lý do các cuộc hành quân giải cứu không được xuất phát kịp thời. Việc này đã xảy ra đối với một cuộc tập kích vào năm 1967, khi một quân nhân Nam Việt Nam trốn thoát khỏi một trại tù của Việt cộng đã cho biết tin về địa điểm của hai trại tù khác có giam giữ quân nhân Mỹ. Nguồn tin này trước tiên được thử thách về cơ sở chính xác nhưng sau cùng đã được kiểm nhận có thể tin cậy được. Cuộc tập kích được xuất phát ngay tại một căn trại có 21 tù binh Nam Việt Nam đã được giải thoát. Còn doanh trại kia thì trống rỗng. Có nhiều dấu hiệu chứng tỏ là tù binh Mỹ đã từng bị giam ở đấy. Các tù binh Nam Việt Nam sau khi được giải cứu đã cho biết các tù binh Mỹ đã bị di chuyển đi nơi khác trước 20 ngày khi có cuộc tập kích.
Sau cuộc giải cứu Aiken vào năm 1969 thì nhiều cố gắng tìm kiếm địa điểm trại tù binh và giải cứu tù binh tại Nam Việt Nam và Campuchia đã được xúc tiến mạnh mẽ. Chỉ trong năm 1970 đã có tới 24 cuộc hành quân giải cứu tù binh tại miền Nam Việt Nam. Nhưng tất cả đều thất bại, không tìm thấy một tù binh Mỹ nào cả. Các cuộc hành quân giải cứu này vẫn được tiếp tục ngay sau thời gian cuộc tập kích Sơn Tây bị thất bại. Tính đến năm 1973 đã có tất cả 119 công tác giải cứu tù binh trong đó có 98 cuộc tập kích. Aiken vẫn là người Mỹ duy nhất được giải thoát trong suốt những năm ấy.
Nhìn chung trên toàn diện sự việc thì cuộc tập kích Sơn Tây không phải là một sự thất bại ngoạn mục nhất, hoặc không phải là sự thất bại duy nhất từ xưa đến nay như các nghị sĩ ác ý đã cố tình chất vấn Laird trên phương diện đó. Khi cố tình che giấu những công tác giải cứu tù binh khác đã thực hiện, Laird đã để mất một cơ hội tốt nhằm đem việc thất bại Sơn Tây ra so sánh trên bình diện chung. Có lẽ ông ta đã không biết rõ quá trình hoạt động của những cuộc hành quân giải cứu ấy. Chỉ có Mayer biết rõ nhưng Blackburn có chỉ thị cho ông ta đừng bao giờ đề cập đến việc này. Nếu như Quốc hội và nhân dân Hoa Kỳ được cung cấp đầy đủ tin tức liên hệ thì có thể họ sẽ hiểu rõ ràng hơn về những động cơ thúc đẩy việc xuất phát cuộc tập kích Sơn Tây và cả sự may mắn thành công cho dù là mong manh.
Laird đã tỏ ra không trung thực đối với Quốc hội hoặc đối với nhân dân Hoa Kỳ. Có lẽ vì lý do Lầu Năm Góc không muốn công nhận sự thất bại của họ có lẽ vì Uỷ ban Thượng viện đã đặt ra nhiều câu hỏi và lời phát biểu có tính cách khinh miệt để chế giễu một công tác mà Laird đã đặt trọn niềm tin hoặc có lẽ vì thượng nghị sĩ Fullbright đã từng “bị” nổi tiếng là kẻ thù của quần chúng và kém một bậc so với tướng Võ Nguyên Giáp của Bắc Việt Nam. Vì vậy chính quyền hành pháp đã có ý không nên để cho Fullbright biết quá nhiều tin tức.
Cho dù với lý do nào đi nữa thì lời trình bày của Laird cũng không làm sáng tỏ được công tác giải cứu Sơn Tây và lại càng làm tăng thêm những sự hiểu lầm để đi đến các cuộc tranh luận gay gắt. Ngay sau khi ông ta được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng, một hiệu ăn nhỏ nằm trên đại lộ Connecticut cách Nhà Trắng khoảng 9 khu phố đã dành riêng cho Laird một sự tuyên dương đặc biệt bằng cách đặt tên của ông ta cho một loại bánh kỳ thịt gọi là: Bánh mì Melvin Laird có dồn thịt “nói dối”, giá 1 đô la 85. Tuy nhiên trong buổi điều trần trước uỷ ban của Fullbright, Laird đã phát biểu một lời chứng tỏ rằng không phải tất cả những lời nói của ông ta đều là nói dối cả. Đấy là lúc nghị sĩ Javits hỏi: “Với việc tập kích một trại tù binh như vậy thì ông Bộ trưởng muốn Hà Nội phải bày tỏ thái độ ra sao?”. Laird trả lời: “Chúng tôi chỉ muốn bằng tất cả mọi giá cho dù phải sử dụng những phương tiện bất thường nhất để đem những tù binh ấy trở về như những công dân Mỹ tự do”. Và khi nghị sĩ Claiborne Pell hỏi ông ta nghĩ về Bắc Việt Nam sẽ làm gì đối với tù binh do hậu quả của cuộc tập kích vừa qua, thì Laird đã nói như một lời tiên đoán:
“Tôi nghĩ rằng tù binh sẽ bị canh gác chặt chẽ hơn”.
Sau cuộc giải cứu Aiken vào năm 1969 thì nhiều cố gắng tìm kiếm địa điểm trại tù binh và giải cứu tù binh tại Nam Việt Nam và Campuchia đã được xúc tiến mạnh mẽ. Chỉ trong năm 1970 đã có tới 24 cuộc hành quân giải cứu tù binh tại miền Nam Việt Nam. Nhưng tất cả đều thất bại, không tìm thấy một tù binh Mỹ nào cả. Các cuộc hành quân giải cứu này vẫn được tiếp tục ngay sau thời gian cuộc tập kích Sơn Tây bị thất bại. Tính đến năm 1973 đã có tất cả 119 công tác giải cứu tù binh trong đó có 98 cuộc tập kích. Aiken vẫn là người Mỹ duy nhất được giải thoát trong suốt những năm ấy.
Nhìn chung trên toàn diện sự việc thì cuộc tập kích Sơn Tây không phải là một sự thất bại ngoạn mục nhất, hoặc không phải là sự thất bại duy nhất từ xưa đến nay như các nghị sĩ ác ý đã cố tình chất vấn Laird trên phương diện đó. Khi cố tình che giấu những công tác giải cứu tù binh khác đã thực hiện, Laird đã để mất một cơ hội tốt nhằm đem việc thất bại Sơn Tây ra so sánh trên bình diện chung. Có lẽ ông ta đã không biết rõ quá trình hoạt động của những cuộc hành quân giải cứu ấy. Chỉ có Mayer biết rõ nhưng Blackburn có chỉ thị cho ông ta đừng bao giờ đề cập đến việc này. Nếu như Quốc hội và nhân dân Hoa Kỳ được cung cấp đầy đủ tin tức liên hệ thì có thể họ sẽ hiểu rõ ràng hơn về những động cơ thúc đẩy việc xuất phát cuộc tập kích Sơn Tây và cả sự may mắn thành công cho dù là mong manh.
Laird đã tỏ ra không trung thực đối với Quốc hội hoặc đối với nhân dân Hoa Kỳ. Có lẽ vì lý do Lầu Năm Góc không muốn công nhận sự thất bại của họ có lẽ vì Uỷ ban Thượng viện đã đặt ra nhiều câu hỏi và lời phát biểu có tính cách khinh miệt để chế giễu một công tác mà Laird đã đặt trọn niềm tin hoặc có lẽ vì thượng nghị sĩ Fullbright đã từng “bị” nổi tiếng là kẻ thù của quần chúng và kém một bậc so với tướng Võ Nguyên Giáp của Bắc Việt Nam. Vì vậy chính quyền hành pháp đã có ý không nên để cho Fullbright biết quá nhiều tin tức.
Cho dù với lý do nào đi nữa thì lời trình bày của Laird cũng không làm sáng tỏ được công tác giải cứu Sơn Tây và lại càng làm tăng thêm những sự hiểu lầm để đi đến các cuộc tranh luận gay gắt. Ngay sau khi ông ta được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng, một hiệu ăn nhỏ nằm trên đại lộ Connecticut cách Nhà Trắng khoảng 9 khu phố đã dành riêng cho Laird một sự tuyên dương đặc biệt bằng cách đặt tên của ông ta cho một loại bánh kỳ thịt gọi là: Bánh mì Melvin Laird có dồn thịt “nói dối”, giá 1 đô la 85. Tuy nhiên trong buổi điều trần trước uỷ ban của Fullbright, Laird đã phát biểu một lời chứng tỏ rằng không phải tất cả những lời nói của ông ta đều là nói dối cả. Đấy là lúc nghị sĩ Javits hỏi: “Với việc tập kích một trại tù binh như vậy thì ông Bộ trưởng muốn Hà Nội phải bày tỏ thái độ ra sao?”. Laird trả lời: “Chúng tôi chỉ muốn bằng tất cả mọi giá cho dù phải sử dụng những phương tiện bất thường nhất để đem những tù binh ấy trở về như những công dân Mỹ tự do”. Và khi nghị sĩ Claiborne Pell hỏi ông ta nghĩ về Bắc Việt Nam sẽ làm gì đối với tù binh do hậu quả của cuộc tập kích vừa qua, thì Laird đã nói như một lời tiên đoán:
“Tôi nghĩ rằng tù binh sẽ bị canh gác chặt chẽ hơn”.
Giao tế nhân sự
Tại Nhà Trắng vào ngày thứ tư 25 tháng 11. Tổng thống Nixon đã đích thân trao gắn huân chương cho bốn quân nhân tham dự cuộc tập kích Sơn Tây.
Trước buổi lễ, Laird hướng dẫn Manor và Simons vào văn phòng bầu dục của Tổng thống. Nixon muốn trực tiếp gặp riêng họ trong một vài phút để bày tỏ sự cảm ơn và để hỏi những việc gì đã xảy ra. Tổng thống tỏ vẻ rất thân mật, nhưng ông ta không tìm hiểu thêm được tin tức gì khác.
Nhân viên phục dịch tại Nhà Trắng mời rượu và cà phê trong khi mọi người ngồi thoải mái bên cạnh vị Tổng tư lệnh trong những chiếc ghế bành, đặt xung quanh một tấm thảm có dấu ấn to tướng “Tổng thống Hoa Kỳ”. Sau này được hỏi ông ta và Tổng thống đã nói gì với nhau thì Simons nhớ lại: “Không có nói gì nhiều. Tổng thống hỏi tôi đã tốt nghiệp trường võ bị West Point vào năm nào. Tôi trả lời là tôi không học khóa võ bị sĩ quan, tôi chỉ là một sĩ quan trù bị được thăng cấp tại Missouri. Điều này có vẻ làm cho Tổng thống lúng túng”. Ông ta nói: “Thế à?” và quay sang phía Manor. Từ lúc đó trở đi thì hai người này nói chuyện với nhau. Simons còn nói thêm: “Buổi gặp gỡ chứng tỏ Tổng thống thật có lòng ưu ái, nhưng tôi nghĩ đấy là một cuộc gặp gỡ hơi căng thẳng tinh thần, buồn chán và không được thoải mái lắm”.
Buổi lễ gắn huân chương bắt đầu vào lúc 4 giờ 05 phút chiều tại phòng chiêu đãi cấp quốc gia tại tòa Nhà Trắng. Trước khi Laird đọc bản tuyên dương công trạng của từng người thì Nixon nói vài lời mở đầu đã được biên soạn trước. Simons được ân thưởng huân chương chiến công đặc biệt về sự anh dũng vượt bậc, đấy là huân chương cao thứ nhì của quốc gia dành cho những công trạng dũng cảm. Trung sĩ nhất bộ binh Tyrone Adderly, xạ thủ, súng phóng lựu M.79 thuộc toán chỉ huy của E.Sydnor, người đã hai lần xông vào làn đạn để tiêu diệt sự kháng cự của kẻ địch cũng nhận được huân chương chiến công đặc biệt. Trung sĩ chuyên viên cơ khí không quân Leroy Wright chân bó bột vì bị thương do bình chữa cháy trên trực thăng (Quả táo thứ nhất) bắn tung ra đụng phải, khi chiếc trực thăng đổ nhào xuống trong doanh tại Sơn Tây, được nhận huân chương Không quân chiến công bội tinh. Tướng Manor được ân thưởng huy chương chiến công đặc biệt. Tổng thống đích thân gắn huân chương cho từng người.
Lời phát biểu của Tổng thống và các bản tuyên dương công trạng chỉ nêu lên những sự kiện chung chung không bổ sung gì thêm ngoài những bài báo đã nói về cuộc tập kích hai ngày trước đó. Nixon bày tỏ sự hãnh diện của ông ta trong một công tác nhân đạo nhằm giải thoát những người đã bị giam giữ. Ông ta nói thêm là cuộc tập kích đã được thực hiện không những với lòng dũng cảm vô địch mà luôn cả với sự hữu hiệu vô địch nữa, mặc dù nghị sĩ William Proxmire sau này có mở cuộc điều tra về tổn phí dùng cho cuộc tập kích này. (Số phỏng định gần đúng nhất là khoảng 7 triệu đô-la nhưng có một vài người khác lại cho rằng số tổn phí có thể lên tới 70 triệu đô-la).
Nixon nói với những người có mặt trong buổi lễ: “Trước khi cho ban hành lệnh cuối cùng tôi đã cho dò hỏi nhiều điều và đã tìm hiểu được là tất cả mọi người tham dự công tác này đều là quân nhân tình nguyện”. Điều này Tổng thống nói đúng nhưng những lời trình bày tiếp theo, có lẽ do người viết diễn văn của Tổng thống tự biên soạn lấy hoặc do Tổng thống ngẫu hứng nói ra tại chỗ, đã làm cho các quân nhân được trao gắn huân chương cảm thấy bỡ ngỡ lạ lùng. Tổng thống nói: “Tôi cũng đã tìm hiểu được mỗi cá nhân tham dự công tác này và được biết trước khi đi là chỉ có 50% may mắn thành công mà thôi. Và tôi cũng tìm hiểu được mỗi cá nhân đã tham dự công tác này cũng đã biết trước khi đi là có đến 50% làm cho họ thiệt mạng”.
Tổng thống mời Laird, Moorer, đô đốc McCain, nhiều vợ của các tù binh Mỹ, và số đông đại biểu Quốc hội cùng nhà báo đi đến bắt tay chúc mừng và khen ngợi bốn người vừa được ân thưởng huân chương. Tổng thống rời phòng tiếp tân lúc 5 giờ 18 phút. Buổi lễ chỉ kéo dài có 13 phút bằng một nửa thời gian dùng cho cuộc tập kích.
Tất cả ba hệ thống truyền hình đều chiếu lại khung cảnh buổi lễ vào tối hôm ấy. Nhưng nếu Nhà Trắng đã nghĩ rằng buổi lễ này có thể làm dịu bớt những trận dông bão tranh luận về cuộc tập kích thì thật là điều lầm lẫn. Nhà bình luận truyền hình đài CBS tên là Eric Sevareid đã châm biếm rằng: “Mặc dù mọi người đều ngưỡng mộ các quân nhân anh hùng đã cố gắng thực hiện công tác đó, nhưng vẫn còn một số đông người cảm thấy có một điều gì khinh xuất trong quan niệm hành động”. Bình luận gia John Scali của đài ABC lại nói: “Hệ thống tình báo cũ kỹ không chính xác là nguồn gốc đem đến sự thất bại trong công tác này. Chúng tôi muốn nói đến hệ thống tình báo quốc phòng của Lầu Năm Góc là cơ quan DIA chứ không phải Trung ương tình báo Hoa Kỳ CIA, vì CIA không có liên quan trong kế hoạch này”. Scali không nói rõ lý do về việc chỉ trích đó và không biết ông ta đã dựa trên cơ sở nào để nói rằng CIA không có liên quan trong cuộc tập kích này.
Đây là giai đoạn đầu trong sự cố gắng của CIA xuất phát từ Trung tâm chỉ huy tại Langley để gọi là “lo bảo vệ lấy mình”. Nhưng nhà báo thản nhiên với CIA sau này có đưa tin cuộc tập kích đã được hoạch định và thi hành không có hội ý với CIA. Cơ quan DIA là cơ quan cung cấp tin tức tình báo cho cuộc tập kích đã bị chỉ trích là đã trao cho các chuyên viên nghiên cứu kế hoạch Sơn Tây những nguồn tin cũ trên 6 tháng. Phó Tổng thống Spiro Agnew lại làm cho tình hình nặng nề thêm khi cố che giấu sự không hữu hiệu của tình báo mặc dù viên phụ tá về quân sự và ngoại giao của ông ta sau này có tiết lộ là chính phó Tổng thống chưa hề được thông báo gì về cuộc tập kích, kể cả trước lẫn sau khi thi hành.
Cuộc tranh luận mới mẻ này lại càng làm lu mờ các động cơ nhân đạo của cuộc tập kích, và dẫn đến một sự đụng độ gay gắt khác giữa Laird và Fullbright. Được mời ra điều trần một lần nữa trước Uỷ ban đối ngoại Thượng viện, Laird đã phủ nhận quan điểm của của Fullbright cho rằng CIA đã không được mời góp ý về cuộc tập kích. Ông ta nói: “Tất cả mọi cơ quan đều được hỏi ý kiến và tin tức liên quan đều lấy từ các cơ quan ấy”.
Fullbright đã cắt ngang lời của Laird với một lời tuyên bố hầu như buộc tội Laird là một người nói dối: “Điều đó không thật đúng. Chính tôi đã hỏi Giám đốc tình báo là ông ta có được hỏi ý kiến không, thì ông ta trả lời là không”.
Laird nói với vẻ giận dữ: “Tôi không nghĩ rằng lại có trường hợp như vậy vị giám đốc tình báo đã được hội ý và có góp ý với chúng tôi”.
Fullbright vẫn giữ nguyên thái độ không lay chuyển. Tại Langley, trước cửa vào phòng khách lớn của cơ quan trung ương tình báo Mỹ, trên một vách tường bằng đá cẩm thạch có khắc những chữ to 7 inch hai câu như sau: “Và các anh sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng các anh”. Tuy nhiên người phát ngôn của CIA lại từ chối không bình luận về vụ đối chất giữa Laird và Fullbright. Quả bóng đã được khôn khéo đá lọt vào lưới của DIA để trao mọi trách nhiệm cho DIA về sự thất bại Sơn Tây. Việc này lại càng làm căng thẳng thêm sự quan hệ với nhau giữa các giới tình báo Mỹ vốn dĩ từ lâu bị chia rẽ.
Trong ngày lễ tạ ơn, thứ năm 16 tháng 11, Tổng thống Nixon trong khi dùng bữa cơm tối với 106 quân nhân đã bị thương ở Việt Nam có hứa sẽ làm mọi cách để giải cứu tất cả tù binh. Cũng ngày hôm đó phái đoàn hòa đàm của Hà Nội tại Paris tổ chức một buổi họp báo. Người phát ngôn của Bắc Việt Nam đã lên án các cuộc oanh kích gọi là bảo vệ đã được xuất phát vào ngày thứ bảy vừa qua.
Tại Moscow, tờ báo Pravda đã lên án cuộc tập kích này là bước đầu tiên tiến đến việc nới rộng chiến tranh diện rộng vào ngay trong lãnh thổ của Bắc Việt Nam.
Vào đầu tháng 12, trong khi đang tính toán về 30 ngày sắp được nghỉ phép thì Simons nhận được điện thoại của Lầu Năm Góc. Ông ta được cho biết là Bộ trưởng Quốc phòng Laird sẽ bay đến căn cứ Fort Bragg cùng với một phái đoàn đông đủ đại biểu Quốc hội và nhiều nhân vật quan trọng khác cộng thêm với nhiều phái viên thông tấn của Lầu Năm Góc. Bộ trưởng Quốc phòng sẽ đại diện Tổng thống để trao gắn huy chương cho từng quân nhân trong cuộc tập kích Sơn Tây về chiến công xuất sắc và anh dũng. Vì lẽ các chi tiết tuyên dương công trạng của từng cá nhân một mà Simons đã đệ trình sau khi chấm dứt cuộc tập kích có vẻ đặc biệt, cho nên quân đội đã quyết định trình cho Laird đọc một bản tuyên dương chung cho tất cả mọi người. Các bản tuyên dương cá nhân sẽ được thiết lập sau và sẽ được lưu vào hồ sơ riêng của từng quân nhân. Cuộc điện đàm này chỉ có mục đích muốn thông qua với Simons về những lời tuyên dương mà Laird sẽ đọc trong buổi lễ. Simons hỏi thêm một vài điều nữa rồi dằn mạnh máy điện thoại xuống bàn.
Ông ta vừa được cho biết trong số 56 người đã tham dự cuộc tập kích vào Bắc Việt Nam, chỉ có thêm hai người nữa sẽ nhận được huân chương chiến công đặc biệt, loại huân chương mà Tổng thống Nixon đã gắn cho ông ta và trung sĩ Adderly tại Nhà Trắng. Hai người khác sẽ nhận được huy chương anh dũng bội tinh với ngôi sao bạc; 22 người nhận được anh dũng bội tinh với với ngôi sao đồng trong số 30 người còn lại, có nghĩa là hơn một nửa tổng số toán tập kích, sẽ nhận được huy chương hạnh kiểm quân đội. Binh sĩ thường gọi loại huy chương này là món đồ chơi. Đây là một loại huy chương chỉ cao hơn một bậc đối với các bằng khen thưởng về hạnh kiểm tốt, mà bất cứ người lính nào cũng có thể nhận được nếu ở trong quân ngũ đủ ba năm mà không bị bệnh hoa liễu.
Đối với Simons thì việc này rõ ràng là ngành phụ trách ân thưởng huy chương của quân đội đã căn cứ trên các bản điều lệ thông thường để cấp phát huy chương cho lính của ông ta. Ông ta hình dung sự việc xảy ra như sau: một viên đại tá suốt đời ngồi mòn trên ghế nào đó đã nhìn sơ qua các bản tuyên dương công trạng mà Simons đã soạn thảo công phu và đệ trình xin chấp thuận, lướt nhanh qua rồi để sang một bên. Xong, ông ta lấy tập điều lệ về huấn lệnh quân đội số 101-10-1 ban hành vào tháng chín năm 1969, trong đó có ghi chú các điều hướng dẫn cho cấp chỉ huy biết cách cấp phát loại huy chương nào cho binh sĩ trực thuộc, theo lệnh thông thường. Xong, ông ta lại dùng máy tính để tính xem tổng số huy chương: như vậy thì có 2 ngôi sao bạc hoặc cao hơn, có 22 ngôi sao đồng, và 30 huy chương hạnh kiểm. Sau khi đã tính toán xong viên đại tá này đưa toàn bộ tập tuyên dương công trạng của Simons cho một tên thiếu tá dưới quyền nào đó và nói: viết lại các bản tuyên dương này cho đúng điều lệ quân đội.
Chán nản về cuộc điện đàm với Lầu Năm Góc vừa qua Simons bước ra khỏi văn phòng và nói với một trong các viên trung sĩ: “Anh gặp số may rồi đó. Anh sắp nhận được miếng vải xanh làm huy chương đeo chơi cho vui”. Tên trung sĩ sững sờ: “Thưa đại tá, tôi chẳng hiểu gì cả”.
“Rất là dễ hiểu, sao anh ngu dốt thế, Lầu Năm Góc nghĩ rằng anh đã đi Bắc Việt Nam để dự buổi khiêu vũ có tiệc trà liên hoan. Một tên chó má nào đó ở tại phòng ân thưởng huy chương có lẽ đã đần độn quá cho nên đã thi hỏng khóa học đọc bản đồ: hắn không tìm thấy địa điểm Sơn Tây ở chỗ nào cả, làm như Sơn Tây nằm ngay trong điện Kremli. Hắn tưởng là anh đã đi khiêu vũ trong một nhà chứa gái mãi dâm trên đất địch”.
Tối hôm ấy, Simons quyết định làm cho ra lẽ việc này qua điện thoại. Ông ta gọi thẳng đến Trung tâm chỉ huy Fort Bragg và nói ngay với điện thoại viên ở tổng đài: “Đây là đại tá Simons. Muốn được nói chuyện khẩn cấp. Tôi muốn gặp tham mưu trưởng lục quân”.
Fullbright đã cắt ngang lời của Laird với một lời tuyên bố hầu như buộc tội Laird là một người nói dối: “Điều đó không thật đúng. Chính tôi đã hỏi Giám đốc tình báo là ông ta có được hỏi ý kiến không, thì ông ta trả lời là không”.
Laird nói với vẻ giận dữ: “Tôi không nghĩ rằng lại có trường hợp như vậy vị giám đốc tình báo đã được hội ý và có góp ý với chúng tôi”.
Fullbright vẫn giữ nguyên thái độ không lay chuyển. Tại Langley, trước cửa vào phòng khách lớn của cơ quan trung ương tình báo Mỹ, trên một vách tường bằng đá cẩm thạch có khắc những chữ to 7 inch hai câu như sau: “Và các anh sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng các anh”. Tuy nhiên người phát ngôn của CIA lại từ chối không bình luận về vụ đối chất giữa Laird và Fullbright. Quả bóng đã được khôn khéo đá lọt vào lưới của DIA để trao mọi trách nhiệm cho DIA về sự thất bại Sơn Tây. Việc này lại càng làm căng thẳng thêm sự quan hệ với nhau giữa các giới tình báo Mỹ vốn dĩ từ lâu bị chia rẽ.
Trong ngày lễ tạ ơn, thứ năm 16 tháng 11, Tổng thống Nixon trong khi dùng bữa cơm tối với 106 quân nhân đã bị thương ở Việt Nam có hứa sẽ làm mọi cách để giải cứu tất cả tù binh. Cũng ngày hôm đó phái đoàn hòa đàm của Hà Nội tại Paris tổ chức một buổi họp báo. Người phát ngôn của Bắc Việt Nam đã lên án các cuộc oanh kích gọi là bảo vệ đã được xuất phát vào ngày thứ bảy vừa qua.
Tại Moscow, tờ báo Pravda đã lên án cuộc tập kích này là bước đầu tiên tiến đến việc nới rộng chiến tranh diện rộng vào ngay trong lãnh thổ của Bắc Việt Nam.
Vào đầu tháng 12, trong khi đang tính toán về 30 ngày sắp được nghỉ phép thì Simons nhận được điện thoại của Lầu Năm Góc. Ông ta được cho biết là Bộ trưởng Quốc phòng Laird sẽ bay đến căn cứ Fort Bragg cùng với một phái đoàn đông đủ đại biểu Quốc hội và nhiều nhân vật quan trọng khác cộng thêm với nhiều phái viên thông tấn của Lầu Năm Góc. Bộ trưởng Quốc phòng sẽ đại diện Tổng thống để trao gắn huy chương cho từng quân nhân trong cuộc tập kích Sơn Tây về chiến công xuất sắc và anh dũng. Vì lẽ các chi tiết tuyên dương công trạng của từng cá nhân một mà Simons đã đệ trình sau khi chấm dứt cuộc tập kích có vẻ đặc biệt, cho nên quân đội đã quyết định trình cho Laird đọc một bản tuyên dương chung cho tất cả mọi người. Các bản tuyên dương cá nhân sẽ được thiết lập sau và sẽ được lưu vào hồ sơ riêng của từng quân nhân. Cuộc điện đàm này chỉ có mục đích muốn thông qua với Simons về những lời tuyên dương mà Laird sẽ đọc trong buổi lễ. Simons hỏi thêm một vài điều nữa rồi dằn mạnh máy điện thoại xuống bàn.
Ông ta vừa được cho biết trong số 56 người đã tham dự cuộc tập kích vào Bắc Việt Nam, chỉ có thêm hai người nữa sẽ nhận được huân chương chiến công đặc biệt, loại huân chương mà Tổng thống Nixon đã gắn cho ông ta và trung sĩ Adderly tại Nhà Trắng. Hai người khác sẽ nhận được huy chương anh dũng bội tinh với ngôi sao bạc; 22 người nhận được anh dũng bội tinh với với ngôi sao đồng trong số 30 người còn lại, có nghĩa là hơn một nửa tổng số toán tập kích, sẽ nhận được huy chương hạnh kiểm quân đội. Binh sĩ thường gọi loại huy chương này là món đồ chơi. Đây là một loại huy chương chỉ cao hơn một bậc đối với các bằng khen thưởng về hạnh kiểm tốt, mà bất cứ người lính nào cũng có thể nhận được nếu ở trong quân ngũ đủ ba năm mà không bị bệnh hoa liễu.
Đối với Simons thì việc này rõ ràng là ngành phụ trách ân thưởng huy chương của quân đội đã căn cứ trên các bản điều lệ thông thường để cấp phát huy chương cho lính của ông ta. Ông ta hình dung sự việc xảy ra như sau: một viên đại tá suốt đời ngồi mòn trên ghế nào đó đã nhìn sơ qua các bản tuyên dương công trạng mà Simons đã soạn thảo công phu và đệ trình xin chấp thuận, lướt nhanh qua rồi để sang một bên. Xong, ông ta lấy tập điều lệ về huấn lệnh quân đội số 101-10-1 ban hành vào tháng chín năm 1969, trong đó có ghi chú các điều hướng dẫn cho cấp chỉ huy biết cách cấp phát loại huy chương nào cho binh sĩ trực thuộc, theo lệnh thông thường. Xong, ông ta lại dùng máy tính để tính xem tổng số huy chương: như vậy thì có 2 ngôi sao bạc hoặc cao hơn, có 22 ngôi sao đồng, và 30 huy chương hạnh kiểm. Sau khi đã tính toán xong viên đại tá này đưa toàn bộ tập tuyên dương công trạng của Simons cho một tên thiếu tá dưới quyền nào đó và nói: viết lại các bản tuyên dương này cho đúng điều lệ quân đội.
Chán nản về cuộc điện đàm với Lầu Năm Góc vừa qua Simons bước ra khỏi văn phòng và nói với một trong các viên trung sĩ: “Anh gặp số may rồi đó. Anh sắp nhận được miếng vải xanh làm huy chương đeo chơi cho vui”. Tên trung sĩ sững sờ: “Thưa đại tá, tôi chẳng hiểu gì cả”.
“Rất là dễ hiểu, sao anh ngu dốt thế, Lầu Năm Góc nghĩ rằng anh đã đi Bắc Việt Nam để dự buổi khiêu vũ có tiệc trà liên hoan. Một tên chó má nào đó ở tại phòng ân thưởng huy chương có lẽ đã đần độn quá cho nên đã thi hỏng khóa học đọc bản đồ: hắn không tìm thấy địa điểm Sơn Tây ở chỗ nào cả, làm như Sơn Tây nằm ngay trong điện Kremli. Hắn tưởng là anh đã đi khiêu vũ trong một nhà chứa gái mãi dâm trên đất địch”.
Tối hôm ấy, Simons quyết định làm cho ra lẽ việc này qua điện thoại. Ông ta gọi thẳng đến Trung tâm chỉ huy Fort Bragg và nói ngay với điện thoại viên ở tổng đài: “Đây là đại tá Simons. Muốn được nói chuyện khẩn cấp. Tôi muốn gặp tham mưu trưởng lục quân”.
Khoảng một phút sau tổng đài Lầu Năm Góc gọi lại cho Simons: Tướng Westmoreland đang trên đường từ Iran trở về và sẽ đến căn cứ không quân Andrews khoảng 7 giờ sáng mai. Tướng Palmer hiện đang thường vụ cho Tham mưu trưởng lục quân nói: “Vậy đại tá Simons có muốn nói chuyện với tướng Westmoreland”.
Simons cố dằn lòng và không chửi thề rồi yêu cầu được nói chuyện với Palmer.
Chỉ trong một vài giây, tiếng của vị tham mưu phó lục quân ở đầu dây: Đây là Bruce Palmer, có việc gì đấy hở Bull?”
Simons bình tĩnh nói: “Thưa Đại tướng, có một tên chó má ngu đần nào đó sắp đưa ông Bộ trưởng Quốc phòng đến đây trong một hai ngày nữa với một cái thùng đựng đầy các mẩu vải xanh để dùng làm huy chương. Theo tôi nghĩ tốt hơn thì ông Bộ trưởng đừng nên đến, tôi sẽ khổ tâm khi nhìn thấy lính của tôi vứt bỏ các mẩu vải huy chương ấy xuống đất trước mặt một bầy nhà báo”.
“Sao! Tại sao lại vứt bỏ đi? Anh muốn nói gì đấy hở Bull?”.
Simons trả lời: “Thưa đại tướng, tôi không muốn đặt quân đội vào trường hợp khó xử, nhưng xin nói thật là một trong những người lính của tôi có thể sẽ nhét vào đít ông Bộ trưởng Laird tấm vải huy chương hạnh kiểm của quân đội. Binh sĩ của tôi đã liều mạng sống ngay sát nách Hà Nội họ không đi thực tập du hành như các toán hướng đạo sinh ở tại một vùng ngoại ô nào đó ở Sài Gòn. Văn phòng ân thưởng huy chương thuộc quyền đại tướng đã cấp phát các loại huy chương này theo kiểu chiếu lệ cho xong việc và làm như chúng tôi đã buộc họ phải ra về muộn giờ để mất một buổi chơi Golf chiều thứ sáu. Đây không phải là việc thông thường. Binh sĩ của tôi đã quyết định mỗi người phải nhận được ít nhất là một ngôi sao bạc. Nếu không được thì tốt hơn không nhận gì cả. Đối với công trạng của họ thì các huy chương hạnh kiểm là một điều sỉ nhục chứ không phải ân thưởng”.
Palmer nói: “Tôi thông cảm với anh. Để tôi sẽ lo việc này”.
Ngày thứ tư 9-12-1970, Bộ trưởng Quốc phòng Laird đến căn cứ Fort Bragg trên chiếc máy bay riêng không lực số 2. Ông ta trao gắn 54 huy chương lục quân cho các quân nhân tập kích Sơn Tây. Trong số này có 4 huân chương chiến công đặc biệt và 50 anh dũng bội tinh với ngôi sao bạc. Trong các hộp đựng huy chương của Laird không có loại huy chương hạnh kiểm nào cả.
43 quân nhân không quân tham dự cuộc tập kích cũng được ân thưởng huy chương trong buổi lễ này. John Allison, W.Britton, Marty Donohue và H.Kalen được ân thưởng huân chương không lực bội tinh, loại huân chương tương đương với huân chương chiến công đặc biệt của lục quân.
Bộ trưởng Laird gắn huân chương chiến công đặc biệt lên ngực áo của E.Sydnor và D. Meadows.
Bác sĩ Cataldo được thưởng anh dũng bội tinh với ngôi sao bạc. Vài ngày sau khi cuộc tập kích chấm dứt, ông ta có đến gặp Mayer. Ông ta tình nguyện trở lại Bắc Việt Nam một lần nữa như là một tù binh.
Cataldo biết rõ tù binh đang cần một bác sĩ. Vậy thì tại sao chúng ta không gửi ngay một bác sĩ đến cho họ? Ông ta nói với Mayer tôi sẵn sàng để cho các chuyên viên gắn bất cứ một loại máy bí mật nào đó vào người tôi để tiện theo dõi mọi hành động và cũng để giúp cho tôi báo cáo về tình hình tù binh hoặc có thể yêu cầu một cuộc tập kích khác khi cần.
Huy chương anh dũng bội tinh với ngôi sao bạc mà Bộ trưởng Laird trao gắn cho ông ta đã làm tổn phí ngân quỹ do tiền thuế của nhân dân đóng góp lên đến 1 đô-la 70.
Mãi cho đến buổi lễ hôm ấy gia đình của Cataldo vẫn còn nghi ngờ về sự kiện chính ông ta có tham dự cuộc tập kích. Trước khi công tác này được xuất phát thì Simons, Manor và Mayer đã có hỏi ý tất cả mọi người ai muốn cho công chúng biết việc tham dự của mình trong cuộc tập kích này hoặc ai muốn được báo chí phỏng vấn sau khi công tác đã thi hành xong, với điều kiện là không được tiết lộ nhiều chi tiết hành quân đặc biệt. Đa số binh sĩ đều không muốn cho đăng tải tên tuổi của mình trên báo chí một cách công khai về việc này. Tuy nhiên khi Nixon và Laird quyết định ân thưởng huy chương cho mọi người trong một buổi lễ công khai thì sự việc này không còn che giấu được ai nữa. Việc trao gắn huy chương này là một cố gắng xoa dịu mọi cuộc tranh luận gay gắt xoay quanh vụ tập kích. Nhưng các bản tuyên dương công trạng với đầy đủ chi tiết mà Simons đã soạn thảo cho mọi người đều không được loan báo công khai. Còn nhiều vấn đề xung quanh cuộc tập kích mà chính quyền không muốn cho ai biết.
Simons cố dằn lòng và không chửi thề rồi yêu cầu được nói chuyện với Palmer.
Chỉ trong một vài giây, tiếng của vị tham mưu phó lục quân ở đầu dây: Đây là Bruce Palmer, có việc gì đấy hở Bull?”
Simons bình tĩnh nói: “Thưa Đại tướng, có một tên chó má ngu đần nào đó sắp đưa ông Bộ trưởng Quốc phòng đến đây trong một hai ngày nữa với một cái thùng đựng đầy các mẩu vải xanh để dùng làm huy chương. Theo tôi nghĩ tốt hơn thì ông Bộ trưởng đừng nên đến, tôi sẽ khổ tâm khi nhìn thấy lính của tôi vứt bỏ các mẩu vải huy chương ấy xuống đất trước mặt một bầy nhà báo”.
“Sao! Tại sao lại vứt bỏ đi? Anh muốn nói gì đấy hở Bull?”.
Simons trả lời: “Thưa đại tướng, tôi không muốn đặt quân đội vào trường hợp khó xử, nhưng xin nói thật là một trong những người lính của tôi có thể sẽ nhét vào đít ông Bộ trưởng Laird tấm vải huy chương hạnh kiểm của quân đội. Binh sĩ của tôi đã liều mạng sống ngay sát nách Hà Nội họ không đi thực tập du hành như các toán hướng đạo sinh ở tại một vùng ngoại ô nào đó ở Sài Gòn. Văn phòng ân thưởng huy chương thuộc quyền đại tướng đã cấp phát các loại huy chương này theo kiểu chiếu lệ cho xong việc và làm như chúng tôi đã buộc họ phải ra về muộn giờ để mất một buổi chơi Golf chiều thứ sáu. Đây không phải là việc thông thường. Binh sĩ của tôi đã quyết định mỗi người phải nhận được ít nhất là một ngôi sao bạc. Nếu không được thì tốt hơn không nhận gì cả. Đối với công trạng của họ thì các huy chương hạnh kiểm là một điều sỉ nhục chứ không phải ân thưởng”.
Palmer nói: “Tôi thông cảm với anh. Để tôi sẽ lo việc này”.
Ngày thứ tư 9-12-1970, Bộ trưởng Quốc phòng Laird đến căn cứ Fort Bragg trên chiếc máy bay riêng không lực số 2. Ông ta trao gắn 54 huy chương lục quân cho các quân nhân tập kích Sơn Tây. Trong số này có 4 huân chương chiến công đặc biệt và 50 anh dũng bội tinh với ngôi sao bạc. Trong các hộp đựng huy chương của Laird không có loại huy chương hạnh kiểm nào cả.
43 quân nhân không quân tham dự cuộc tập kích cũng được ân thưởng huy chương trong buổi lễ này. John Allison, W.Britton, Marty Donohue và H.Kalen được ân thưởng huân chương không lực bội tinh, loại huân chương tương đương với huân chương chiến công đặc biệt của lục quân.
Bộ trưởng Laird gắn huân chương chiến công đặc biệt lên ngực áo của E.Sydnor và D. Meadows.
Bác sĩ Cataldo được thưởng anh dũng bội tinh với ngôi sao bạc. Vài ngày sau khi cuộc tập kích chấm dứt, ông ta có đến gặp Mayer. Ông ta tình nguyện trở lại Bắc Việt Nam một lần nữa như là một tù binh.
Cataldo biết rõ tù binh đang cần một bác sĩ. Vậy thì tại sao chúng ta không gửi ngay một bác sĩ đến cho họ? Ông ta nói với Mayer tôi sẵn sàng để cho các chuyên viên gắn bất cứ một loại máy bí mật nào đó vào người tôi để tiện theo dõi mọi hành động và cũng để giúp cho tôi báo cáo về tình hình tù binh hoặc có thể yêu cầu một cuộc tập kích khác khi cần.
Huy chương anh dũng bội tinh với ngôi sao bạc mà Bộ trưởng Laird trao gắn cho ông ta đã làm tổn phí ngân quỹ do tiền thuế của nhân dân đóng góp lên đến 1 đô-la 70.
Mãi cho đến buổi lễ hôm ấy gia đình của Cataldo vẫn còn nghi ngờ về sự kiện chính ông ta có tham dự cuộc tập kích. Trước khi công tác này được xuất phát thì Simons, Manor và Mayer đã có hỏi ý tất cả mọi người ai muốn cho công chúng biết việc tham dự của mình trong cuộc tập kích này hoặc ai muốn được báo chí phỏng vấn sau khi công tác đã thi hành xong, với điều kiện là không được tiết lộ nhiều chi tiết hành quân đặc biệt. Đa số binh sĩ đều không muốn cho đăng tải tên tuổi của mình trên báo chí một cách công khai về việc này. Tuy nhiên khi Nixon và Laird quyết định ân thưởng huy chương cho mọi người trong một buổi lễ công khai thì sự việc này không còn che giấu được ai nữa. Việc trao gắn huy chương này là một cố gắng xoa dịu mọi cuộc tranh luận gay gắt xoay quanh vụ tập kích. Nhưng các bản tuyên dương công trạng với đầy đủ chi tiết mà Simons đã soạn thảo cho mọi người đều không được loan báo công khai. Còn nhiều vấn đề xung quanh cuộc tập kích mà chính quyền không muốn cho ai biết.
Có một huy chương được để dành lại không trao gắn. Đấy là huy chương quân vụ bội tinh dành cho một trung sĩ bậc nhất thuộc đại đội A, Phân đoàn 7, lực lượng đặc biệt. Một vài ngày trước khi cuộc tập kích được thi hành thì trung sĩ này vẫn còn ở trong toán xung kích của Simons. Nhưng “Blue” Max đã nhận được tin riêng cho biết đương sự có nhiều vấn đề rắc rối về gia đình. Và mặc dù là một binh sĩ dũng cảm, xuất sắc, nhưng đương sự đã bắt đầu phát sinh nhiều cảm nghĩ nghi ngờ trầm trọng về cục diện chiến tranh Việt Nam. Simons liền thuyên chuyển đương sự ra khỏi toán và đưa vào làm việc với toán yểm trợ gồm 36 người. Đương sự tỏ vẻ vô cùng bất mãn vì chỉ mong muốn có một điều duy nhất là được đi theo toán xung kích. Sau khi lực lượng xung kích rời Thái Lan thì “Blue” Max được tin tên trung sĩ ấy đã có ý định đào ngũ. Tuy nhiên đương sự vẫn làm việc chăm chỉ, cho nên sau khi xong công tác thì Simons có đề nghị cấp cho một huy chương quân vụ bội tinh. Vài ngày sau đó thì đương sự đào ngũ thật. Hắn đi Đan Mạch, rồi đến Thụy Điển và trở thành một người phản chiến. Vì lẽ đó E.Mayer đã giữ chiếc huy chương lại không cấp phát cho y. Một vài tuần lễ sau tên trung sĩ này đã đến trình diện tại phòng tùy viên quân sự Hoa Kỳ ở Thụy Điển và xin được phép quay về Mỹ để nhận án về tội đào ngũ. Nhưng may mắn cho y là quân đội không đưa ra xét xử trước tòa án quân sự mà cho đương sự giải ngũ.
Một trong những phần thưởng quan trọng khác cũng đã được thực hiện tại một buổi lễ không chính thức trong một tiệc trà thuộc vùng phụ cận Virginia.
Một vài giờ sau khi toán tập kích trở lại Udorn, một hạ sĩ quan của Simons đã lẻn ra khỏi căn cứ và tìm đến một hiệu may nhỏ thường có binh sĩ Mỹ lui tới ở ngay bên cạnh cổng chính. Anh ta hỏi chủ hiệu may liệu có thể thêu được 100 huy hiệu đeo vai trong vòng ba tiếng đồng hồ được không? Anh ta đưa cho chủ hiệu may xem một hình vẽ mẫu. Huy hiệu này hình tròn đường kính độ 2 inh-sơ. Nền vải đen có hình một cây nấm rơm màu trắng với hai con mắt liếc nhìn ở ngay dưới ô nấm. Phía dưới có một khung nhỏ thêu mấy chữ KITD/FOHS bằng chỉ đen trên nền trắng.
Đấy là buổi xế chiều ngày 21 tháng 11 viên hạ sĩ quan này vẫn còn mệt phờ, cặp mắt đỏ vì thiếu ngủ anh ta vừa mới ở Sơn Tây về sau gần 8 giờ công tác. Việc lẻn ra ngoài căn cứ này cũng có thể bị đưa ra tòa án quân sự nhưng anh ta vẫn đánh liều. Đấy là một sự vi phạm an ninh vì anh ta đã rời phòng thẩm vấn tình báo trong doanh trại để đi ra ngoài và tìm cách đặt thêm các huy hiệu này. Thời gian quả là một vấn đề không rộng rãi lắm. Thay thế việc nghỉ tại Udorn một vài ngày thì cả toán tập kích lại được tin họ sẽ phải lên một chiếc máy bay tải thương C-141 dành riêng để chở tù binh. Ngay sau bữa ăn tối tất cả sẽ rời Thái Lan bay thẳng về Fort Bragg và Eglin. Vì lẽ đó viên hạ sĩ quan này tự quyết định sẽ không đi về nếu chưa thuê may được các huy hiệu.
Người chủ hiệu may hỏi lại một trong những thợ may đang làm việc tại một phòng chật hẹp phía trong và quay trở ra báo cho biết có thể nhận hàng được nhưng với giá 2 đô-la Mỹ một chiếc. Viên hạ sĩ quan hỏi người chủ hiệu may có thể làm cho xong trước 5 giờ chiều được không?
Khi tất cả những người tham dự cuộc tập kích Sơn Tây trở về nhà và có thể nói cho gia đình biết rõ trong mấy tháng qua họ đã đi đâu và làm gì. Có một vài người tổ chức tiệc trà liên hoan. Sau khi đệ trình báo cáo sau hành động, gửi thư cảm ơn cho các nơi đã giúp đỡ, Simons đã đề nghị ân thưởng huy chương cho những người có công, các nhân viên thuộc văn phòng kế hoạch người có công, các nhân viên thuộc văn phòng kế hoạch và yểm trợ cũng bắt đầu được nghỉ xả hơi. Vào thượng tuần tháng 12, trung tá không quân Benjamin Krajlev mời Blackburn đến dự tiệc tại nhà riêng ở gần Virginia. Trung tá Krajlev là một trong những chuyên viên kế hoạch hành động quan trọng của Manor. Trong tiệc trà, Krajlev yêu cầu mọi người im lặng và quay sang phía Blackburn nói: “Thưa thiếu tướng, anh em đã có ý thực hiện một loại huy hiệu riêng cho cả toán. Chúng tôi cũng mong muốn thiếu tướng nên đeo một chiếc. Thiếu tướng xứng đáng đeo huy hiệu này lắm”. Nói xong ông ta trao cho Blackburn huy hiệu màu đen hình tròn. Blackburn nhìn vào cặp mắt chế giễu đang ló nhìn phía dưới cây nấm rơm, ông ta cười và hỏi: “Những chữ KITD/FOHS này nghĩa là gì?”.
Trung tá Krajlev bình thản trả lời: “Thưa thiếu tướng, ý nghĩa đó dành riêng cho bọn chúng tôi: ẩn mình trong bóng tối và chỉ ăn phân ngựa mà thôi”.
Một trong những phần thưởng quan trọng khác cũng đã được thực hiện tại một buổi lễ không chính thức trong một tiệc trà thuộc vùng phụ cận Virginia.
Một vài giờ sau khi toán tập kích trở lại Udorn, một hạ sĩ quan của Simons đã lẻn ra khỏi căn cứ và tìm đến một hiệu may nhỏ thường có binh sĩ Mỹ lui tới ở ngay bên cạnh cổng chính. Anh ta hỏi chủ hiệu may liệu có thể thêu được 100 huy hiệu đeo vai trong vòng ba tiếng đồng hồ được không? Anh ta đưa cho chủ hiệu may xem một hình vẽ mẫu. Huy hiệu này hình tròn đường kính độ 2 inh-sơ. Nền vải đen có hình một cây nấm rơm màu trắng với hai con mắt liếc nhìn ở ngay dưới ô nấm. Phía dưới có một khung nhỏ thêu mấy chữ KITD/FOHS bằng chỉ đen trên nền trắng.
Đấy là buổi xế chiều ngày 21 tháng 11 viên hạ sĩ quan này vẫn còn mệt phờ, cặp mắt đỏ vì thiếu ngủ anh ta vừa mới ở Sơn Tây về sau gần 8 giờ công tác. Việc lẻn ra ngoài căn cứ này cũng có thể bị đưa ra tòa án quân sự nhưng anh ta vẫn đánh liều. Đấy là một sự vi phạm an ninh vì anh ta đã rời phòng thẩm vấn tình báo trong doanh trại để đi ra ngoài và tìm cách đặt thêm các huy hiệu này. Thời gian quả là một vấn đề không rộng rãi lắm. Thay thế việc nghỉ tại Udorn một vài ngày thì cả toán tập kích lại được tin họ sẽ phải lên một chiếc máy bay tải thương C-141 dành riêng để chở tù binh. Ngay sau bữa ăn tối tất cả sẽ rời Thái Lan bay thẳng về Fort Bragg và Eglin. Vì lẽ đó viên hạ sĩ quan này tự quyết định sẽ không đi về nếu chưa thuê may được các huy hiệu.
Người chủ hiệu may hỏi lại một trong những thợ may đang làm việc tại một phòng chật hẹp phía trong và quay trở ra báo cho biết có thể nhận hàng được nhưng với giá 2 đô-la Mỹ một chiếc. Viên hạ sĩ quan hỏi người chủ hiệu may có thể làm cho xong trước 5 giờ chiều được không?
Khi tất cả những người tham dự cuộc tập kích Sơn Tây trở về nhà và có thể nói cho gia đình biết rõ trong mấy tháng qua họ đã đi đâu và làm gì. Có một vài người tổ chức tiệc trà liên hoan. Sau khi đệ trình báo cáo sau hành động, gửi thư cảm ơn cho các nơi đã giúp đỡ, Simons đã đề nghị ân thưởng huy chương cho những người có công, các nhân viên thuộc văn phòng kế hoạch người có công, các nhân viên thuộc văn phòng kế hoạch và yểm trợ cũng bắt đầu được nghỉ xả hơi. Vào thượng tuần tháng 12, trung tá không quân Benjamin Krajlev mời Blackburn đến dự tiệc tại nhà riêng ở gần Virginia. Trung tá Krajlev là một trong những chuyên viên kế hoạch hành động quan trọng của Manor. Trong tiệc trà, Krajlev yêu cầu mọi người im lặng và quay sang phía Blackburn nói: “Thưa thiếu tướng, anh em đã có ý thực hiện một loại huy hiệu riêng cho cả toán. Chúng tôi cũng mong muốn thiếu tướng nên đeo một chiếc. Thiếu tướng xứng đáng đeo huy hiệu này lắm”. Nói xong ông ta trao cho Blackburn huy hiệu màu đen hình tròn. Blackburn nhìn vào cặp mắt chế giễu đang ló nhìn phía dưới cây nấm rơm, ông ta cười và hỏi: “Những chữ KITD/FOHS này nghĩa là gì?”.
Trung tá Krajlev bình thản trả lời: “Thưa thiếu tướng, ý nghĩa đó dành riêng cho bọn chúng tôi: ẩn mình trong bóng tối và chỉ ăn phân ngựa mà thôi”.
Sau khi chết
Dù dư luận quần chúng như thế nào đi nữa thì Lầu Năm Góc cũng đã bị lay chuyển bởi các phản ứng đối với cuộc tập kích Sơn Tây. Trước khi Laird bay đi Fort Bragg để gắn huy chương cho toán tập kích thì báo cáo sau hành động của Manor từ Thái Lan gửi về đến nay mới tới nơi gần một tuần lễ sau khi chấm dứt công tác. Một phần báo cáo này may mắn thay, đấy là phần ít quan trọng nhất lọt vào tay của nhà báo Jack Anderson. Trước đây Laird đã bực bội về hệ thống truyền tin bị hư hỏng qua nhiều giai đoạn hành động trước cuộc tập kích, bây giờ Laird đã bực lại càng cảm thấy khó chịu hơn nữa khi nhận được bản báo cáo quá muộn và khi biết được một phần tin tức đã lọt vào tay Anderson. Ông ta và Moorer quyết định đã đến lúc cần phải chỉnh đốn lại hệ thống truyền tin quân đội Mỹ trên khắp thế giới.
Một sự chỉnh đốn khác nữa cũng cần phải thực hiện. Phần nhiều các lời chỉ trích, chê bai cuộc tập kích đều hướng về các cơ quan tình báo đã yểm trợ cho công tác này. Mặc dù Laird đã mạnh dạn tuyên bố rằng các toán tập kích được cung cấp nguồn tình báo có hiệu lực nhất, mặc dù các giới chức trong các cơ quan tình báo đã cố gắng tránh né không ai chịu lĩnh trách nhiệm về mình hoặc cố ẩn mình sau bức tường yên lặng thì báo chí và dư luận quần chúng vẫn thấy rõ một điểm: một công tác quân sự đầy thiện chí đã bị sơ xuất tình báo làm thất bại ngay từ phút đầu. Cảm nghĩ này cũng không quên nhằm vào Lầu Năm Góc và tòa Nhà Trắng. Sau này một viên chức cao cấp thuộc Hội đồng An ninh quốc gia có phát biểu ý kiến: “Sơn Tây là cọng rơm cuối cùng”. Trong thời điểm này Hội đồng an ninh quốc gia đã nhìn thấy cuộc tập kích là một sự thất bại hơn nữa để bắt buộc phải bắt tay nhanh chóng cải tổ sâu rộng hệ thống tình báo, việc này cần được thực hiện một năm sau.
Tuy nhiên trong khi chờ đợi, Lầu Năm Góc đã chỉ thị cho điều tra để xác định nguyên nhân đưa đến sự thất bại của cuộc tập kích có phải là do tình báo kém hiệu lực hay là do vấn đề sơ xuất an ninh. Cuộc điều tra này đã đem đến nhiều dữ kiện có ý nghĩa đặc biệt về phản ứng của kẻ địch đối với cuộc tập kích Sơn Tây.
Hai tháng sau cuộc tập kích, Sully Fontaine đang hưởng tuần trăng mật thì một vị “cố vấn” ở tòa đại sứ Mỹ đã đi lùng gặp và yêu cầu ông ta bay đi ngay Hong Kong trên chuyến bay sớm nhất. Tại đây sẽ có người gặp với đầy đủ chỉ thị khác Fontaine đã có ý định nghỉ xả hơi một tuần với người vợ mới cưới tại Bangkok, một trong những thành phố mà ông ta thích nhất. Nhưng sau 28 năm lăn lộn trong ngành tình báo, ông ta đã quá quen với việc nhận được lệnh bất thường, tại một thời điểm bất thường như thế này.
Fontaine là một chuyên viên tình báo hoạt động mật của quân đội giàu kinh nghiệm. Ông ta 44 tuổi người Bỉ gốc Pháp, nói thông thạo bốn ngoại ngữ. Ông ta tham gia quân đội Hoàng gia Anh vào năm 1948, tốt nghiệp trường huấn luyện biệt kích và nhảy dù, và đã từng nhảy dù xuống châu Âu để hoạt động với cơ quan phản gián Mỹ, và các tổ chức kháng chiến của Hà Lan, Bỉ, Pháp. Ông ta được thưởng chiến công bội tinh với cành dương liễu của cả nước Bỉ và nước Pháp. Sau chiến tranh, ông ta học khoa triết tại trường quân sự Bỉ, rồi được kéo vào quân đội Hoa Kỳ để làm sĩ quan huấn luyện trong khi chiến cuộc Triều Tiên đang vào hồi kết thúc. Tại đó, ông ta chỉ huy Đội danh dự của Liên hợp quốc, một đội có danh tiếng gồm một đơn vị 99 người Mỹ cộng thêm những toán quân tinh nhuệ đặc biệt của bảy quốc gia khác. Fontaine có được một lực lượng quốc tế gìn giữ hòa bình của riêng mình. Nhưng ông ta lại sớm quay về với công việc “bí mật”, chỉ huy một trong các đội huấn luyện lực lượng đặc biệt đầu tiên của quân đội ở Triều Tiên.
Trong ba năm sau, những nhiệm vụ của Fontaine thay đổi bất thường giữa quân báo và công tác của lực lượng đặc biệt. Năm 1959 ông ta được gửi đến toán thứ 10 của lực lượng đặc biệt tại Đức. Ông ta đã tổ chức những “sứ mệnh đặc biệt” ở châu Phi và Trung Đông. Vào năm 1963, ông ta được gửi đi Việt Nam để tổ chức một trại lực lượng đặc biệt ở giữa vùng sông Mê Công qua Campuchia, và giúp huấn luyện các đơn vị người Nam Việt Nam và Campuchia. Ông ta làm việc đó rất có kết quả và kết thúc nhiệm vụ ở nhóm Hoạt động đặc biệt của Don Blackburn. Blackburn giao cho ông ta tổ chức mạng lưới điệp viên, tuyển bộ những người trên cao nguyên và giám sát những hoạt động đặc biệt ở Campuchia và Lào.
Sau ba chuyến đi công tác ở Việt Nam Fontaine được giao phó công việc tình báo hình sự ở châu Âu. Một trong những nhiệm vụ của ông ta là phục vụ dưới danh nghĩa sĩ quan liên lạc quân sự Mỹ với tổ chức Cảnh sát quốc tế. Hai năm sau đó, ông ta trở lại Đông Nam Á, điều tra các tổ chức quốc tế về trọng tội ở khắp Viễn Đông. Ông ta được nghỉ phép sau một chuyến công tác dưới danh nghĩa là chỉ huy phó trong tổ chức điều tra hình sự của tất cả quân đội tại miền Tây Hoa Kỳ. Ông ta có ý định sẽ làm cho vợ quen với đời sống ở San Francisco khi mà tuần trăng mật của họ kết thúc.
Fontaine và vợ lập tức bay đi Hong Kong. Ở đấy, một “cố vấn” khác của tòa đại sứ đã đón máy bay của ông ta và trao cho ông một phong thư. Thế là việc nghỉ phép của ông ta bị cắt bỏ, đồng thời được lệnh bay đi Washington.
Tại Washington, Fontaine được đưa đến Lầu Năm Góc và cuối cùng đi đến “một nơi như là một cái hòm” ông ta kể lại: Tại đấy trong một văn phòng chật hẹp ngoài cửa có mấy chữ: “chỉ đặc biệt mới được vào”. Đến đây ông ta được biết: “chúng tôi vừa được lệnh điều tra một tiết lộ về vụ tập kích Sơn Tây. Ông là người được uỷ thác nhiệm vụ đó”. Đây không phải là một cuộc điều tra như thường lệ. Sự vụ lệnh của ông do đại tướng B.Palmer quyền tham mưu trưởng lục quân ký, “theo chỉ thị của Bộ trưởng Quốc phòng”.
Fontaine chỉ biết vụ tập kích trại tù Sơn Tây qua những gì ông ta đọc. Trong hai ngày, ông ta xem xét các hồ sơ về Sơn Tây: những dự thảo báo cáo sau hành động, những đánh giá về phần tình báo, những hồ sơ về an ninh, “tất cả những gì có dính líu vào”. Ông ta kết luận rằng việc điều tra về một tiết lộ bí mật có thể xảy ra là một việc khôi hài. Với những người chuyên nghiệp như Simons và Blackburn đứng đằng sau cuộc tập kích, thì không thể có sự tiết lộ gì. Hơn nữa, ông ta biết rằng, nếu có sự tiết lộ bí mật thì Simons và những người của ông này sẽ bị nghiền nát như tương sau vài giây đổ bộ xuống Bắc Việt Nam. Simons đã mang trở về tất cả số người của ông thật sự là không ai chạm đến. Fontaine đã từng phục vụ cho Simons “người quân nhân vĩ đại nhất mà tôi chưa từng gặp”.
Nhưng cuộc gặp gỡ giữa Fontaine và Lầu Năm Góc có vẻ “sắt đá” lắm: “Không, chúng tôi có sơ hở. Như anh đã biết, không có một ai lúc họ đến. Ở đâu đây trước khi thi hành cuộc tập kích, có kẻ nào đã biết. Chúng tôi có cảm nghĩ là tình báo nước ngoài đã biết về cuộc tập kích, họ đã báo cho Bắc Việt Nam và vì thế mà trại tù trống rỗng”.
Đối với Fontaine thì toàn thể cuộc điều tra này có vẻ như là một tình trạng hỗn độn giữa những cơ quan tình báo khác nhau đang cố đẩy trách nhiệm của chính mình cho kẻ khác. Nhưng ông ta cũng chọn một toán người điều tra. Gửi một người trong nhóm đến căn cứ Fort Bragg và một người khác đến căn cứ không quân Eglin, trong khi ông ta bay trở lại Đông Nam Á không có vợ đi cùng.
Qua các nguồn tin khác, Fontaine biết chắc rằng không có một sơ hở nào về cuộc tập kích, qua các đường dây tình báo thân hữu. Các cuộc tiếp xúc với đồng nghiệp người Anh đã cho ông ta biết rõ một quan niệm về phương thức làm việc. Lúc nào Fontaine cũng nghĩ rằng: “Nếu muốn biết việc gì sắp xảy ra trong tuần tới tại Washington, thì đừng đi Washington mà nên đến London”. Và một trong các đồng nghiệp người Anh của ông ta, lúc bấy giờ là Trưởng ngành quân báo của Anh tại Bắc Mỹ, đã tỏ ra khâm phục nói rằng: “Chính chúng tôi cũng bị sửng sốt. Đây là lần đầu tiên mà các tên to mồm ở phía các anh đã không mở miệng nói điều gì cả”.
Mặc dù Fontaine là một chuyên viên thuộc loại cừ nhưng ông ta cũng không thể khám phá ra việc sơ hở trong đường dây an ninh đối với cuộc tập kích. Chuyện này xảy ra tại Hawaii, tại đấy chỉ có ba sĩ quan biết trước được việc hành quân này. Người thứ nhất là đô đốc John McCain, Tổng tư lệnh Thái Bình Dương. Người thứ hai là Đại tướng Charles A., Corcoran, Tham mưu trưởng thuộc Bộ tư lệnh Thái Bình Dương. Và người thứ ba là một sĩ quan không quân, kém hai vị trên bảy bậc, tên là Andrew Porth, mặc dù tên này không được phép biết về chuyện tập kích. Nói theo giọng chuyên nghiệp của ngành quân báo thì viên sĩ quan này chỉ là một nhân viên phòng nhì, và những điều gì anh ta biết đều do suy luận cá nhân mà ra.
Porth là một đại uý tình báo trẻ tuổi thuộc ngành “vượt ngục và trốn thoát” của binh chủng không quân ở Thái Bình Dương, làm việc tại căn cứ không quân Hickam. Viên sĩ quan cao 5 bộ 11 inch, tóc vàng gợn sóng này là người phụ trách việc quản lý tài liệu cũng như kế hoạch có liên quan đến tù binh, đồng thời cũng phụ trách cả việc thẩm vấn các tù binh đã được trao trả. Anh ta yêu cầu mỗi không đoàn chiến đấu thuộc Bộ tư lệnh không quân Thái Bình Dương đều phải có một bản đồ đặc biệt riêng về vùng Bắc Việt Nam có kèm theo hình ảnh chỉ rõ các khu vực có trại tù binh. Tất cả mọi việc liên lạc về vấn đề tù binh ví dụ như công điện, hình ảnh trinh sát, các tài liệu phân tích tình báo, đều phải đi qua văn phòng làm việc của anh ta. Anh ta làm việc chặt chẽ với toán thám báo kỹ thuật 548, toán đã soạn thảo ra các tài liệu về tình hình tù binh bị giam giữ tại Bắc Việt. Tập tài liệu này được xem như một cuốn Thánh kinh đối với những ai muốn biết về tin tức tình báo tù binh trong đó có hình ảnh của mỗi tù binh hoặc mỗi binh sĩ bị mất tích, và lời khai của những nhân chứng quan trọng về họ. Tập tài liệu này đã được sử dụng rộng rãi trong việc thẩm vấn những bộ đội đào ngũ hoặc bị bắt giữ của Việt cộng hoặc của Bắc Việt. Văn phòng của Porth nói đúng ra là một căn hầm làm việc chung với các chuyên viên thám báo có nhiệm vụ kiểm soát các tài liệu thuộc về không lực đối với các công tác tình báo.
Từ tháng 9 đến tháng 10 năm 1970, Porth bắt đầu lưu ý đến các công văn trước đây đã được đánh dấu “mật” thì bây giờ tăng lên là “tối mật”. Còn những công văn “tối mật” thì lại tăng lên “tuyệt mật”. Trường hợp này được đặc biệt sử dụng trong các hệ thống công văn thuộc về công tác thám báo tại Bắc Việt Nam. Một sự kiện nữa là các tấm ảnh trước đây thường được chuyển đến văn phòng anh ta thì nay không còn chuyển tiếp nữa. Như vậy chứng tỏ là anh ta thuộc loại nhân viên không cần thiết được biết đến những việc này. Anh ta có cảm nghĩ là có chuyện gì khác thường đang xảy ra. Tuy nhiên, vì lý do thiết lập kế hoạch Sơn Tây cần phải có nhiều tin tức phản gián, cho nên anh ta vẫn thấy được một vài dữ kiện có liên quan đến công tác trinh sát của không lực.
Ngoài ra cũng còn một vài dấu hiệu khác chứng tỏ là có một việc đặc biệt nào đó đang xảy ra. Porth thường nhận được những cú điện thoại từ các văn phòng đã bị “gạt ra ngoài lề” gọi đến để tò mò hỏi xem việc gì đang xảy ra. Trong toàn vùng Thái Bình Dương, các phương tiện và nhân sự như là máy bay các loại, thiết bị truyền tin đặc biệt, các chuyên viên đang được điều động di chuyển chỗ này sang chỗ nọ. Thời gian trôi qua và càng ngày các sĩ quan không quân tại Thái Bình Dương càng cảm thấy khó làm việc. Họ không thể điều hành được phần công việc trong cuộc chiến tranh này một cách hữu hiệu vì lẽ tất cả các phương tiện dưới quyền kiểm soát của họ trước đây đã bị chuyển đi nơi khác mà không có lời giải thích để phục vụ cho những công tác mà họ không được quyền biết đến.
Vào ngày thứ tư 11 tháng 11, chín ngày trước cuộc tập kích Sơn Tây, một thiếu tá quân y thuộc Tổng y viện Thái Bình Dương đã gọi điện thoại cho Porth với vẻ hoang mang. Ông ta hỏi Porth biết gì về việc một chiếc máy bay tải thương loại C-141 đã bị chuyển ra khỏi hệ thống dành riêng cho chiến trường Việt Nam và được đặt vào hệ thống trực khẩn cấp tại căn cứ không quân Clark ở Philippines. Đây là chiếc máy bay tải thương đặc biệt dùng để chở khoảng 55 thương binh với đầy đủ giương nệm. Vị sĩ quan quân y này nói thêm cho Porth biết là chiếc máy bay này được lệnh chờ xuất phát vào bất cứ giờ phút nào. Ông ta không thể hiểu việc gì đã xảy ra, chỉ có thể nghĩ là chiếc máy bay này sẽ được dùng cho công tác tải thương thông thường. Cuộc chiến vẫn còn đang xảy ra dữ dội tại miền Nam Việt Nam đã có 312 quân nhân Mỹ tử thương và 1940 bị thương vào tháng mười năm 1970.
Porth trả lời là anh ta không có khái niệm nào cả. Nhưng rồi con số 55 đã làm cho anh ta suy nghĩ một chiếc máy bay tải thương đặc biệt để chở 55 thương binh. Như vậy là có nghĩa gì? Đấy chính là con số tù binh mà Porth đã đọc được trong tài liệu mới nhất của DIA, con số tù binh còn đang bị giam giữ tại Sơn Tây. Anh ta kiểm soát lại các tài liệu tình báo về các đường bay trinh sát mà các hình ảnh đã chụp nhưng không còn được quyền xem nữa. Các đường bay này rõ ràng là hướng về Sơn Tây. Đột nhiên Porth có cảm nghĩ một cuộc tập kích tại Sơn Tây sắp xảy ra.
Đối với Fontaine thì toàn thể cuộc điều tra này có vẻ như là một tình trạng hỗn độn giữa những cơ quan tình báo khác nhau đang cố đẩy trách nhiệm của chính mình cho kẻ khác. Nhưng ông ta cũng chọn một toán người điều tra. Gửi một người trong nhóm đến căn cứ Fort Bragg và một người khác đến căn cứ không quân Eglin, trong khi ông ta bay trở lại Đông Nam Á không có vợ đi cùng.
Qua các nguồn tin khác, Fontaine biết chắc rằng không có một sơ hở nào về cuộc tập kích, qua các đường dây tình báo thân hữu. Các cuộc tiếp xúc với đồng nghiệp người Anh đã cho ông ta biết rõ một quan niệm về phương thức làm việc. Lúc nào Fontaine cũng nghĩ rằng: “Nếu muốn biết việc gì sắp xảy ra trong tuần tới tại Washington, thì đừng đi Washington mà nên đến London”. Và một trong các đồng nghiệp người Anh của ông ta, lúc bấy giờ là Trưởng ngành quân báo của Anh tại Bắc Mỹ, đã tỏ ra khâm phục nói rằng: “Chính chúng tôi cũng bị sửng sốt. Đây là lần đầu tiên mà các tên to mồm ở phía các anh đã không mở miệng nói điều gì cả”.
Mặc dù Fontaine là một chuyên viên thuộc loại cừ nhưng ông ta cũng không thể khám phá ra việc sơ hở trong đường dây an ninh đối với cuộc tập kích. Chuyện này xảy ra tại Hawaii, tại đấy chỉ có ba sĩ quan biết trước được việc hành quân này. Người thứ nhất là đô đốc John McCain, Tổng tư lệnh Thái Bình Dương. Người thứ hai là Đại tướng Charles A., Corcoran, Tham mưu trưởng thuộc Bộ tư lệnh Thái Bình Dương. Và người thứ ba là một sĩ quan không quân, kém hai vị trên bảy bậc, tên là Andrew Porth, mặc dù tên này không được phép biết về chuyện tập kích. Nói theo giọng chuyên nghiệp của ngành quân báo thì viên sĩ quan này chỉ là một nhân viên phòng nhì, và những điều gì anh ta biết đều do suy luận cá nhân mà ra.
Porth là một đại uý tình báo trẻ tuổi thuộc ngành “vượt ngục và trốn thoát” của binh chủng không quân ở Thái Bình Dương, làm việc tại căn cứ không quân Hickam. Viên sĩ quan cao 5 bộ 11 inch, tóc vàng gợn sóng này là người phụ trách việc quản lý tài liệu cũng như kế hoạch có liên quan đến tù binh, đồng thời cũng phụ trách cả việc thẩm vấn các tù binh đã được trao trả. Anh ta yêu cầu mỗi không đoàn chiến đấu thuộc Bộ tư lệnh không quân Thái Bình Dương đều phải có một bản đồ đặc biệt riêng về vùng Bắc Việt Nam có kèm theo hình ảnh chỉ rõ các khu vực có trại tù binh. Tất cả mọi việc liên lạc về vấn đề tù binh ví dụ như công điện, hình ảnh trinh sát, các tài liệu phân tích tình báo, đều phải đi qua văn phòng làm việc của anh ta. Anh ta làm việc chặt chẽ với toán thám báo kỹ thuật 548, toán đã soạn thảo ra các tài liệu về tình hình tù binh bị giam giữ tại Bắc Việt. Tập tài liệu này được xem như một cuốn Thánh kinh đối với những ai muốn biết về tin tức tình báo tù binh trong đó có hình ảnh của mỗi tù binh hoặc mỗi binh sĩ bị mất tích, và lời khai của những nhân chứng quan trọng về họ. Tập tài liệu này đã được sử dụng rộng rãi trong việc thẩm vấn những bộ đội đào ngũ hoặc bị bắt giữ của Việt cộng hoặc của Bắc Việt. Văn phòng của Porth nói đúng ra là một căn hầm làm việc chung với các chuyên viên thám báo có nhiệm vụ kiểm soát các tài liệu thuộc về không lực đối với các công tác tình báo.
Từ tháng 9 đến tháng 10 năm 1970, Porth bắt đầu lưu ý đến các công văn trước đây đã được đánh dấu “mật” thì bây giờ tăng lên là “tối mật”. Còn những công văn “tối mật” thì lại tăng lên “tuyệt mật”. Trường hợp này được đặc biệt sử dụng trong các hệ thống công văn thuộc về công tác thám báo tại Bắc Việt Nam. Một sự kiện nữa là các tấm ảnh trước đây thường được chuyển đến văn phòng anh ta thì nay không còn chuyển tiếp nữa. Như vậy chứng tỏ là anh ta thuộc loại nhân viên không cần thiết được biết đến những việc này. Anh ta có cảm nghĩ là có chuyện gì khác thường đang xảy ra. Tuy nhiên, vì lý do thiết lập kế hoạch Sơn Tây cần phải có nhiều tin tức phản gián, cho nên anh ta vẫn thấy được một vài dữ kiện có liên quan đến công tác trinh sát của không lực.
Ngoài ra cũng còn một vài dấu hiệu khác chứng tỏ là có một việc đặc biệt nào đó đang xảy ra. Porth thường nhận được những cú điện thoại từ các văn phòng đã bị “gạt ra ngoài lề” gọi đến để tò mò hỏi xem việc gì đang xảy ra. Trong toàn vùng Thái Bình Dương, các phương tiện và nhân sự như là máy bay các loại, thiết bị truyền tin đặc biệt, các chuyên viên đang được điều động di chuyển chỗ này sang chỗ nọ. Thời gian trôi qua và càng ngày các sĩ quan không quân tại Thái Bình Dương càng cảm thấy khó làm việc. Họ không thể điều hành được phần công việc trong cuộc chiến tranh này một cách hữu hiệu vì lẽ tất cả các phương tiện dưới quyền kiểm soát của họ trước đây đã bị chuyển đi nơi khác mà không có lời giải thích để phục vụ cho những công tác mà họ không được quyền biết đến.
Vào ngày thứ tư 11 tháng 11, chín ngày trước cuộc tập kích Sơn Tây, một thiếu tá quân y thuộc Tổng y viện Thái Bình Dương đã gọi điện thoại cho Porth với vẻ hoang mang. Ông ta hỏi Porth biết gì về việc một chiếc máy bay tải thương loại C-141 đã bị chuyển ra khỏi hệ thống dành riêng cho chiến trường Việt Nam và được đặt vào hệ thống trực khẩn cấp tại căn cứ không quân Clark ở Philippines. Đây là chiếc máy bay tải thương đặc biệt dùng để chở khoảng 55 thương binh với đầy đủ giương nệm. Vị sĩ quan quân y này nói thêm cho Porth biết là chiếc máy bay này được lệnh chờ xuất phát vào bất cứ giờ phút nào. Ông ta không thể hiểu việc gì đã xảy ra, chỉ có thể nghĩ là chiếc máy bay này sẽ được dùng cho công tác tải thương thông thường. Cuộc chiến vẫn còn đang xảy ra dữ dội tại miền Nam Việt Nam đã có 312 quân nhân Mỹ tử thương và 1940 bị thương vào tháng mười năm 1970.
Porth trả lời là anh ta không có khái niệm nào cả. Nhưng rồi con số 55 đã làm cho anh ta suy nghĩ một chiếc máy bay tải thương đặc biệt để chở 55 thương binh. Như vậy là có nghĩa gì? Đấy chính là con số tù binh mà Porth đã đọc được trong tài liệu mới nhất của DIA, con số tù binh còn đang bị giam giữ tại Sơn Tây. Anh ta kiểm soát lại các tài liệu tình báo về các đường bay trinh sát mà các hình ảnh đã chụp nhưng không còn được quyền xem nữa. Các đường bay này rõ ràng là hướng về Sơn Tây. Đột nhiên Porth có cảm nghĩ một cuộc tập kích tại Sơn Tây sắp xảy ra.
Mặc dầu biết đấy là một loại công tác mà anh ta không được phép biết, đấy là câu chuyện mà không nên thảo luận với ai cả. Nhưng ý nghĩ này vẫn còn ám ảnh anh ta. Ngày thứ hai tuần sau, 16 tháng 11, anh ta tự lập một bản thuyết trình tình báo riêng cho mình đấy là một bản sơ đồ có thể dùng để gắn các hình ảnh và bản đồ để trình bày diễn tiến công tác. Sau đó các tấm ảnh được tháo ra ngay, bỏ vào phong bì, và cho vào tủ hồ sơ khóa lại trong căn phòng mật kín. Qua bản thuyết trình tự lập này, các dấu hiệu tình báo lại càng chứng tỏ cho anh ta biết một cuộc tập kích tại Sơn Tây thật là điều rõ ràng. Porth đã thu xếp bản thuyết trình và cất giữ riêng, nhưng vào ngày thứ tư thì anh ta có căn dặn viên sĩ quan trực tại Trung tâm tình báo phải gọi cho anh ta biết ngay nếu có tin tức gì mới về tù binh bất cứ là tin tức gì qua hệ thống phát thanh, công điện, báo chí ngoại quốc v.v…
Hai ngày sau, vào tối 26 tháng 11, Porth nhận lệnh bất ngờ đến trình diện tại văn phòng chỉ huy Bộ tư lệnh không quân Thái Bình Dương. Tại đấy anh ta thấy có một đám người đông. Một việc gì đó đang xảy ra tại Bắc Việt Nam. Mọi người có vẻ bị dao động hệ thống phòng thủ của không quân đang hoạt động tối đa, hệ thống tên lửa được bắn ra như những tràng pháo dài, hệ thống truyền tin được sử dụng đến cao độ mà từ bao năm qua tại Bộ tư lệnh Thái Bình Dương chưa hề xảy ra và không một ai biết rõ vì sao.
Porth quan sát vị thủ trưởng của mình là đại tá Pat E., Goforth, phó giám đốc tình báo thuộc Bộ tư lệnh không quân Thái Bình Dương đang đứng nhìn tất cả mọi sự xáo trộn này. Vị phó tư lệnh Thái Bình Dương là đại tướng John P., Lavelle cũng có mặt trong đám đông. Mọi người vây xung quanh và cố gắng giải thích cho Lavelle biết những sự kiện mà Bắc Việt Nam đang thực hiện nhưng không một ai có thể giải thích được tại sao phía địch lại làm như vậy. Trong lúc ấy thì Porth quay trở về văn phòng, lấy bản thuyết trình ra khỏi hầm kín, sắp xếp lại, dùng một tấm vải bọc quanh và đem đến Bộ tư lệnh. Anh ta đến gần vị giám đốc trực phòng là đại tá Walter Stevens và báo cáo: “Thưa đại tá, tôi nghĩ là tôi có thể biết được việc gì đang xảy ra”.
Bấy giờ là vào khoảng 9 giờ 30 tối. Chưa có ai có thể giải thích cho vị phó tư lệnh Thái Bình Dương biết được việc gì đang xảy ra ầm ĩ tại Bắc Việt Nam. Cuối cùng có người báo cáo với Lavelle là tên đại uý Porth có thể biết được một vài việc gì đó. Porth mở tấm vải bọc bản thuyết trình ra và nói: “Tôi tin chắc đây là một cuộc tập kích ở Sơn Tây. Cho phép tôi trình bày tại sao tôi lại nghĩ như vậy”.
Lavelle nghe sơ qua vài lời thuyết trình rồi nhìn vào đôi mắt của Porth, và nói thẳng thừng: “Mẹ kiếp, tôi nghĩ là đại uý đã điên rồi?”.
Porth vội vàng rút lui ra khỏi đám đông. Anh ta chỉ còn nhớ lại một phản ứng về vị chỉ huy cao cấp mới gặp: “Thật lạ quá! Tướng Lavelle chưa bao giờ chửi thề cả”.
Lavelle về lại văn phòng dùng điện thoại đỏ, đấy là đường dây thượng khẩn liên lạc thẳng với Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương và yêu cầu được nói chuyện với đô đốc McCain. Lavelle được cho biết McCain đang ở trong phòng hành quân và không ai được phép quấy rầy ông ta. Lavelle yêu cầu được nói chuyện với tướng Corcoran, nhưng Corcoran hiện ở trong phòng với McCain và cũng không ai được phép quấy rầy. Lavelle yêu cầu một sĩ quan tùy viên đem một phiếu trình nhỏ vào phòng cho hai vị ấy. Trên phiếu trình này ông ta giải thích về sự lo lắng liên quan đến một chuyện gì lớn lao đang xảy ra tại Bắc Việt Nam. Một vài giây sau thì có tiếng một vị phó đô đốc nói ở đầu dây: “Các vị tư lệnh đã biết rõ mọi việc rồi. Dù có xảy ra việc gì đi nữa thì tình hình cũng đã được kiểm soát an toàn. Yêu cầu Lavelle chỉ thị cho mọi người yên tâm, đừng thắc mắc và đừng bàn tán, suy luận”.
Ba ngày sau, 23 tháng 11, Lavelle nghe Bộ trưởng Quốc phòng Laird họp báo tại Lầu Năm Góc về một cuộc tập kích giải thoát tù binh tại một trại tù gọi là Sơn Tây. Một trong những điều lạ lùng của hệ thống truyền tin quân sự mà ít ai ngờ tới là sự việc các buổi họp báo hàng ngày tại Lầu Năm Góc đều được các Bộ tư lệnh lớn trên thế giới bắt được rõ ràng như cuộc họp báo đang xảy ra trước mắt. Một số ít nhà báo tại Lầu Năm Góc cũng không thể ngờ được những câu hỏi gay gắt của họ về cuộc chiến Việt Nam, thường được nhiều người nghe qua đường dây trực tiếp, từ Teheran cho đến Sài Gòn đều bắt được.
Ngày hôm đó khi đang làm việc dưới căn hầm thì Porth nhận được lệnh đến trình diện vị phó tư lệnh. Khi anh ta bước vào văn phòng thì Lavelle vẫn còn đang nghe buổi họp báo của Laird. Lavelle nói: “Đại uý ngồi xuống đây. Tôi nghĩ là anh cũng thích nghe buổi họp báo này với tôi”. Trong suốt cả quá trình thực hiện chiến dịch Sơn Tây đây là một cử chỉ thân thiện nhất mặc dù không nói rõ ra. Khi buổi họp báo chấm dứt, Lavelle hỏi Porth: “Có chắc là anh không được biết trước việc gì đã xảy ra không?”. Porth trả lời: “Thưa đại tướng, tôi không được biết trước, tôi chỉ đoán thôi”.
Suốt cả 5 năm qua, Blackburn và Mayer không hay biết gì về câu chuyện của Porth. Một trong hai người đã phản đối cho rằng câu chuyện ấy không thể nào xảy ra được, vì không thể nào có sự sơ hở về vấn đề an ninh bảo mật suốt trong quá trình kế hoạch tập kích và cho dù có sơ hở đi nữa thì cũng không ai có thể khám phá ra được sớm như vậy: có thể một việc gì bất ổn nào đó sẽ xảy ra sau cuộc tập kích mà thôi. Cũng trong thời gian 5 năm trôi qua Mayer vẫn không tin là Fontaine đã thực sự điều tra về mọi việc sơ hở đối với vấn đề an ninh quanh vụ Sơn Tây ông ta chưa nghe ai nói về việc này cả, vì nếu có thì chính ông ta là người đã bị hỏi trước tiên.
Mayer cũng nghĩ rằng Fontaine có lẽ cũng bị tức tối không kém khi có một nhà báo tiết lộ là Simons đã đổ bộ nhầm doanh trại.
Hai ngày sau, vào tối 26 tháng 11, Porth nhận lệnh bất ngờ đến trình diện tại văn phòng chỉ huy Bộ tư lệnh không quân Thái Bình Dương. Tại đấy anh ta thấy có một đám người đông. Một việc gì đó đang xảy ra tại Bắc Việt Nam. Mọi người có vẻ bị dao động hệ thống phòng thủ của không quân đang hoạt động tối đa, hệ thống tên lửa được bắn ra như những tràng pháo dài, hệ thống truyền tin được sử dụng đến cao độ mà từ bao năm qua tại Bộ tư lệnh Thái Bình Dương chưa hề xảy ra và không một ai biết rõ vì sao.
Porth quan sát vị thủ trưởng của mình là đại tá Pat E., Goforth, phó giám đốc tình báo thuộc Bộ tư lệnh không quân Thái Bình Dương đang đứng nhìn tất cả mọi sự xáo trộn này. Vị phó tư lệnh Thái Bình Dương là đại tướng John P., Lavelle cũng có mặt trong đám đông. Mọi người vây xung quanh và cố gắng giải thích cho Lavelle biết những sự kiện mà Bắc Việt Nam đang thực hiện nhưng không một ai có thể giải thích được tại sao phía địch lại làm như vậy. Trong lúc ấy thì Porth quay trở về văn phòng, lấy bản thuyết trình ra khỏi hầm kín, sắp xếp lại, dùng một tấm vải bọc quanh và đem đến Bộ tư lệnh. Anh ta đến gần vị giám đốc trực phòng là đại tá Walter Stevens và báo cáo: “Thưa đại tá, tôi nghĩ là tôi có thể biết được việc gì đang xảy ra”.
Bấy giờ là vào khoảng 9 giờ 30 tối. Chưa có ai có thể giải thích cho vị phó tư lệnh Thái Bình Dương biết được việc gì đang xảy ra ầm ĩ tại Bắc Việt Nam. Cuối cùng có người báo cáo với Lavelle là tên đại uý Porth có thể biết được một vài việc gì đó. Porth mở tấm vải bọc bản thuyết trình ra và nói: “Tôi tin chắc đây là một cuộc tập kích ở Sơn Tây. Cho phép tôi trình bày tại sao tôi lại nghĩ như vậy”.
Lavelle nghe sơ qua vài lời thuyết trình rồi nhìn vào đôi mắt của Porth, và nói thẳng thừng: “Mẹ kiếp, tôi nghĩ là đại uý đã điên rồi?”.
Porth vội vàng rút lui ra khỏi đám đông. Anh ta chỉ còn nhớ lại một phản ứng về vị chỉ huy cao cấp mới gặp: “Thật lạ quá! Tướng Lavelle chưa bao giờ chửi thề cả”.
Lavelle về lại văn phòng dùng điện thoại đỏ, đấy là đường dây thượng khẩn liên lạc thẳng với Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương và yêu cầu được nói chuyện với đô đốc McCain. Lavelle được cho biết McCain đang ở trong phòng hành quân và không ai được phép quấy rầy ông ta. Lavelle yêu cầu được nói chuyện với tướng Corcoran, nhưng Corcoran hiện ở trong phòng với McCain và cũng không ai được phép quấy rầy. Lavelle yêu cầu một sĩ quan tùy viên đem một phiếu trình nhỏ vào phòng cho hai vị ấy. Trên phiếu trình này ông ta giải thích về sự lo lắng liên quan đến một chuyện gì lớn lao đang xảy ra tại Bắc Việt Nam. Một vài giây sau thì có tiếng một vị phó đô đốc nói ở đầu dây: “Các vị tư lệnh đã biết rõ mọi việc rồi. Dù có xảy ra việc gì đi nữa thì tình hình cũng đã được kiểm soát an toàn. Yêu cầu Lavelle chỉ thị cho mọi người yên tâm, đừng thắc mắc và đừng bàn tán, suy luận”.
Ba ngày sau, 23 tháng 11, Lavelle nghe Bộ trưởng Quốc phòng Laird họp báo tại Lầu Năm Góc về một cuộc tập kích giải thoát tù binh tại một trại tù gọi là Sơn Tây. Một trong những điều lạ lùng của hệ thống truyền tin quân sự mà ít ai ngờ tới là sự việc các buổi họp báo hàng ngày tại Lầu Năm Góc đều được các Bộ tư lệnh lớn trên thế giới bắt được rõ ràng như cuộc họp báo đang xảy ra trước mắt. Một số ít nhà báo tại Lầu Năm Góc cũng không thể ngờ được những câu hỏi gay gắt của họ về cuộc chiến Việt Nam, thường được nhiều người nghe qua đường dây trực tiếp, từ Teheran cho đến Sài Gòn đều bắt được.
Ngày hôm đó khi đang làm việc dưới căn hầm thì Porth nhận được lệnh đến trình diện vị phó tư lệnh. Khi anh ta bước vào văn phòng thì Lavelle vẫn còn đang nghe buổi họp báo của Laird. Lavelle nói: “Đại uý ngồi xuống đây. Tôi nghĩ là anh cũng thích nghe buổi họp báo này với tôi”. Trong suốt cả quá trình thực hiện chiến dịch Sơn Tây đây là một cử chỉ thân thiện nhất mặc dù không nói rõ ra. Khi buổi họp báo chấm dứt, Lavelle hỏi Porth: “Có chắc là anh không được biết trước việc gì đã xảy ra không?”. Porth trả lời: “Thưa đại tướng, tôi không được biết trước, tôi chỉ đoán thôi”.
Suốt cả 5 năm qua, Blackburn và Mayer không hay biết gì về câu chuyện của Porth. Một trong hai người đã phản đối cho rằng câu chuyện ấy không thể nào xảy ra được, vì không thể nào có sự sơ hở về vấn đề an ninh bảo mật suốt trong quá trình kế hoạch tập kích và cho dù có sơ hở đi nữa thì cũng không ai có thể khám phá ra được sớm như vậy: có thể một việc gì bất ổn nào đó sẽ xảy ra sau cuộc tập kích mà thôi. Cũng trong thời gian 5 năm trôi qua Mayer vẫn không tin là Fontaine đã thực sự điều tra về mọi việc sơ hở đối với vấn đề an ninh quanh vụ Sơn Tây ông ta chưa nghe ai nói về việc này cả, vì nếu có thì chính ông ta là người đã bị hỏi trước tiên.
Mayer cũng nghĩ rằng Fontaine có lẽ cũng bị tức tối không kém khi có một nhà báo tiết lộ là Simons đã đổ bộ nhầm doanh trại.
Bộ Tổng tham mưu hỗn hợp đã dành nhiều thời gian trong suốt năm đó để hoạch định một phương án hành động ngay sau khi cuộc tập kích Sơn Tây chấm dứt. Vì lẽ quá lo lắng, gần như là tuyệt vọng trong việc giải quyết vấn đề tù binh. Lầu Năm Góc đã sẵn sàng đề nghị việc tái diễn một cuộc tập kích như ở Sơn Tây, nhưng trên một địa bàn rộng lớn và có nhiều rắc rối hơn. Đầu năm 1972 các vị tư lệnh trong Bộ Tổng tham mưu hỗn hợp đã họp mặt để xét lại kế hoạch này. Moorer nghĩ đấy là một kế hoạch tốt cho nên đã mời Laird đến tham dự buổi họp thứ nhì vào đầu tháng 5.
Trong thời gian này chỉ còn 62.600 lính Mỹ ở tại Việt Nam, nhưng con số tù binh đã tăng lên 525 và 1150 bị mất tích tại Đông Nam Á, tổng thống Nixon đã thăm Trung Quốc và Bắc Việt Nam đã tiến công dữ dội miền Nam Việt Nam. Hoa Kỳ giáng trả lại bằng cách thả mìn cảng Hải Phòng. Các cuộc thả bom tại miền Bắc lại được thực hiện. Tuy nhiên Bắc Việt Nam vẫn tiếp tục từ chối thảo luận vấn đề tù binh. Hoa Kỳ ở trong tình trạng thất vọng và các vị tư lệnh hỗn hợp đã sẵn sàng lưu tâm đến bất cứ kế hoạch nào có thể đem được tù binh về nước.
Đề nghị mà các chuyên viên kế hoạch trong Bộ Tổng Tham mưu hỗn hợp trình lên cho giới lãnh đạo đầu não đã chứng tỏ tình hình liên quan đến tù binh đã trở nên tuyệt vọng và cũng đồng thời chứng tỏ chính phủ Hoa Kỳ thiết tha đến các tù binh này. Đề nghị này đưa ra kế hoạch tổ chức một cuộc tập kích quy mô gồm 2 sư đoàn rưỡi đổ bộ vào Bắc Việt Nam, như là một cuộc xâm chiếm gồm 57.500 lính để cứu khoảng 500 tù binh Mỹ. Cuộc đại tập kích này phối hợp nhảy dù, xe lội nước và các đơn vị cơ động không quân để ồ ạt bao vây Hà Nội bằng quân đội Mỹ, ngăn chặn mọi ngả đường của Bắc Việt Nam. Các toán biệt kích nhỏ sẽ chiếm trại tù Hỏa Lò, và những trại tù khác như ở Sở Thú, là những nơi được biết có tù binh bị giam giữ. Để che giấu việc điều động các đơn vị nhảy dù trong khu vực sát Hà Nội, một kế hoạch ngụy trang được đưa ra làm giống như có các cuộc thao dượt hỗn hợp đang được tổ chức tại vùng Tây Thái Bình Dương, trong đó sư đoàn nhảy dù 82 sẽ tham dự lần đầu tiên. Sau khi tập dượt tại một hòn đảo nào đó trên đường đi tham dự cuộc thao dượt, sư đoàn 82 sẽ bất ngờ nhảy ngay xuống những điểm chốt quanh vùng ngoại ô Hà Nội. Trong khi đó các toán biệt kích sẽ nhảy dù xuống các trại tù ngay trong vòng thành Thủ đô. Kế hoạch được soạn thảo tỉ mỉ một lần nữa các chuyên viên kế hoạch Sơn Tây cũng có tham dự hoạch định việc này tỉ mỉ cho đến mức các sơ đồ chi tiết đặt ống cống tại trại tù Hỏa Lò cũng đã nhờ được các chuyên viên họa đồ và kỹ sư Pháp, người đã đặt các ống cống này hàng bao năm trước đây thuật lại.
Một cuộc đại tập kích như vậy sẽ là một “trò chơi” ngoài sức tưởng tượng, có thể coi như là một canh bạc. Các chuyên viên kế hoạch biết trước sẽ có nhiều binh sĩ tập kích chết hơn là số tù binh được cứu thoát, và họ cũng không biết rõ được từng địa điểm một có giam giữ tù binh. Cơ quan DIA chỉ có thể xác định được 9 địa điểm trong số 13 trại tù mà Bắc Việt Nam đã từng sử dụng hoặc đang sử dụng kế hoạch cũng có dự kiến chỉ giải thoát được số tù binh tại các trại tù đã được xác định mà thôi. Họ suy luận rằng sau cuộc đại tập kích này Hà Nội sẽ trao trả những tù binh nào còn sót lại mà các toán tập kích đã không thể tìm ra địa điểm để giải cứu được.
Các toán biệt kích này sẽ được hoạt động tự do hơn là các toán biệt kích trước đây của Simons. Nhiệm vụ của họ không những chỉ lo việc cứu càng nhiều tù binh càng tốt mà lại còn cố lo bắt cóc được viên chức cao cấp nào của Bắc Việt Nam cấp bậc càng cao thì càng quý và áp giải những người bị bắt cóc này ra khỏi Việt Nam. Sau đó Bắc Việt Nam sẽ được mời thảo luận việc trao đổi giữa các tù binh còn sót lại với những người cao cấp bị bắt cóc và như vậy thì canh bạc sẽ đảo ngược.
Mặc dù kế hoạch này đã được triển khai đến điểm một sư đoàn lính thủy đánh bộ sẵn sàng xuống tàu và các lực lượng khác sẵn sàng lên đường, nhưng cuối cùng lệnh xuất phát tối hậu đã không được ban ra. Một trong những chuyên viên kế hoạch sau này có nói là theo quan điểm của ông ta thì một cuộc tập kích như vậy sẽ chấm dứt ngay cuộc chiến. Ông ta nói thêm: “Cái nước quỷ quái này thật sự đã tuyệt vọng. Đấy là điều gần như chúng ta bắt buộc phải làm. Nếu chiến dịch quy mô này được xuất phát thì cuộc chiến sẽ chấm dứt trong vòng hai tuần lễ.
Nhưng cuộc chiến còn kéo dài thêm 11 tháng nữa mới chấm dứt. Hằng bao năm sau CIA mới cho biết là họ không biết gì về kế hoạch đề nghị bao vây Hà Nội với 3 sư đoàn rưỡi. Trí nhớ của cơ quan CIA tỏ ra quá kém vì chính họ cũng đã từng nói không biết gì về cuộc tập kích đã xảy ra tại Sơn Tây. Hồ sơ lưu trữ tài liệu của họ có vẻ không đầy đủ. Một vị phó giám đốc CIA có giải thích: “Không có tài liệu gì nhiều về chuyện Sơn Tây được viết ra trên giấy”. Một vài tài liệu lưu trữ quan trọng tại Lầu Năm Góc dường như cũng bị thất lạc, các tủ hồ sơ đã được “tinh giản” lại vào năm 1973. Trí nhớ của một vài người đã tham dự việc thiết lập kế hoạch cuộc tập kích có khi còn tỏ ra sáng suốt hoặc có khi lại quá e dè không muốn tiết lộ điều gì. So sánh với thời gian vào năm 1970 thì ngày hôm nay có nhiều chuyện liên hệ với cuộc tập kích Sơn Tây mới được hé mở ra cho nhiều người biết. Tuy nhiên nhiều điều thắc mắc vẫn còn tồn tại.
Trái với dư luận lúc bấy giờ, việc tình báo yểm trợ cho cuộc tập kích đã tỏ ra có hiệu quả cao. Nhưng có phải vì kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch đã bị giới hạn trong việc không cần phải chém giết nhiều không? Nếu cuộc tập kích được xuất phát ngay sau khi Lầu Năm Góc phát hiện có tù binh Mỹ ở Sơn Tây thì liệu rằng số tù binh này có được giải cứu kịp thời không? Phải chăng Lầu Năm Góc đã quên một trong những phương châm hành động ưa thích nhất của tướng George Patton: “một kế hoạch tốt được thực hiện một cách dữ dội ngay lập tức còn hay hơn là một kế hoạch hoàn hảo sẽ được thực hiện trong tuần tới?”. Hoặc phải chăng Lầu Năm Góc đã có lý khi cần phải đặt ra một kế hoạch không những chỉ tốt mà lại còn phải hoàn hảo để cho Simons và các toán lính của ông ta có thể nhảy vào và ra khỏi Bắc Việt Nam an toàn, nếu không cứu được tù binh nào cả?
Trong thời gian này chỉ còn 62.600 lính Mỹ ở tại Việt Nam, nhưng con số tù binh đã tăng lên 525 và 1150 bị mất tích tại Đông Nam Á, tổng thống Nixon đã thăm Trung Quốc và Bắc Việt Nam đã tiến công dữ dội miền Nam Việt Nam. Hoa Kỳ giáng trả lại bằng cách thả mìn cảng Hải Phòng. Các cuộc thả bom tại miền Bắc lại được thực hiện. Tuy nhiên Bắc Việt Nam vẫn tiếp tục từ chối thảo luận vấn đề tù binh. Hoa Kỳ ở trong tình trạng thất vọng và các vị tư lệnh hỗn hợp đã sẵn sàng lưu tâm đến bất cứ kế hoạch nào có thể đem được tù binh về nước.
Đề nghị mà các chuyên viên kế hoạch trong Bộ Tổng Tham mưu hỗn hợp trình lên cho giới lãnh đạo đầu não đã chứng tỏ tình hình liên quan đến tù binh đã trở nên tuyệt vọng và cũng đồng thời chứng tỏ chính phủ Hoa Kỳ thiết tha đến các tù binh này. Đề nghị này đưa ra kế hoạch tổ chức một cuộc tập kích quy mô gồm 2 sư đoàn rưỡi đổ bộ vào Bắc Việt Nam, như là một cuộc xâm chiếm gồm 57.500 lính để cứu khoảng 500 tù binh Mỹ. Cuộc đại tập kích này phối hợp nhảy dù, xe lội nước và các đơn vị cơ động không quân để ồ ạt bao vây Hà Nội bằng quân đội Mỹ, ngăn chặn mọi ngả đường của Bắc Việt Nam. Các toán biệt kích nhỏ sẽ chiếm trại tù Hỏa Lò, và những trại tù khác như ở Sở Thú, là những nơi được biết có tù binh bị giam giữ. Để che giấu việc điều động các đơn vị nhảy dù trong khu vực sát Hà Nội, một kế hoạch ngụy trang được đưa ra làm giống như có các cuộc thao dượt hỗn hợp đang được tổ chức tại vùng Tây Thái Bình Dương, trong đó sư đoàn nhảy dù 82 sẽ tham dự lần đầu tiên. Sau khi tập dượt tại một hòn đảo nào đó trên đường đi tham dự cuộc thao dượt, sư đoàn 82 sẽ bất ngờ nhảy ngay xuống những điểm chốt quanh vùng ngoại ô Hà Nội. Trong khi đó các toán biệt kích sẽ nhảy dù xuống các trại tù ngay trong vòng thành Thủ đô. Kế hoạch được soạn thảo tỉ mỉ một lần nữa các chuyên viên kế hoạch Sơn Tây cũng có tham dự hoạch định việc này tỉ mỉ cho đến mức các sơ đồ chi tiết đặt ống cống tại trại tù Hỏa Lò cũng đã nhờ được các chuyên viên họa đồ và kỹ sư Pháp, người đã đặt các ống cống này hàng bao năm trước đây thuật lại.
Một cuộc đại tập kích như vậy sẽ là một “trò chơi” ngoài sức tưởng tượng, có thể coi như là một canh bạc. Các chuyên viên kế hoạch biết trước sẽ có nhiều binh sĩ tập kích chết hơn là số tù binh được cứu thoát, và họ cũng không biết rõ được từng địa điểm một có giam giữ tù binh. Cơ quan DIA chỉ có thể xác định được 9 địa điểm trong số 13 trại tù mà Bắc Việt Nam đã từng sử dụng hoặc đang sử dụng kế hoạch cũng có dự kiến chỉ giải thoát được số tù binh tại các trại tù đã được xác định mà thôi. Họ suy luận rằng sau cuộc đại tập kích này Hà Nội sẽ trao trả những tù binh nào còn sót lại mà các toán tập kích đã không thể tìm ra địa điểm để giải cứu được.
Các toán biệt kích này sẽ được hoạt động tự do hơn là các toán biệt kích trước đây của Simons. Nhiệm vụ của họ không những chỉ lo việc cứu càng nhiều tù binh càng tốt mà lại còn cố lo bắt cóc được viên chức cao cấp nào của Bắc Việt Nam cấp bậc càng cao thì càng quý và áp giải những người bị bắt cóc này ra khỏi Việt Nam. Sau đó Bắc Việt Nam sẽ được mời thảo luận việc trao đổi giữa các tù binh còn sót lại với những người cao cấp bị bắt cóc và như vậy thì canh bạc sẽ đảo ngược.
Mặc dù kế hoạch này đã được triển khai đến điểm một sư đoàn lính thủy đánh bộ sẵn sàng xuống tàu và các lực lượng khác sẵn sàng lên đường, nhưng cuối cùng lệnh xuất phát tối hậu đã không được ban ra. Một trong những chuyên viên kế hoạch sau này có nói là theo quan điểm của ông ta thì một cuộc tập kích như vậy sẽ chấm dứt ngay cuộc chiến. Ông ta nói thêm: “Cái nước quỷ quái này thật sự đã tuyệt vọng. Đấy là điều gần như chúng ta bắt buộc phải làm. Nếu chiến dịch quy mô này được xuất phát thì cuộc chiến sẽ chấm dứt trong vòng hai tuần lễ.
Nhưng cuộc chiến còn kéo dài thêm 11 tháng nữa mới chấm dứt. Hằng bao năm sau CIA mới cho biết là họ không biết gì về kế hoạch đề nghị bao vây Hà Nội với 3 sư đoàn rưỡi. Trí nhớ của cơ quan CIA tỏ ra quá kém vì chính họ cũng đã từng nói không biết gì về cuộc tập kích đã xảy ra tại Sơn Tây. Hồ sơ lưu trữ tài liệu của họ có vẻ không đầy đủ. Một vị phó giám đốc CIA có giải thích: “Không có tài liệu gì nhiều về chuyện Sơn Tây được viết ra trên giấy”. Một vài tài liệu lưu trữ quan trọng tại Lầu Năm Góc dường như cũng bị thất lạc, các tủ hồ sơ đã được “tinh giản” lại vào năm 1973. Trí nhớ của một vài người đã tham dự việc thiết lập kế hoạch cuộc tập kích có khi còn tỏ ra sáng suốt hoặc có khi lại quá e dè không muốn tiết lộ điều gì. So sánh với thời gian vào năm 1970 thì ngày hôm nay có nhiều chuyện liên hệ với cuộc tập kích Sơn Tây mới được hé mở ra cho nhiều người biết. Tuy nhiên nhiều điều thắc mắc vẫn còn tồn tại.
Trái với dư luận lúc bấy giờ, việc tình báo yểm trợ cho cuộc tập kích đã tỏ ra có hiệu quả cao. Nhưng có phải vì kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch đã bị giới hạn trong việc không cần phải chém giết nhiều không? Nếu cuộc tập kích được xuất phát ngay sau khi Lầu Năm Góc phát hiện có tù binh Mỹ ở Sơn Tây thì liệu rằng số tù binh này có được giải cứu kịp thời không? Phải chăng Lầu Năm Góc đã quên một trong những phương châm hành động ưa thích nhất của tướng George Patton: “một kế hoạch tốt được thực hiện một cách dữ dội ngay lập tức còn hay hơn là một kế hoạch hoàn hảo sẽ được thực hiện trong tuần tới?”. Hoặc phải chăng Lầu Năm Góc đã có lý khi cần phải đặt ra một kế hoạch không những chỉ tốt mà lại còn phải hoàn hảo để cho Simons và các toán lính của ông ta có thể nhảy vào và ra khỏi Bắc Việt Nam an toàn, nếu không cứu được tù binh nào cả?
Tuy nhiên nếu hệ thống tình báo yểm trợ cuộc tập kích là một hệ thống có hiệu lực thì tại sao họ phải đợi đến phút chót mới khám phá ra được việc tù binh đã bị di chuyển đi chỗ khác trước đó bốn tháng rưỡi vì một trận lụt? Hoặc phải chăng họ đã biết trước điều đó nhưng không nói cho các chuyên viên kế hoạch tập kích được biết họ cũng không nói cho những người đã sẵn sàng hi sinh tính mạng để thi hành kế hoạch đó.
Một nhân viên cao cấp của giới tình báo sau này có xác nhận là tin tức tù binh bị di chuyển đã được biết trước cuộc tập kích, nhưng chỉ có một số ít người biết được chuyện này thôi. Ông ta đã nói thẳng trong một cuộc thẩm vấn có ghi âm: “Vào tháng bảy năm 1970 có một trận bão dữ dội tại Bắc Việt Nam. Con sông chảy qua Sơn Tây bị ngập lụt, khi còn cách vòng rào trại tù độ hai bộ thì nước ngừng dâng cao. Nhà cầm quyền Bắc Việt tỏ vẻ lo âu cho nên đã sơ tán tù binh ra khỏi Sơn Tây”.
Khi được hỏi ông ta biết việc này trước hay sau khi xuất phát cuộc tập kích, thì ông ta trả lời ngay: “được biết trước vào tháng bảy. Nhưng đến tháng chín thì có một số người lại được đưa về đó. Tôi muốn nói rõ là “một số người” nhưng chúng tôi không biết chắc là ai. Đây là phần chính của câu chuyện. Tôi không biết là nguồn tin này có được nhiều người biết đến không, nhưng có điều chắc chắn là tù binh đã bị sơ tán vì mưa và bão lụt vào tháng bảy”.
Không biết các trận lụt vào tháng bảy có phải do chiến dịch “Popeye” gây ra hay không? Các chiến dịch mưa nhân tạo này được thực hiện tại Bắc Việt Nam vào năm 1967 và 1968, sau đó lại chuyển sang Lào từ 1969 tới 1972 đã giữ kín nhiều điều bí mật về cuộc chiến Việt Nam. Trong một cuộc điều trần tối mật tại Uỷ ban đối ngoại Thượng viện vào tháng 3 năm 1974, các nhân chứng đã tuyên bố rằng các nguồn tin liên quan đến chương trình chiến dịch này là quá quan trọng và bí mật đến nỗi các cố vấn thân cận nhất của Tổng thống cũng không được phép biết. Một nhân chứng thuộc binh chủng không quân đã giải thích rằng tài liệu liên hệ tới “Popeye” được bảo mật ở mức độ cao nhất vì ngay cả các tin tức về chiến dịch cũng không được tiết lộ cho Uỷ ban An ninh quốc gia biết. Uỷ ban này có một bộ phận liên lạc với các cơ quan được thành lập năm 1972 nhưng chính bộ phận này cũng không được biết gì về chiến dịch “Popeye” trong khi cuộc chiến vẫn còn đang tiếp diễn, và mỉa mai thay nhiệm vụ chính của bộ phận này lại là để tìm hiểu việc sử dụng các hoạt động có liên quan đến thời tiết và địa lý như là một loại vũ khí chiến tranh. Một nhân chứng khác nữa là vị phụ tá cho thứ trưởng quốc phòng đặc trách công việc Đông Nam Á và Thái Bình Dương, người mà lực lượng phản ứng nhanh của Lầu Năm Góc tại Việt Nam phải trình báo mọi việc đã thú nhận rằng: “Lần đầu tiên tôi biết đến chiến dịch này là do đọc một bài báo của Jack Anderson”. Nhưng ông ta không phải là nhân vật quốc phòng cao cấp duy nhất đã bị che giấu. Ngay chính cả Bộ trưởng Quốc phòng Laird cũng đã nói với Uỷ ban đối ngoại Quốc hội vào năm 1972 rằng: “Chúng ta chưa hề thực hiện một chiến dịch nào vào loại như vậy tại Bắc Việt Nam”. Hai năm sau, vào năm 1974 ông ta đã phải viết cho thượng nghị sĩ Fullbright biết là ông ta vừa mới được báo cáo về các hoạt động như vậy đã thực hiện. Không giải thích lý do vì sao một nhân vật dân sự cao cấp số một tại Lầu Năm Góc như ông ta mà lại bị che giấu việc đó. Trong bức thư Laird chỉ bày tỏ sự đáng tiếc là các nguồn tin liên hệ đã không được thông báo cho ông ta biết trước.
Không biết có phải vì lý do bảo mật tuyệt đối trong các cơ quan về chiến dịch “Popeye” hay không được biết về các tù binh đã được di chuyển đi nơi khác lúc nào, tại sao? Carver ở cơ quan CIA không tìm thấy được việc liên hệ nào giữa trận lụt và việc di chuyển tù binh đối với chiến dịch “Popeye”. Ông ta nhớ lại mặc dù sự ghi nhớ này là sai lầm. Có một vài công tác “Popeye” đã được thực hiện trên vùng trời phía tây Sơn Tây vào mùa hè năm đó và ông ta có nói: “Tôi nghĩ rằng các anh đã bị các trận mưa ấy làm ướt hết cho nên cứ thắc mắc mãi về điều đó”. Nhưng vào năm 1976 thì Carver thú nhận là lúc bấy giờ ông ta thậm chí không nghĩ đến chuyện nối liền các sự việc xảy ra với nhau. Một chuyên viên tình báo cao cấp khác sau này lại xác nhận là cơ quan của ông ta đã biết rõ việc tù binh bị di chuyển vào tháng 7 hoặc đầu tháng 8. Được hỏi là các chuyên viên kế hoạch tập kích có được thông báo cho biết trước về việc này không thì ông ta đáp: “Có chứ, có chứ! Nhưng chỉ báo cho cấp trên của Manor biết mà thôi”. Các vị Tư lệnh Tham mưu hỗn hợp có được báo cáo về việc này không? Ông ta đáp lại: “Điều này hơi khó trả lời. Có lẽ quý vị ấy đã không được thông báo”.
Bằng chứng hiển nhiên là không có một người nào trong nhóm kế hoạch Sơn Tây được thông báo về việc này. Chính Blackburn sau này có nói: “Tôi sẽ xử lý ngay tên nào đã biết tù binh bị sơ tán, hoặc đã nghĩ đến chuyện đó mà lại không cho tôi biết”. Mặc dù cơ quan DIA có trong tay đầy đủ hình ảnh rõ ràng về trận lụt khi nó đang xảy ra nhưng Mayer vẫn cứ khăng khăng cho rằng không ai biết việc tù binh bị di chuyển, mãi đến tháng 11 mới được hay tin ấy. Mayer nói: “Tôi sẽ sẵn sàng trực điện gọi ngay kẻ nào đã phát biểu điều đó nó là một tên nói dối”. Moorer cũng chối là ông ta không hề hay biết gì về tin tức ấy. Mãi cho đến buổi tối trước ngày cuộc tập kích Sơn Tây được xuất phát thì các chuyên viên kế hoạch mới được biết tin tù binh đã di chuyển, qua nguồn tin ở trong bao thuốc lá của Nguyễn Văn Hoàng. Nhưng lúc ấy mọi người vẫn tin tưởng rằng đã có một số người nào khác được chuyển về lại Sơn Tây.
Số lượng và chất lượng của các nguồn tin tình báo cung cấp cho nhóm kế hoạch Sơn Tây quả thực là đáng khen. Nếu không thì Simons và lính của ông ta đã không thể đổ bộ vào và thoát ra khỏi Sơn Tây an toàn, cho dù có cứu được hay không cứu được tù binh. Nhưng nhìn ở khía cạnh khác thì việc lập kế hoạch, việc thi hành và giai đoạn sau cuộc tập kích cần phải được xem xét lại dưới ánh sáng các nguồn tin mà họ đã “không” được thông báo. Đợi cho đến phút chót họ mới biết được số tù binh mà họ hy vọng giải cứu đã bị di chuyển. Đợi cho đến phút chót Blackburn mới biết được việc CIA có gài một điệp viên vào vùng phụ cận Sơn Tây, và hoạt động của điệp viên này có thể gây nguy hại cho việc bảo toàn an ninh của cuộc tập kích. Chỉ có Moorer và Donald Bennett ở cơ quan DIA được biết trước mà thôi. Còn Blackburn thì được biết do một sự tình cờ sau này. Mãi cho đến sau khi cuộc tập kích đã chấm dứt, các chuyên viên kế hoạch mới hiểu được nguyên nhân nào đã khiến Lầu Năm Góc và Nhà Trắng có ý định tiến hành những cuộc oanh kích rầm rộ trên vòm trời Bắc Việt Nam vào cùng một thời điểm với cuộc tập kích Sơn Tây.
Một nhân viên cao cấp của giới tình báo sau này có xác nhận là tin tức tù binh bị di chuyển đã được biết trước cuộc tập kích, nhưng chỉ có một số ít người biết được chuyện này thôi. Ông ta đã nói thẳng trong một cuộc thẩm vấn có ghi âm: “Vào tháng bảy năm 1970 có một trận bão dữ dội tại Bắc Việt Nam. Con sông chảy qua Sơn Tây bị ngập lụt, khi còn cách vòng rào trại tù độ hai bộ thì nước ngừng dâng cao. Nhà cầm quyền Bắc Việt tỏ vẻ lo âu cho nên đã sơ tán tù binh ra khỏi Sơn Tây”.
Khi được hỏi ông ta biết việc này trước hay sau khi xuất phát cuộc tập kích, thì ông ta trả lời ngay: “được biết trước vào tháng bảy. Nhưng đến tháng chín thì có một số người lại được đưa về đó. Tôi muốn nói rõ là “một số người” nhưng chúng tôi không biết chắc là ai. Đây là phần chính của câu chuyện. Tôi không biết là nguồn tin này có được nhiều người biết đến không, nhưng có điều chắc chắn là tù binh đã bị sơ tán vì mưa và bão lụt vào tháng bảy”.
Không biết các trận lụt vào tháng bảy có phải do chiến dịch “Popeye” gây ra hay không? Các chiến dịch mưa nhân tạo này được thực hiện tại Bắc Việt Nam vào năm 1967 và 1968, sau đó lại chuyển sang Lào từ 1969 tới 1972 đã giữ kín nhiều điều bí mật về cuộc chiến Việt Nam. Trong một cuộc điều trần tối mật tại Uỷ ban đối ngoại Thượng viện vào tháng 3 năm 1974, các nhân chứng đã tuyên bố rằng các nguồn tin liên quan đến chương trình chiến dịch này là quá quan trọng và bí mật đến nỗi các cố vấn thân cận nhất của Tổng thống cũng không được phép biết. Một nhân chứng thuộc binh chủng không quân đã giải thích rằng tài liệu liên hệ tới “Popeye” được bảo mật ở mức độ cao nhất vì ngay cả các tin tức về chiến dịch cũng không được tiết lộ cho Uỷ ban An ninh quốc gia biết. Uỷ ban này có một bộ phận liên lạc với các cơ quan được thành lập năm 1972 nhưng chính bộ phận này cũng không được biết gì về chiến dịch “Popeye” trong khi cuộc chiến vẫn còn đang tiếp diễn, và mỉa mai thay nhiệm vụ chính của bộ phận này lại là để tìm hiểu việc sử dụng các hoạt động có liên quan đến thời tiết và địa lý như là một loại vũ khí chiến tranh. Một nhân chứng khác nữa là vị phụ tá cho thứ trưởng quốc phòng đặc trách công việc Đông Nam Á và Thái Bình Dương, người mà lực lượng phản ứng nhanh của Lầu Năm Góc tại Việt Nam phải trình báo mọi việc đã thú nhận rằng: “Lần đầu tiên tôi biết đến chiến dịch này là do đọc một bài báo của Jack Anderson”. Nhưng ông ta không phải là nhân vật quốc phòng cao cấp duy nhất đã bị che giấu. Ngay chính cả Bộ trưởng Quốc phòng Laird cũng đã nói với Uỷ ban đối ngoại Quốc hội vào năm 1972 rằng: “Chúng ta chưa hề thực hiện một chiến dịch nào vào loại như vậy tại Bắc Việt Nam”. Hai năm sau, vào năm 1974 ông ta đã phải viết cho thượng nghị sĩ Fullbright biết là ông ta vừa mới được báo cáo về các hoạt động như vậy đã thực hiện. Không giải thích lý do vì sao một nhân vật dân sự cao cấp số một tại Lầu Năm Góc như ông ta mà lại bị che giấu việc đó. Trong bức thư Laird chỉ bày tỏ sự đáng tiếc là các nguồn tin liên hệ đã không được thông báo cho ông ta biết trước.
Không biết có phải vì lý do bảo mật tuyệt đối trong các cơ quan về chiến dịch “Popeye” hay không được biết về các tù binh đã được di chuyển đi nơi khác lúc nào, tại sao? Carver ở cơ quan CIA không tìm thấy được việc liên hệ nào giữa trận lụt và việc di chuyển tù binh đối với chiến dịch “Popeye”. Ông ta nhớ lại mặc dù sự ghi nhớ này là sai lầm. Có một vài công tác “Popeye” đã được thực hiện trên vùng trời phía tây Sơn Tây vào mùa hè năm đó và ông ta có nói: “Tôi nghĩ rằng các anh đã bị các trận mưa ấy làm ướt hết cho nên cứ thắc mắc mãi về điều đó”. Nhưng vào năm 1976 thì Carver thú nhận là lúc bấy giờ ông ta thậm chí không nghĩ đến chuyện nối liền các sự việc xảy ra với nhau. Một chuyên viên tình báo cao cấp khác sau này lại xác nhận là cơ quan của ông ta đã biết rõ việc tù binh bị di chuyển vào tháng 7 hoặc đầu tháng 8. Được hỏi là các chuyên viên kế hoạch tập kích có được thông báo cho biết trước về việc này không thì ông ta đáp: “Có chứ, có chứ! Nhưng chỉ báo cho cấp trên của Manor biết mà thôi”. Các vị Tư lệnh Tham mưu hỗn hợp có được báo cáo về việc này không? Ông ta đáp lại: “Điều này hơi khó trả lời. Có lẽ quý vị ấy đã không được thông báo”.
Bằng chứng hiển nhiên là không có một người nào trong nhóm kế hoạch Sơn Tây được thông báo về việc này. Chính Blackburn sau này có nói: “Tôi sẽ xử lý ngay tên nào đã biết tù binh bị sơ tán, hoặc đã nghĩ đến chuyện đó mà lại không cho tôi biết”. Mặc dù cơ quan DIA có trong tay đầy đủ hình ảnh rõ ràng về trận lụt khi nó đang xảy ra nhưng Mayer vẫn cứ khăng khăng cho rằng không ai biết việc tù binh bị di chuyển, mãi đến tháng 11 mới được hay tin ấy. Mayer nói: “Tôi sẽ sẵn sàng trực điện gọi ngay kẻ nào đã phát biểu điều đó nó là một tên nói dối”. Moorer cũng chối là ông ta không hề hay biết gì về tin tức ấy. Mãi cho đến buổi tối trước ngày cuộc tập kích Sơn Tây được xuất phát thì các chuyên viên kế hoạch mới được biết tin tù binh đã di chuyển, qua nguồn tin ở trong bao thuốc lá của Nguyễn Văn Hoàng. Nhưng lúc ấy mọi người vẫn tin tưởng rằng đã có một số người nào khác được chuyển về lại Sơn Tây.
Số lượng và chất lượng của các nguồn tin tình báo cung cấp cho nhóm kế hoạch Sơn Tây quả thực là đáng khen. Nếu không thì Simons và lính của ông ta đã không thể đổ bộ vào và thoát ra khỏi Sơn Tây an toàn, cho dù có cứu được hay không cứu được tù binh. Nhưng nhìn ở khía cạnh khác thì việc lập kế hoạch, việc thi hành và giai đoạn sau cuộc tập kích cần phải được xem xét lại dưới ánh sáng các nguồn tin mà họ đã “không” được thông báo. Đợi cho đến phút chót họ mới biết được số tù binh mà họ hy vọng giải cứu đã bị di chuyển. Đợi cho đến phút chót Blackburn mới biết được việc CIA có gài một điệp viên vào vùng phụ cận Sơn Tây, và hoạt động của điệp viên này có thể gây nguy hại cho việc bảo toàn an ninh của cuộc tập kích. Chỉ có Moorer và Donald Bennett ở cơ quan DIA được biết trước mà thôi. Còn Blackburn thì được biết do một sự tình cờ sau này. Mãi cho đến sau khi cuộc tập kích đã chấm dứt, các chuyên viên kế hoạch mới hiểu được nguyên nhân nào đã khiến Lầu Năm Góc và Nhà Trắng có ý định tiến hành những cuộc oanh kích rầm rộ trên vòm trời Bắc Việt Nam vào cùng một thời điểm với cuộc tập kích Sơn Tây.
Nhưng dù sao thì Blackburn và các chuyên viên kế hoạch Sơn Tây khác cũng đã biết nhiều tin tức hơn là Manor, người chỉ huy toàn diện cuộc tập kích và Simons người thực hiện cuộc tập kích. Tại sao Manor và Simons lại không được báo cho biết trước là trại tù có thể bị bỏ trống? Trong một cuộc hành quân mà mỗi phút mỗi giây đồng hồ đều phải được tính đến có lẽ các chuyên viên kế hoạch đã nghĩ đến việc nếu tuyên bố sẽ tiến công một trại tù bỏ trống thì điều này gây nên ảnh hưởng tâm lí trái ngược cho các toán tập kích. Dù với lý lẽ nào đi nữa, dù các toán tập kích đã không được biết trước, dù tin tình báo cho biết tù binh đã bị di chuyến, nhưng với nguồn tin sau cùng là đã có một nhóm khác mới dọn về Sơn Tây, thì cuộc tập kích vẫn nên được xuất phát như đã ấn định.
Tại sao vậy? Tại sao một cuộc tập kích trước đây đã được đánh giá là có tới 95% thành công mà nay chỉ còn có từ 10 hoặc 20 hoặc cao hơn nữa là 50% may mắn mà vẫn được thi hành? Vị phó tham mưu trưởng lục quân là Palmer đã nhấn mạnh cho biết là các vị tư lệnh hỗn hợp, trước cuộc tập kích, chưa bao giờ được ai báo cáo cho biết việc chỉ có 50 hay trên 50% may mắn thành công. Còn Carver ở cơ quan CIA vị giám đốc của cơ quan này đã tuyên bố không được hỏi ý kiến gì về cuộc tập kích thì nói là vào phút chót các đường dây liên lạc bị trắc trở. Điều này có thể khiến chúng ta nghĩ rằng trại tù đã bị bỏ trống. Ông ta còn nói thêm: “Có một suy luận cho thấy là tù binh đã di chuyển đi nơi khác”. Vào phút chót đã xảy ra một cuộc tranh luận qua đường dây điện thoại giữa Carver và Laird về việc quyết định có nên thi hành cuộc tập kích hay không?
Nhưng Mayer sau này nhớ lại là theo sự hiểu biết của ông ta thì việc trại tù bị bỏ trống là một bằng chứng hiển nhiên và nếu không phải là do Donald Blackburn phụ trách kế hoạch này thì công tác đã được đình hoãn lại. Để tự bênh vực, Blackburn lại cho rằng không có bằng chứng nào hiển nhiên cả. Ông ta nói: “Nếu tôi được biết trước là có bằng chứng hiển nhiên như vậy thì tôi đã huỷ bỏ ngay kế hoạch”. Tuy nhiên ông ta vẫn trung thực bày tỏ thêm: “Thực ra thì tôi không muốn biết tới bằng chứng đó. Tôi vẫn muốn thi hành. Tôi tìm đủ mọi cách để có thể giữ cho công tác được tồn tại. Tôi vẫn muốn chứng tỏ là chúng ta có thể xâm nhập vào đó và quấy phá bọn địch một vố chơi. Lẽ tất nhiên tôi vẫn muốn tìm thấy tù binh; nhưng tôi không muốn biết sự thật, tôi vẫn cố bám víu vào bất cứ một bằng chứng mong manh nào để thi hành cho được công tác. Việc này còn quan trọng hơn, to lớn hơn là việc giải thoát tù binh. Vẫn còn quá nhiều người không có một khái niệm nào để hiểu cho thấu mục đích của sự việc hoặc những gì chúng ta có thể thực hiện được”.
Như vậy thì cuộc tập kích Sơn Tây đã thực hiện được điều gì? Vài người thân cận của Blackburn sau này cho biết rằng nó đã chứng tỏ điều duy nhất là khó huỷ bỏ một chiến dịch một khi đã có các chuyên viên kế hoạch quân sự nhúng tay vào, và nhất là một khi các vị tư lệnh hỗn hợp và Lầu Năm Góc đã đứng sau lưng để hỗ trợ. Đấy là sức nặng của nền hành chính quân sự. Sự nhiệt tâm và hăng hái của Blackburn, khả năng có một số người khác đã được đưa về lại Sơn Tây, sự tuyệt vọng của tù binh tại Bắc Việt Nam tất cả những điều đó chắc chắn đã gây ảnh hưởng tới quyết định cuối cùng của Laird cho thi hành công tác vào phút chót. Cũng như các nhóm cố vấn, cũng như chính Tổng thống, ông ta muốn thử liều một chuyến xem.
Có điều mỉa mai là cũng chính Lầu Năm Góc đã may mắn thoát khỏi một sự thất bại trong khi thiết lập kế hoạch và được tin trại tù Ấp Lò đã bị bỏ trống. Nhưng nguồn tin về việc Sơn Tây bị bỏ trống lại được đưa đến vào phút chót, cộng thêm với hai báo cáo nhận được trong 10 ngày cho biết 5% tù binh đã bị chết trong các trại tù ở Bắc Việt Nam. Vì lẽ đó các nhân vật quyết định chỉ còn có một thời gian ngắn để đấu tranh tư tưởng giữa việc hoặc là bãi bỏ công tác để tránh thất bại hoặc là vẫn liều lĩnh cho thi hành.
Việc liều lĩnh như vậy có đáng giá không? Các binh sĩ tập kích Sơn Tây đã thất bại trong việc giải cứu tù binh. Sự thất bại của cuộc tập kích đã đưa Lầu Năm Góc và Nhà Trắng vào việc phải đương đầu thêm với các dư luận chỉ trích về việc giải quyết cuộc chiến Việt Nam.
Tại sao vậy? Tại sao một cuộc tập kích trước đây đã được đánh giá là có tới 95% thành công mà nay chỉ còn có từ 10 hoặc 20 hoặc cao hơn nữa là 50% may mắn mà vẫn được thi hành? Vị phó tham mưu trưởng lục quân là Palmer đã nhấn mạnh cho biết là các vị tư lệnh hỗn hợp, trước cuộc tập kích, chưa bao giờ được ai báo cáo cho biết việc chỉ có 50 hay trên 50% may mắn thành công. Còn Carver ở cơ quan CIA vị giám đốc của cơ quan này đã tuyên bố không được hỏi ý kiến gì về cuộc tập kích thì nói là vào phút chót các đường dây liên lạc bị trắc trở. Điều này có thể khiến chúng ta nghĩ rằng trại tù đã bị bỏ trống. Ông ta còn nói thêm: “Có một suy luận cho thấy là tù binh đã di chuyển đi nơi khác”. Vào phút chót đã xảy ra một cuộc tranh luận qua đường dây điện thoại giữa Carver và Laird về việc quyết định có nên thi hành cuộc tập kích hay không?
Nhưng Mayer sau này nhớ lại là theo sự hiểu biết của ông ta thì việc trại tù bị bỏ trống là một bằng chứng hiển nhiên và nếu không phải là do Donald Blackburn phụ trách kế hoạch này thì công tác đã được đình hoãn lại. Để tự bênh vực, Blackburn lại cho rằng không có bằng chứng nào hiển nhiên cả. Ông ta nói: “Nếu tôi được biết trước là có bằng chứng hiển nhiên như vậy thì tôi đã huỷ bỏ ngay kế hoạch”. Tuy nhiên ông ta vẫn trung thực bày tỏ thêm: “Thực ra thì tôi không muốn biết tới bằng chứng đó. Tôi vẫn muốn thi hành. Tôi tìm đủ mọi cách để có thể giữ cho công tác được tồn tại. Tôi vẫn muốn chứng tỏ là chúng ta có thể xâm nhập vào đó và quấy phá bọn địch một vố chơi. Lẽ tất nhiên tôi vẫn muốn tìm thấy tù binh; nhưng tôi không muốn biết sự thật, tôi vẫn cố bám víu vào bất cứ một bằng chứng mong manh nào để thi hành cho được công tác. Việc này còn quan trọng hơn, to lớn hơn là việc giải thoát tù binh. Vẫn còn quá nhiều người không có một khái niệm nào để hiểu cho thấu mục đích của sự việc hoặc những gì chúng ta có thể thực hiện được”.
Như vậy thì cuộc tập kích Sơn Tây đã thực hiện được điều gì? Vài người thân cận của Blackburn sau này cho biết rằng nó đã chứng tỏ điều duy nhất là khó huỷ bỏ một chiến dịch một khi đã có các chuyên viên kế hoạch quân sự nhúng tay vào, và nhất là một khi các vị tư lệnh hỗn hợp và Lầu Năm Góc đã đứng sau lưng để hỗ trợ. Đấy là sức nặng của nền hành chính quân sự. Sự nhiệt tâm và hăng hái của Blackburn, khả năng có một số người khác đã được đưa về lại Sơn Tây, sự tuyệt vọng của tù binh tại Bắc Việt Nam tất cả những điều đó chắc chắn đã gây ảnh hưởng tới quyết định cuối cùng của Laird cho thi hành công tác vào phút chót. Cũng như các nhóm cố vấn, cũng như chính Tổng thống, ông ta muốn thử liều một chuyến xem.
Có điều mỉa mai là cũng chính Lầu Năm Góc đã may mắn thoát khỏi một sự thất bại trong khi thiết lập kế hoạch và được tin trại tù Ấp Lò đã bị bỏ trống. Nhưng nguồn tin về việc Sơn Tây bị bỏ trống lại được đưa đến vào phút chót, cộng thêm với hai báo cáo nhận được trong 10 ngày cho biết 5% tù binh đã bị chết trong các trại tù ở Bắc Việt Nam. Vì lẽ đó các nhân vật quyết định chỉ còn có một thời gian ngắn để đấu tranh tư tưởng giữa việc hoặc là bãi bỏ công tác để tránh thất bại hoặc là vẫn liều lĩnh cho thi hành.
Việc liều lĩnh như vậy có đáng giá không? Các binh sĩ tập kích Sơn Tây đã thất bại trong việc giải cứu tù binh. Sự thất bại của cuộc tập kích đã đưa Lầu Năm Góc và Nhà Trắng vào việc phải đương đầu thêm với các dư luận chỉ trích về việc giải quyết cuộc chiến Việt Nam.
~HẾT~
No comments:
Post a Comment