Thursday, July 2, 2009

Tài Liệu và Hình Ảnh của Việt Cộng


Lực lượng truy lùng gián điệp biệt kích tỉnh Sơn La, bắt nhanh, gọn số gián điệp biệt kích ngay khi chúng vừa tiếp đất

Trạm cảnh giới thuộc bản Hỳ, xã Phiêng Ban phát hiện tiếng máy bay, lập tức kẻng báo động. Bà con khẩn trương tiến vào những vùng nghi vấn. Ngay trong đêm đó, máy bay địch thả biệt kích xuống cao điểm 828 đã bị lực lượng bao vây tóm gọn. Toán biệt kích có tên Castor nhảy dù xuống bản Hỳ đã nhanh chóng được đưa về trung tâm chỉ huy. Tên Castor đã bị lực lượng an ninh dùng phương án “dùng người của địch, phương tiện của địch để đánh lại địch”.



Toán gián điệp - biệt kích "BooNe" nhảy dù xuống Môn Sơn, Con Cuông bị Công an Nghệ An bắt ngày 29/7/1964

Toán gián điệp, biệt kích "Atila" nhảy dù xuống xã Thanh Tùng, Thanh Chương bị Công an Nghệ An bắt ngày 10/5/1964

Toán gián điệp, biệt kích Mỹ nhảy dù xuống Kỳ Sơn bị Công an Nghệ An bắt (tháng 6/1970)

“An ninh Việt Nam còn trên tài cả CIA”

(ANTĐ) - Đó là lời khẳng định của SedgWich Tourison - một cựu điệp viên CIA làm việc tại chi nhánh Sài Gòn những năm 1960-1970.

Trong cuốn “Đội quân bí mật - cuộc chiến bí mật” Tourison viết: “Những điệp viên của chúng ta đã bị đón lõng trước khi họ được tung vào miền Bắc. Bất cứ bằng đường không, đường bộ, đường biển, ở những nơi hẻo lánh hoặc khu vực dân cư, dù ban ngày hay ban đêm... họ luôn được những người trên đất liền chờ đón.

Nếu có điệp viên nào may mắn trót lọt, thì có thể đặt câu hỏi liệu có phải là họ thả lỏng do không cần phải làm gì nữa vì họ đã biết tất cả mọi điều rồi”.

Âm mưu và hoạt động của gián điệp biệt kích giai đoạn 1961-1973 diễn biến hết sức phức tạp. Khi quân đội Pháp chuẩn bị rút khỏi nước ta, cơ quan gián điệp biệt kích hỗn hợp nhảy dù của họ có ý định cài lại ở các vùng núi phía Bắc, đặc biệt là vùng Tây Bắc, để sử dụng lực lượng này làm nòng cốt cho các tổ chức phỉ.

Lợi dụng tình hình đó, Mỹ tăng cường tung gián điệp vào các tỉnh miền núi phía Bắc để móc nối cơ sở, thực hiện âm mưu đánh sau lưng ta. Những cuộc bạo loạn của phỉ đã xảy ra ở vùng Tây Bắc, đe dọa trực tiếp đến an ninh chính trị trên đất nước ta...

Trung tướng Trịnh Lương Hy - quyền Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh tặng hoa cho ông Trần Triệu - nguyên Giám đốc CA, nhân chứng tham gia chống biệt kích gián điệp khu Tây Bắc

Chuyên án PY27

Tây Bắc và vùng phụ cận giữ vai trò hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh chống biệt kích, gián điệp, bởi hầu hết các toán ra miền Bắc bằng đường không đều nhằm vào khu vực này. Đây là vùng chiến lược huyết mạch nối liền giữa Trung Quốc và Việt Nam được chúng cho là hệ thống kho tàng dự trữ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Lợi dụng sự thật thà của đồng bào dân tộc thiểu số, chúng dụ dỗ tuyển mộ huấn luyện để phục vụ cho việc phá hoại đất nước ta. Đây là âm mưu vô cùng xảo quyệt của cơ quan tình báo địch vì những bà con bị chúng dụ dỗ đều là người địa phương thông thuộc địa hình, thân tộc.

Trước tình hình khó khăn và phức tạp đó, Trung ương Đảng đã có Chỉ thị 20-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Đối phó toàn diện với âm mưu hoạt động gián điệp của Mỹ ngụy và bè lũ tay sai ra phá hoại miền Bắc”. Chỉ thị nêu rõ: “Phòng phải đi đôi với chống, vai trò của cấp chính quyền cơ sở là hết sức quan trọng, có vị trí chiến lược. Công tác phòng chống biệt kích là một bộ phận của cuộc đấu tranh chống phản cách mạng và ngành Công an phải là nòng cốt giúp cấp ủy trong công tác này”.

Trước đó, công tác cảnh giới đã được Công an và quân đội thực hiện một cách nghiêm ngặt, thiết lập hệ thống truyền tin liên hoàn đến tận vùng xa xôi hẻo lánh. Cán bộ chiến sĩ Công an hướng dẫn trực tiếp bà con cách thức nhận diện người khả nghi, dấu vết lạ, cách thức liên lạc khi nghi vấn...

Núi rừng Tây Bắc thời kỳ chống biệt kích ngày đêm không ngớt tiếng tù và, tiếng kẻng, tiếng mõ... hừng hực khí thế xung trận.

Lực lượng truy lùng gián điệp biệt kích tỉnh Sơn La, bắt nhanh, gọn số gián điệp biệt kích ngay khi chúng vừa tiếp đất

Trạm cảnh giới thuộc bản Hỳ, xã Phiêng Ban phát hiện tiếng máy bay, lập tức kẻng báo động. Bà con khẩn trương tiến vào những vùng nghi vấn. Ngay trong đêm đó, máy bay địch thả biệt kích xuống cao điểm 828 đã bị lực lượng bao vây tóm gọn. Toán biệt kích có tên Castor nhảy dù xuống bản Hỳ đã nhanh chóng được đưa về trung tâm chỉ huy. Tên Castor đã bị lực lượng an ninh dùng phương án “dùng người của địch, phương tiện của địch để đánh lại địch”.

Castor là toán đầu tiên và giữ vai trò đặc biệt quan trọng cho các chuyên án tiếp theo của lực lượng An ninh Việt Nam. Những tin tức tình báo từ chuyên án PY27 mà lực lượng an ninh ta khai thác được không chỉ có giá trị trên mặt trận Tây Bắc mà còn vô cùng quan trọng đối với miền Bắc lúc đó...

Mở đầu chuyên án PY27 năm 1961 đến năm 1973, lực lượng an ninh ở miền Bắc đã đấu tranh được 27 chuyên án biệt kích bằng “dùng người của địch, phương tiện của địch, đánh lại địch” trong đó 2/3 chuyên án ở vùng núi Tây Bắc...

Chủ động xây dựng thế trận, chuẩn bị chiến trường, nắm tình hình kỹ càng nên từ năm 1961 đến 1973, lực lượng vũ trang và nhân dân miền Bắc đã đánh đuổi 75 toán biệt kích xâm nhập bằng đường biển, 175 toán xâm nhập qua đường biên giới, 103 toán xâm nhập bằng đường không bắt 885 tên gián điệp và biệt kích thu hàng trăm tấn vũ khí hiện đại nhất lúc đó. Các trung tâm điều khiển chỉ huy của địch phải hoạt động dưới sự sắp đặt của lực lượng An ninh Việt Nam.

Cuộc gặp mặt đầy cảm động của những chiến sĩ An ninh

Trung tướng Trịnh Lương Hy - quyền Tổng Cục trưởng Tổng Cục An ninh: “Vận dụng sáng tạo quan điểm của Đảng và chiến tranh nhân dân trong phòng chống gián điệp biệt kích là bài học lịch sử sâu sắc luôn mang tính thời đại. Sự đồng tâm hiệp lực giữa Công an và quân đội với sự giúp đỡ tận tình của nhân dân Tây Bắc đã tạo thành thế trận vững chắc buộc địch phải thất bại.

Công an đã phát huy cao độ tinh thần sáng tạo và quyết tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược. Tinh thần sáng tạo được thể hiện qua những chuyên án, sinh động như cách “dùng người của địch, phương tiện của địch đánh lại địch”. Đó là bài học có giá trị trong mọi bối cảnh để đảm bảo an ninh vùng Tây Bắc nói riêng và trên đất nước ta”.
Chiến công đầy ý nghĩa đó của lực lượng An ninh Việt Nam đã trở thành nghệ thuật trên lĩnh vực nghiệp vụ giữ gìn an ninh quốc gia. Kể từ những ngày gian khổ đấu tranh chống kẻ phá hoại đất nước, đến nay đã trải qua 46 năm, những người chiến sĩ an ninh, những nhân chứng tham gia chống gián điệp biệt kích trên địa bàn Tây Bắc thời kỳ chống Mỹ cứu nước năm xưa lại có cuộc hội ngộ thật tình cảm, lại có những giây phút cùng đồng đội “ôn cố tri tân”.

Mới 6h sáng 4-7-2007, Hội trường Nhà văn hóa tỉnh Sơn La đã đông nghịt người. Họ là những chiến sĩ an ninh tham gia chống gián điệp biệt kích trên vùng Tây Bắc năm xưa...

Những câu chuyện luồn rừng, vượt lũ, chuyển lán, chạy bộ... được họ nhắc lại như chỉ mới ngày hôm qua. Có những người bạn - người đồng đội ở mãi trong Huế cũng ngược lên Tây Bắc để gặp đồng đội.

Ông là Trần Xuân Lộc, cán bộ điện đài năm xưa, nay đã bước sang tuổi 78. Tuy sức khỏe không được tốt nhưng ông vẫn cố gắng trở về chiến trường xưa để gặp bạn, ngắm lại vùng đất trập trùng, nơi biên cương của Tổ quốc. “Tôi tham gia từ năm 1961 đến năm 1968. Ngày đó, vùng này núi cao rừng rậm đi lại vô cùng khó khăn. Mùa hè mưa rừng rả rích, nắng nóng oi ả.

Mùa đông lạnh cắt thịt mà anh em không ai dám đốt lửa sưởi ấm. Gian khổ vậy nhưng chúng tôi thương nhau như ruột thịt một nhà” - ông Lộc tâm sự. Còn ông Nguyễn Tuấn - nguyên cán bộ trinh sát khu Tây Bắc bộc bạch: “Tôi không biết nói gì hơn, chỉ biết cảm ơn lãnh đạo Tổng cục An ninh đã tổ chức cuộc gặp mặt đầy ý nghĩa này”.

No comments:

Post a Comment