Thursday, July 2, 2009

CIA nỗ lực mở “lối tiến đen” vào miền Bắc VN



Mùa xuân năm 1961, Mỹ bắt đầu kế hoạch chuẩn bị kỹ càng cho các điệp viên CIA thâm nhập vào miền Bắc. Tuy nhiên, tham vọng này đã thất bại thảm hại.

“Một trong những câu hỏi luôn hiển hiện trong đầu tôi lúc đó là tại sao chúng ta không ăn miếng trả miếng: quân Bắc Việt tiến vào Nam thì chúng ta tiến ra Bắc. Trở lại với ý tưởng từ thời Chiến tranh Thế giới thứ 2, chúng tôi quyết định triển khai chiến dịch do thám đường biển và đường không”, Bill Colby, Trưởng phân bộ CIA tại Sài Gòn và cựu Giám đốc CIA (từ 1973-1976) thuật lại với sử gia tình báo Ahern trong cuộc trò chuyện giữa những năm 1990.

Binh sĩ Thái "tiến vào" Campuchia

Gian nan mở lối vào “tam giác vàng”

Hàng loạt cuộc Bắc tiến thất bại

Bill Colby nhớ lại quãng thời gian 35 năm trước: “Quyết định Bắc tiến của Mỹ đến một cách tình cờ. Khi đó, chúng tôi chú trọng vào lực lượng nổi dậy ở miền Nam và lực lượng tiếp tế ngoài Bắc”. Đầu tháng 4.1961, Colby cử biệt kích đến vịnh Hạ Long và bắt đầu kích hoạt thiết bị vô tuyến điện để gửi tin mã hoá hướng dẫn cho CIA và đội đặc nhiệm thuộc Bộ Chỉ huy viện trợ quân sự cho Việt Nam (MACV) xâm nhập miền Bắc. Tháng 10.1961, Colby điều hàng nghìn biệt kích ra phá hoại miền Bắc. Đội quân đặc biệt này liên tục “xuất kích” nằm lỳ, thu thập tin tức tình báo, móc nối, xây dựng lực lượng ngầm và sẵn sàng hành động khi có thời cơ.

Tháng 5.1961, một đội quân trinh sát đường không được triển khai, mang tên CASTOR - có nhiệm vụ giải cứu điệp viên CIA trong trường hợp nguy hiểm, đồng thời tiếp nhận thông tin từ các tình báo viên. Tuy nhiên, chỉ 4 ngày có mặt tại Mộc Châu, sự xuất hiện lộ liễu của trạm radar tại khu vực cùng những tiếng ồn máy bay đã bị PASF phát hiện. Trong khi chưa nhận được thông tin về sự cố trên, CIA tiếp tục triển khai đội quân thứ hai ECHO, đáp xuống miền Bắc ngày 2.6. ECHO tiếp đất tại một khu vực rất gần khu dân cư nên chịu chung số phận với CASTOR. Bắt đầu lo lắng về sự “bặt vô âm tín” của hai đội quân trước, CIA phái đội quân thứ ba DIDO tiến ra Lai Châu ngày 29.6 nhưng cũng rơi vào tay PASF chỉ 4 tuần sau đó.

Lúc này, Ban giám đốc CIA tại Washington cũng như một số quan chức tại phân bộ Sài Gòn không những không nghi ngại về sự thất bại của chiến dịch trên mà còn đề ra một kế hoạch mới. Trưởng phân bộ CIA ở SG tuyên bố, bất chấp mọi khó khăn về địa lý, Mỹ tiếp tục Bắc tiến để đạt được mục tiêu “thâu tóm toàn bộ miền Bắc Việt Nam”. Tuyên bố này là mốc đánh dấu cho giai đoạn 2 đầy tham vọng của chiến dịch lối tiến đen của CIA.

Ngày 12.3.1962, CIA tái khởi động đưa đội quân EUROPA thâm nhập miền Bắc bằng máy bay vận tải C-47. Ngay sau khi triển khai, Cơ quan chỉ huy của CIA đã mất liên lạc với EUROPA. Tuy nhiên, chính quyền Sài Gòn lại nhận được thông tin đội quân này “vẫn an toàn và khoẻ mạnh”. Việc mất liên lạc chỉ là do vấn đề thời tiết. Với thông tin “tốt lành” trên, trong tháng 5.1962, CIA tiếp tục triển khai TOURBILLON và EROS đã nhảy dù xuống miền Bắc. Chỉ vài tháng sau, các đội quân này đều bị PASF phát hiện, tiêu diệt một phần, số còn lại phải tìm đường chạy thoát. Sau đó, Trưởng phân bộ CIA ở Sài Gòn vẫn tiếp tục lập kế hoạch triển khai nhiều đội quân Bắc tiến, nhưng mọi nỗ lực bất thành công.

Lầu Năm góc trách cứ CIA

Dù được đánh giá là đôi “bạn thân”, nhưng Lầu Năm góc cho rằng CIA chỉ giúp đỡ họ bằng “một nửa trái tim”. Cụ thể, tháng 6.1964, Bill Colby tuyên bố rút lại cam kết tham gia hoạt động chống lại miền Bắc Việt Nam cùng đội đặc nhiệm thuộc Bộ chỉ huy viện trợ quân sự cho Việt Nam (MACV). Như vậy, phía quân đội Việt Nam cộng hòa sẽ phải làm việc độc lập với MACV, còn CIA tự tiến hành chương trình tâm lý và chính trị đơn phương của mình. Tuy nhiên, Lầu Năm góc vẫn kiên quyết yêu cầu sự trợ giúp từ phía CIA. Chỉ vài tuần sau khi Colby đề nghị rút lui, Phó giám đốc CIA là Carter đã yêu cầu Ban chỉ huy kế hoạch (DDP) thuyết phục Colby cùng Ban giám đốc CIA “làm tất cả có thể và hỗ trợ tối đa” cho MACV. Thế nhưng, việc CIA có thể và đã làm được gì vẫn còn là một “ẩn số”.

Không nhìn thấy tương lai trong kế hoạch Bắc tiến, CIA quyết định “đem con bỏ chợ”. Sự căng thẳng giữa việc cân nhắc chiến lược song song với đảo ngược tình thế ở miền Nam Việt Nam, nơi lực lượng Việt Cộng đang trỗi dậy mạnh mẽ, đã khiến mọi nỗ lực của Mỹ trở thành “dã trang xe cát biển Đông”. Dưới con mắt của các nhà hoạch định chính sách Mỹ, kế hoạch “cài đặt lối đen vào miền Bắc” mang tính giả thiết nhiều hơn là thực tế. Và sự khác biệt giữa chương trình của CIA và kế hoạch của Lầu Năm góc đã góp phần đem lại thắng lợi cho quân đội Việt Nam.

No comments:

Post a Comment