Những Chiến Sĩ chiến đấu bảo vệ Miền Nam đã và đang tiếp tục chiến đấu cho Việt Nam Tự Do
Tuesday, June 30, 2009
Chiến Tranh Ngoại Lệ 8
(Bài 8)
Ngày 20 tháng Giêng năm 1965, dưới ánh trăng một chiếc C-123 mầu xám không phù hiệu cắt ngang không phận phía tây tỉnh Lai Châu. Bay vòng trên bầu trời nơi hướng bắc long chảo Ðiện-Biên-Phủ, phi hành đoàn Ðài Loan trông thấy lửa đốt sáng trong khu rừng ở dưới đất đúng theo hình dáng trong mật hiệu. Toán biệt kích bốn người nhẩy ra khỏi phi cơ, chiếc C-123 bay qua Lào rồi hướng về nam.
Những quân nhân biệt kích vừa nhẩy xuống vùng Lai Châu là toán đầu tiên đơn vị
SOG thả xuống trong năm 1965 tăng cường cho toán Remus đã nằm vùng trước đó
Tình hình biến đổi, toán Remus nhận được lệnh đổi sang công tác phá hoại. Toán
Remus trước đây chỉ được huấn luyện lấy tin tình báo, cũng như không đem theo 'đồ
nghề' để 'làm chuyện phá hoại' do đó SOG thả xuống tăng cường cho Remus hai 'sư phụ' ngày 10 tháng Tám năm 1963. Cả hai tay tổ đều thuộc sắc tộc Tày nên dễ làm việc với Remus, duy trì đặc tính của toán biệt kích. Ba tháng sau, toán báo cáo đã rải mìn con đường chính hướng tâynam Ðiện-Biên-Phủ chạy qua đất Lào.
Sau khi CIA bàn giao các toán biệt kích cho đơn vị SOG trong tháng Giêng năm 1964,
phá-hoại là nỗ lực chính trong kế hoạch 34A. Ngày 23 tháng Tư, SOG thả thêm ba biệt kích sắc tộc Mường xuống tăng cường cho Remus. Trong tháng Tám, Remus báo cáo
phá xập thêm hai cầu nữa nơi phiá bắc thung lũng ÐiệnBiên-Phủ. Ðơn vị SOG thả
thêm bốn biệt kích sắc tộc Mường khác cho Remus.
Trong tháng Giêng 1965, SOG dự trù thả thêm chín biệt kích quân Việt-Nam xuống
tăng cường cho Remus. Nhóm này đem theo hỏa tiễn 4.5 inch nhỏ mới chế tạo đem qua chiến trường Việt-Nam. Toán Remus được lệnh dùng loại vũ khí mới này bắn vào phi đạo trong Ðiện-Biên-Phủ. Phi đạo này không quân Bắc Việt xử dụng như một căn cứ tiền phương. Ngày 20 tháng Giêng bốn biệt-kích quân Việt Nam nhẩy dù xuống nhập vào Remus, năm người khác cáo bệnh không đi. Công điện báo cáo về cho biết, một biệt kích quân bị gẫy chân lúc xuống đất, một bị ngã vỡ sọ chết.
Vài tháng sau, đơn vị SOG có vị chỉ huy trưởng mới, một huyền thoại trong ngànhLLÐB, đại tá Donald D. Blackburn. Trong năm 1965, không lực Hoa-Kỳ oanh tạc Bắc Việt với chiến dịch Rolling Thunder. Quân Lực Hoa-Kỳ yêu cầu oanh kích
đường mòn Hồ Chí Minh ngăn chặn đường tiếp vận chuyển quân của Bắc Việt vào chiếntrường miền nam. Ðể chỉ điểm cho các trận oanh kích, cơ quan MACV ra lệnh tổ
chức các toán biệt kích do Mũ-Xanh Hoa-Kỳ làm toán trưởng xâm nhập, dò thám hệ
thống đường mòn Hồ Chí Minh.
Kết quả cho thời gian còn lại của năm 1965, SOG tuyển thêm quân Mũ-Xanh và huấn
luyện họ chung với biệt kích quân Việt-Nam trong căn cứ Long Thành. Các cuộc hành
quân dò thám đường mòn trên đất Lào có tên là ShiningBrass. Ðơn vị SOG tiếp tục
tuyển mộ thêm tình nguyện trong QL/VNCH. Toán Romeo gồm năm quân nhân
lấy từ sư đoàn 2 bộ binh và năm dân sự. Toán mười người Romeo đã được huấn luyện
hơn một năm, có nhiệm vụ dò thám đường 103 chạy dọc theo vùng phi quân sự rồi đổ
vào hệ thống đường mòn HồChí-Minh.
Trong khi toán Romeo chuyẩn bị, SOG tìm phương tiện khác để thả toán biệt kích. Các phi công Ðài-Loan bay C-123 không phải là 'hạng nhất'. Nhờ trực thăng Air America cũng không nên, SOG là đơn vị thuần tuý quân sự chứ không phải CIA. Cuối
cùng họ xử dụng các phi cơ trực thăng H-34 của phi đoàn 219 (King Bee) VNCH. Mấy
tay phi công trong phi đoàn 219 có nhiều kinh nghiệm thả biệt kích và rất liều mạng làm người Hoa-Kỳ phải thán phục.
Bốn chiếc H-34 không phù hiệu được biệt phái ra Nha Trang trong tháng Mười 1965.
Nhiệm vụ bay cho hành quân Shining Brass, các phi công Việt Nam chứng tỏ khả năng
tài ba của mình. Trong nhiệm thả, thâu hồi các toán biệt kích Việt-Mỹ, các phi công
Việt-Nam được người Hoa-Kỳ công nhận là 'siêu' (superb). Cũng vì vậy SOG quyết định dùng H-34 đưa toán Romeo xâm nhập.
Sáng 19 tháng Mười Một, mười biệt kích trong kế hoạch 34A được đưa tới Khe-Sanh.
Lúc đó chưa nổi tiếng chỉ làmột căn cứ LLÐB nhỏ cách biên giới Lào-Việt sáu cây số, và cách vùng phi quân sự bốn mươi cây số. Ba giờ chiều toán Romeo lên ba chiếc trực
thăng H-34 và phát xuất từ Khe-Sanh. Chiếc bay đầu có ba biệt kích quân, sĩ quan
SOG, hai xạ thủ đại liên và một phi công phụ người Hoa-Kỳ. Người ngồi ghế phi công
trưởng là đại-úy Nguyễn-Phi-Hùng biệt danh 'Moustachio'. Phần còn lại của Romeo chia đều trên hai trực thăng H-34 khác. Ðại-úy Hùng bay đầu dẫn đoàn trực thăng bay về hướng bắc lẫn vào trong mây. Băng qua vùng phi quân sự, đến mục tiêu ông ta đáp thẳng xuống bãi đáp, ba biệt kích quân nhẩy ra. Hai chiếc kia xuống theo thả toán biệt kích Romeo rồi bốc lên cao bay về hướng nam. Chuyến thả biệt kích thành công.
Ðầu năm 1966, đơn vị SOG tin rằng mình có chín toán biệt kích nằm vùng nơi miền bắc, tổng cộng bẩy mươi tám người. Hai toán mới nhất Romeo thả tháng Mười Hai
1965 và toán Kern chín ngưòi nhẩy dù xuống gần đèo Mụ-Già trong tháng Ba 1966 và
đã liên lạc sau khi xâm nhập. Hai toán này có nhiệm vụ thâu thập tin tức tình báo theo
lệnh vị tư-lệnh lực-lượng Hoa-Kỳ vùng Thái-Bình-Dương(CINPAC). Ông ta tin rằng
Hà-Nội đang sửa lại những con đường dùng để chuyển quân, đồ tiếp vận vào miền
nam. Kết quả các toán biệt kích phải đếm số xe vận tải Molotova của địch di chuyển
trên đường. SOG nhìn nhận, lệnh-lạc cho các toán biệt kích đôi khi mơ-hồ không rõ
ràng.
Ðơn vị SOG cũng đã nhận thêm loại máy truyền tin mới Delco 5300 thay cho loại máy
cũ cồng kềnh RS-1 phải quay tay, máy Delco 5300 cũng có thể truyền tín hiệu Morse.
Phiá địch quân, Hà Nội tiếp tục gia tăng hệ thống phòng không làm cho các phi công Ðài-Loan 'lạnh cẳng' những lần bay thả đồ tiếp liệu. Lúc đó hai toán cần phải được tiếp tế, điệp viên Ares xâm nhập năm 1961 và toán Eagle sáu người nhẩy dù xuống phiá tây tình Quảng-Ninh tháng Sáu năm 1964. Hai toán này nằm gần thành-phố Hải-Phòng nơi có hỏa lực phòng không rất mạnh. Trong tháng hai 1965, SOG đưa ra kế hoạch thả tiếp tế cho toán Eagle, rồi Eagle sẽ chia cho Ares (làm một chuyến cho cả hai toán). Kế hoạch bị đình trệ nhiều lần. Hệ thống phòng không nơi Hải-Phòng đã có thêm hoảtiễn Sam. Nghe nói tới hỏatiễn Sam các phi công Ðài-Loan xanh mặt, từ chối bay.
Vẫn phải tiếp-tế cho họ, để tránh hoả lực phòng không, SOG tìm giải pháp khác dùng
loại phi-cơ bay nhanh hơn. Lúc này các phi-công Việt-Nam được để ý tới. Trong ba
phi hành đoàn được huấn luyện bay với cao độ thấp ở Florida năm 1964, một toán tử
nạn trong lúc huấn luyện, một toán bỏ cuộc. Toán thứ ba sau này bị loại vì bay tiếp tế nhiều lần không thành công.
Ðể lấy lại uy-tín, tướng Kỳ người đầu tiên bay thả biệtkích, cũng là người đầu tiên bay phi vụ oanh kích trongtháng Hai năm 1965. Ông ta cho phép xử dụng đơn vị nổi
tiếng của ông ta, phi đoàn 83 chiến-thuật biệt danh Thần-Phong bay những chiếc
Skyraider A-1G không phù hiệu. Phi đoàn này qui-tụ những phi công 'thượng hạng'
của KL/VNCH. Trong tháng Tư 1966, một đơn vị A-1G vượt tuyến bay thẳng đến
những ngọn đồi gần đường 103. Khi nhận được tín hiệu của toán Romeo trên mặt đất,
viên phi công thả hai quả bom Napalm, bên trong chứa đồ tiếp liệu cho toán biệt kích
trong kế hoạch 34A gồm quần áo, lương thực, đạn dược. Rồi đến phiên KL/HK tiếp
tay. Phi-đoàn tác-chiến 366trong phi trường Ðà-Nẵng dùng phản lực F-4 Phantom
thả tiếp tế cho toán Eagle nơi phiá tây tỉnh Quảng-Ninh. Người Hoa-Kỳ chuẩn bị kỹcàng hơn, một phi tuần F-4 tấn công một mục tiêu gần đó, rồi hai chiếc F-4 tách ra bay về hướng khác, họ bay cách mặt đất chừng mười sáu thước, khi trông thấy tín hiệu của toán biệt kích Eagle, hai phi công thả những trái bom Napalm chưá đồ tiếp liệu. Toán biệt kích báo cáo thâu hồi đầy đủ.
Nhờ những trận oanh kích nơi miền bắc, đơn vị SOG nhận được máy bay C-130 cho
những hoạt động bí mật. Trường hợp bị rơi ngoài bắc, người Hoa-Kỳ sẽ chối là
thuộc KL/HK. Phi hành đoàn C-130 sẽ được huấn luyện đặc biệt trong căn cứ không quân Pope, tiểu bang North Carolina. Ðến mùa hè, SOG nhận thêm bốn chiếc MC130,
gắn thêm 'râu' trước mũi để bốc toán biệt kích theo kiểu điệp viên James Bond
007 (Fulton Skyhook extraction system).
Tháng Mười, bốn chiếc MC130 đến Nha-Trang dưới danh hiệu phi-đoàn Vận-Chuyển
314, nhưng họ chỉ nhận lệnh từ đơn vị SOG. Sau những lần bay thực tập, họ ra miền bắc thả truyền đơn và sẵn sànglàm việc. Ðêm Noel họ làm 'cú' đầu tiên, thả hai biệt kích nhẩy dù xuống tăng cường cho toán Tourbillon. Phi công trưởng Leon Franklin kể lại 'Chúng tôi cất cánh từ Nha-Trang, bay dọc theo biểnngang qua Ðà-Nẵng rồi vào
đất liền. Phi hành đoàn gồm có hai phi-công, một cơ khí viên, hai sĩ quan định hướng,
thêm một phi công thứ ba đọc bản đồ'. Khi chiếc máy bay đến mục tiêu, viên phi công
trưởng Franklin để ý tìm tín hiệu, không thấy gì hết. Họ bay trở lại, lần này trông thấy
lửa đốt lên ở dưới theo hình chữ L. Ðúng mật hiệu, hai biệt kích quân nhẩy ra, chiếc phi cơ vòng lại bay về hướng nam.
Ðơn vị SOG vẫn tiếp tục tìm đủ mọi phương tiện để tăng hiệu năng hoạt động. Các phi công Việt-Nam lái H34 rất có khả năng và thành công trong việc thả toán Romeo trước đây, tuy nhiên SOG thích loại trực thăng CH3 của KL/HK. Chiếc CH-3 mới trên chiến trường Việt-Nam, có khả năng bay nhanh hơn và chở nhiều hơn chiếc H34. Trong tháng Mười năm 1965, tám chiếc CH-3 đến Nha-Trang trong phi đoàn 20
Trực Thăng. Tháng Tư năm sau, sáu chiếc biệt danh Pony Express thuyên-chuyển qua
căn cứ không quân Nakhon Phanom bên Thái-Lan. Toán biệt kích đầu tiên xâm
nhập bằng CH-3 là toán Hector, toán này chia làm hai toán nhỏ. Hector-A sẽ xâm
nhập bắc Việt-Nam lập điạ điểm dò thám đường. Toán Hector-B sẽ xuống sau, nhiệm
vụ liên lạc với dân điạ phương. Ngày 22 tháng Sáu, mười lăm biệt kích trong toán
Hector-A lên đường qua Nakhon Phanom. Nhiệm vụ của họ thăm dò đường số 137
sát biên giới Lào-Việt, đường này lớn, chạy ngang qua đèo Ban Karai vào đường mòn
Hồ-Chí-Minh. Toán Hector gồm toàn quân nhân Việt-Nam tuyển từ các đơn vị trong
QL/VNCH, trưởng toán là đại-úy Nguyễn-Hữu-Luyện, người có cấp bậc cao nhất
trong các toán biệt kích nhẩy bắc. Hector-A không đợi lâu bên Thái-Lan, họ lên hai chiếc CH-3 đang đợi sẵn. Hai trực thăng Pony Express bay xuyên qua đất Lào, xâm nhập không phận tỉnh Quảng-Bình. Khi mặt trời sắp lặn, họ đến bãi đáp, các biệt kích đẩy thùng đồ tiếp liệu của họ xuống trước rồi nhẩy xuống.Ít lâu sau, toán Hector báo
cáo đã đến vị trí an toàn. Toán Hector-B tiếp theo, qua Thái-Lan ngày 23 tháng Chín.
Như lần trước, xuống bãi thả, các biệt kích trong toán Hector-B biến mất vào rừng,
sẽ nhập lại với toán Hector-A. Trong Saigon, SOG đợi điện văn của Hector-B nhiều hôm không thấy họ lên máy. Khi SOG chất vấn Hector-A, được trả lời rằng không tìm thấy mười một quân nhân trong toán Hector-B. Không màng tới chuyện Hector-B bị mất tích, SOG chuẩn bị cho thả toán kế tiếp. Toán Samson tám người gồm đủ sắc tộc
thiểu số. Họ sẽ được trực thăng CH-3 đưa đến sát biên giới Lào-Việt rồi xâm nhập
bộ qua biên giới đến đèo Tây-Trang nơi hướng nam ÐiệnBiên-Phủ. Nhiệm vụ cho toán Samson là dò thám đường số 4, con đường tiếp vận cho các đơn vị cộng-sản hoạt động vùng bắc Ai-Lao. Ngày 5 tháng Mười, trực thăng CH-3 chở toán biệt kích
Samson cất cánh từ Nakhon Phanom bay về hướng bắc, ghé một trạm CIA trên đất
Lào lấy thêm nhiên liệu rồi tiếp tục bay đến mục tiêu thả toán biệt kích. Toán Samson
gửi tín hiệu về Saigon ngay tức khắc, chứng tỏ họ thành công.Ðơn vị SOG đợi ba tháng
sau thả toán Hadley gồm mười một quân nhân Việt-Nam. Cũng như Samson, toán biệt kích sẽ được thả gần biên giới rồi xâm nhập bộ vào miền bắc. Toán Hadley có nhiệm vụ dò thám đường số 8, đường này sẽ qua đèo Nape rồi chạy qua Lào. Thêm vào đó, toán sẽ đặt máy thăm dò chấn động trên đường. Cơquan CIA đã thử máy bên Lào. Máy này có thể phân biệt chấn động do người hoặc xe cộ di chuyển. Toán Hadley
sẽ phải thâu thập dữ kiện về xe cộ lưu-thông gửi về Saigon.
Ngày 26 tháng Giêng 1967, toán Hadley được đưa quaNakhon Phanom. Ði theo có
đại-úy Nguyễn-Văn-Vinh bí danh Marc. Hai chiếc CH-3 bay ngang qua tỉnh Khammouane đến gần biên giới. Mặt trời lặn thật nhanh, chiếc CH-3 dẫn đầu đáp
xuống một bãi trống, các biệt kích quân trong toán Hadley nhẩy ra. Chiếc trực thăng ngóc đầu bay lên, vòng lại hướng về phiá nam. Khi chiếc trực thăng lên được cao độ, Marc nhìn ra cửa sổ máy bay. Ngay tức khắc tim ông ta đập mạnh, bên kia đồi chỗ vừa thả toán biệt kích là một con đường đất. Khi được thuyết trình hành quân, trong tấm không ảnh không có con đường đất. Họ đã xuống lầm bãi! Chiếc CH-3 thứ hai bay theo cũng phát giác ra chuyện đó, báo cáo ngay tức khắc. Chiếc trực thăng thả biệt kích quay trở lại, Marc và quân nhân chuyển vận Việt Nam chạy ra khỏi trực thăng vào bià rừng kêu gọi toán biệt kích. Họ gọi tên từng người, không ai trả lời, tất cả đã biến mất hút vào rừng.
Trở lại Nakhon Phanom, Marc ngồi bên cạnh thùng đồ ăn cho toán biệt kích để sẵn ra
đi tiếp tế. Bốn mươi tám giờ trôi qua, Hadley vẫn biệt tăm.Trở lại Ðà-Nẵng, đại-úy Vinh ngồi sau chiếc khu trục cơ A-1 do phi công Việt-Nam lái. Trong hai ngày kế tiếp, họ bay ba lần ngang qua điểm hẹn với toán Hadley, hy vọng thấy tấm Pa-nô báo nguy hoặc tín hiệu của toán biệt kích. Tất cả hoài công. Hai hôm sau, Marc nhận được điện thoại của đại-úy Calisto từ Saigon gọi ra cho biết CIA bắt được công điện của Bắc Việt cho biết, địch đã phát giác toán biệt kích gần đèo Nape. Như vậy Hadley đãnằm trong tay Bắc Việt. Ðiều này đúng không? Mười tám ngày sau, Hadley lên máy báo
cáo, toán chạm địch vẫn còn đang lẩn tránh. Ðiều này gây nên cuộc tranh luận trong
Saigon, đơn vị SOG tổ chức toán Voi nhẩy xuống điều tra. Bốn biệt kích trong toán được trang bị ống nhòm cực mạnh và máy chụp ảnh xa (tele camera), họ được lệnh nằm lại, chụp ảnh bất cứ người nào lấy thùng tiếp liệu thả cho toán biệt kích Hadley. Ðiều này sẽ chứng minh toán Hadley đã bị bắt hay chưa.
Ngày 18 tháng Mười, Marc đi theo thả toán Voi trên chiếc MC-130. Ðến Hà-Tĩnh, toán biệt kích nhẩy ra khỏi phi cơ.Ðại-úy Vinh (Marc) đã dặn toán Voi khi xuống tới đất phải báo cáo ngay. Toán Voi biến mất luôn, không một lời báo cáo. Trong tháng Mười 1966, hiệu thính viên toán Romeo gửi về một điện văn ngắn 'Romeo đã bị bắt'. Tháng Mười Hai, Hà-Nội thông báo vụ bắt được và đem xử toán Kern, chín quân nhân biệt kích ngẩy xuống đèo Mụ-Già. Toán này xâm nhập từ tháng Ba, lần cuối cùng liên lạc tháng Chín. Trong tháng Ba1967, Hà-Nội thông báo tiếp về vụ toán Samson, toán này mất liên lạc từ ba tháng trước. Tháng Sáu đến phiên toán Hector-A lên đài Hà-Nội, bị khép vào tội gián-điệp. Cuối cùng lên đài là toán Bell.
Theo tài liệu 'How American Lost the Secret War in North Vietnam', Kenneth Conboy,
Dale Andradé, United Press, 2001.
Bạch-Hổ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment