Những Chiến Sĩ chiến đấu bảo vệ Miền Nam đã và đang tiếp tục chiến đấu cho Việt Nam Tự Do
Tuesday, June 30, 2009
Chiến Tranh Ngoại Lệ / Trận Chiến Bí mật
Trận Chiến Bí Mật - NKT/TTM Trang 9
Năm 1957, chính quyền Eisenhower tài trợ cho một chương trình bí-mật. Phối hợp giữa cơ quan Trung-Ương Tình-báo CIA và bộ Quốc- Phòng Hoa-Kỳ giúp đỡ việc thành-lập một đơn-vị Lực- Lượng Ðặc-Biệt cho Nam Việt- Nam. Ðơn-vị này tên là LiênÐoàn Quan-Sát số 1, âm-thầm xâm-nhập vào hàng ngũ quân du-kích cộng-sản. Ðể bảo mật, Liên-Ðoàn Quan- Sát số 1 do một ban tình báo trong bộ quốc phòng, ban Nghiên-Cứu điều hành. Ban này có hai thay đổi, thứ nhất đổi tên là Phòng Liên-Lạc Phủ Tổng- Thống, dưới sự theo dõi trực tiếp của tổng-thống Diệm. Thứ hai, trung-tá Lê-Quang-Tung được chỉ định làm trưởng phòng Liên- Lạc. Năm 1958, cơ-quan CIA tại Saigon, thành lập ban ngoại-vụ để làm việc với phòng Liên-Lạc Phủ Tổng-Thống.
Trưởng ban là Russell Miller dưới danh hiệu ngoại-giao, ông ta để ý trung-tá Tung chọn mười hai nhân viên cho đơn vị mới. Mười một sĩ quan trẻ thiếu-úy hoặc trung-úy, dưới quyền đại-úy Ngô-Thế- Linh, người đã làm việc 5 năm ngoài Ðà-Nẵng. Trong tháng Mười Một, mười hai người được đưa qua Saipan. Họ được cơ-quan CIA huấn luyện hai tháng về nhiều môn, tình-báo tác-chiến, phương-thức phá-hoại và điều-khiển đường giây tình-báo. Trở về Saigon vào cuối năm, đại-úy Linh được chính thức bổ nhiệm làm trưởng phòng Bắc Việt (bí-danh phòng 45) trong phòng Liên-Lạc Phủ Tổng-Thống. Chỉ có hơn chục người, trong những tháng kế tiếp, phòng 45 lo việc huấn luyện thêm nhân viên. Ðến giữa năm 1959 một nhóm năm sĩ-quan khác được đưa qua Saipan thụ huấn khóa huấn luyện nắn sáu tuần lễ. Sau đó ít lâu, cơ-quan CIA cử nhân viên qua Saigon huấn luyện hai lần, mỗi lần khoá huấn luyện kéo dài mười hai tuần lễ. Lần này chương trình huấn luyện nhằm vào những sĩ quan trẻ sinh quán nơi miền Bắc và gốc người thiểu-số. Trong khi việc huấn luyện kéo dài đến cuối năm 1959. Phòng 45 phác-họa kế hoạch đầu tiên, họ tìm cách xâm nhập vào một hậu phương mà địch kiểm soát rất chặt chẽ gần năm năm. Cơ quan CIA biết rõ trở ngại của phòng 45.
Trước đó năm 1951- 1953, họ cho xâm nhập 212 điệp viên Tầu vào Hoa-Lục, một nửa bị giết, nửa khác bị bắt. Trên đất Hàn quốc, kết quả cũng tương tự. Phòng Liên-Lạc phủ Tổng Thống trao trách nhiệm cho trung-úy Ðỗ-Văn-Tiên bí danh Francois gửi một điệp-viên đơnđộc (singleton) ra ngoài Bắc. Francois tìm được một người có khả năng là Phạm-Chuyên, đã từng là đảng viên trong tỉnh Quảng-Ninh bị vợ bỏ, ông ta di cư vào miền nam. Mới đầu Phạm-Chuyên từ chối làm việc, mặc dầu trung-tá Lê-Quang- Tung đã cho đàn em theo dõi, dụ dỗ sáu tháng. Trung-úy Tiên (Francois) cộng tác với một nhân viên CIA là Edward Reagan tìm cách thuyết phục Chuyên, sau hơn sáu tháng Phạm Chuyên nhận lời. Người điệp viên mới được đưa ra Nha-Trang để qua kỳ trace nghiệm tâm-lý. Chuyên đạt được điểm xuất sắc, sau đó qua hai kỳ khảo nghiệm (test) nữa, một ở Saigon và ở Nha-Trang. Tiếp theo là phần huấn luyện cho Chuyên sáu tháng về ngành truyền-tin. Trong khi Chuyên được huấn luyện, trung-úy Tiên và Reagan bận rộn phác-hoạ kế hoạch gửi người điệp viên trở ra ngoài bắc. Chuyên sẽ nằm vùng dài hạn trong tỉnh Quảng-Ninh, một tỉnh ngay bờ biển, nơi Chuyên rất rành-rẽ, cho Chuyên xâm nhập bằng đường biển là điều hợp lý. Hai chuyên viên ình báo bay ra Ðà-Nẵng tìm địa điểm phát xuất, họ thuê một biệt thự có tường cao bao quanh làm căn cứ. Tất cả những hoạt động của họ từ đó trở về sau có mật hiệu là Pacific (Thái-Bình- Dương).
Trước khi Chuyên được gửi đi, Phòng 45 quyết định kế hoạch ngắn hạn, thả điệp viên qua vùng phi quân-sự, dọc theo vĩ tuyến 17. Người được tuyển chọn cho kế hoạch này là một người theo đạo công giáo, quê ở Hà-Tĩnh tên là Vũ-Công-Hồng. Hồng được huấn luyện nhanh chóng và đưa ra Huế sống trong một căn nhà an-toàn. Trong nhà có thêm hai sĩ-quan trẻ thuộc phòng Liên-Lạc Phủ Tổng-Thống là Phạm-Văn-Minh và Trần-Bá- Tuân, cả hai đều đã được huấn luyện ở Saipan. Hai người có bí danh là Michael và Brad. Họ làm việc với nhân viên CIA David Zogbaum. Cũng như Francois (tr/u Tiên), Reagan trong Ðà-Nẵng, các hoạt động phát xuất từ Huế có mật hiệu là Atlantic (Ðại-Tây-Dương). Vũ-Công-Hồng mang bí danh là Hirondelle đã sẵn sàng ra đi. Thiếu-tá Trần-Khắc-Kính nhân vật thứ hai trong phòng Liên- Lạc PTT, có mặt trong lúc thả điệp viên Hirondelle qua sông Bến-Hải. Qua sông, Hirondelle biến mất vào màn đêm và trở lại miền nam vài tuần sau.
Mặc dầu chỉ cho biết tin tức về đường đi nước bước, hệ thống an-ninh nơi miền Bắc, người điệp viên làm cho phòng 45 phấn khởi. Hai tháng sau chuyến đi của Hirondelle, Chuyên đã sẵn-sàng sau một năm huấn luyện. Sứ mạng của Chuyên khác với Hirondelle. Chuyên sẽ thu-thập tin tức tình báo, tuyển mộ thêm điệp viên và sẽ nằm vùng trong nhiều năm. Theo kế-hoạch (vỏ bọc / ngụy trang) Chuyên sẽ trở nên một người đánh cá ở Cẩm-Phả, một làng nhỏ gần vịnh Hạ- Long. Ðó cũng là quê của Chuyên trước năm 1958, sự trở về của Chuyên có thể bị lộ, tuy nhiên ông ta còn có gia đình, anh em, vẫn hy vọng được che chở. Phạm-Chuyên đã sẵng sàng ra đi với bí danh Ares. Ðầu tháng Tư năm 1961, Ares lên tầu Nautilus I rời Ðà-Nẵng theo chuyến hải hành hai ngày về phiá bắc. Gặp thời tiết xấu, chiếc Nautilus I phải quay trở về bến. Vài hôm sau, thời tiết trở nên tốt, điệp viên Ares lại lên đường.
Cả hai Francois và Reagan ra bến tầu tiễn Ares, Francois nhớ lại 'Tôi chúc anh ta đi may mắn'. Ðiệp viên Ares không nói một lời nào. Bầu trời xanh, biển lặng, chiếc Nautilus I lặng lẽ xâm nhập vào vùng biển Quảng-Ninh, sau đó Ares chèo xuồng nhỏ đổ bộ lên bờ. Ðịa điểm đổ bộ gần Cẩm- Phả, Ares đem đồ tiếp vận lên bờ rồi dấu hai máy truyền tin. Nhiệm vụ đầu tiên, anh ta phải tuyển mộ thêm một người để giúp đỡ trong việc xử dụng máy truyền tin. Phòng 45 đã rõ điều này nên sẽ chờ tín hiệu của Ares trong vòng nhiều tuần hoặc nếu không vài tháng. Không bị phát giác, có người trông thấy, người điệp viên lẻn về làng cũ, và vào thẳng căn nhà xưa của mình. Xum họp với gia đình, Ares thuyết phục người em Phạm-Ðộ. Miễn cưỡng, anh ta đi theo Ares ra bờ biển thâu hồi hai máy truyền tin. Họ đào hố chôn hai cái máy ở trong nhà.
Chuyến xâm nhập của Ares coi như thành công. Ngày 9 tháng Tư, mấy ngư dân khám phá ra chiếc xuồng nhỏ của Ares. Tiếp theo sau là những cuộc khám xét làng đánh cá do lực lượng an-ninh. Sau khi xác định không ai làm chủ chiếc xuồng nhỏ, cuộc khám xét lan tràn ra bãi biển, và công-an tìm ra hố chôn dấu hai máy truyền tin. Nghi ngờ điệp viên địch (miền nam) xâm nhập, viên chỉ huy lực lượng công an tỉnh Quảng Ninh thảo kế hoạch khám xét từng nhà, đặc biệt những nhà có người di cư vào nam, và những gia đình có liên hệ với chế độ thực dân trước đây. Không biết chuyện đó, Ares vẫn trốn trong một cánh rừng gần đó. Anh ta đem theo một máy truyền tin, nhờ người em quay máy (crank), điệp viên Ares gửi đi bức điện văn đầu tiên. Ðể tránh làn sóng bị giao thoa, Ares đánh tín hiệu từ bờ biển miền bắc Việt-Nam, vượt đại dương đến trạm Bugs, mật hiệu do cơ-quan CIA đặt cho trạm viễn thông ở Phi-Luật-Tân. Từ đó bản điện văn sẽ được tiếp vận, truyền đi đến cơ quan CIA tại Saigon.
Robert Kennedy, nhân viên CIA bước vào phòng 45 với bức điện văn trên tay vẫy-vẫy mừng rỡ nói lớn 'Thành công!'. Một phó bản bức điện văn của Ares được trình lên tổng-thống Diệm. Sau đó Ares gửi thêm hai mươi hai bản báo cáo nữa trong một thời gian gấp rút. Trong khi đó tại Quảng-Ninh, nhân viên phản-gián Bắc Việt dò làn sóng viễn thông để lấy những bản điện văn. Một cụ già cũng báo cáo cho công an rằng có người lạ tìm cách dấu mặt đang sống trong một căn chòi gần bãi biển. Cụ già nói thêm, có người trong nhà khoe một cây viết nguyên tử, vật ít thấy nơi miền bắc. Với những điều thâu thập, công-an theo dõi nhà của gia đình Phạm Chuyên. Ngày 11 tháng Sáu, giới thẩm quyền bắt giữ Phạm-Ðộ trong khi anh ta đem đồ tiếp tế vào rừng cho anh mình. Sáu ngày sau, họ khám phá ra máy truyền tin thứ hai chôn dấu trong nhà cùng với bản mật mã. (số phận người điệp viên Ares Phạm Chuyên ra sao???). Hà Nội có hai lựa chọn. Công bố vụ bắt được điệp viên Ares rồi đưa ra toà như nhóm Ðại- Việt trước đây, hoặc dùng Ares làm gián điệp đôi ép buộc Ares phải liên lạc thường xuyên với Saigon.
Ðúng 9 giờ sáng ngày 8 tháng Tám, Saigon nhận được điện văn của Ares sau gần hai tháng mất liên lạc. Với sĩ-quan an-ninh Bắc Việt bên cạnh, người điệp viên cắt nghĩa về sự vắng mặt của mình. Mẹ và em gái anh ta không đủ tiền nạp thuế nông nghiệp, do đó anh ta phải lánh mặt lên Hà-Nội tạm thời. Saigon tạm tin vào những điều báo cáo của Ares và đồng ý gửi tiếp tế cho Ares theo lời yêu-cầu của anh ta. Chiếc Nautilus I lại rời Ðà-Nẵng ngày 12 tháng Giêng năm 1962 đem đồ tiếp tế cho Ares. Chiếc này đến vịnh Hạ-Long không gặp trở ngại, sau đó tự nhiên mất liên lạc vô tuyến một cách bí mật. Phòng 45 lo ngại cho số phận chiếc Nautilus I cùng với thủy thủ đoàn, mặc dầu có sự nghi ngờ điệp viên Ares...
Có lẽ chiếc tầu gặp tầu tuần duyên của Bắc Việt khi đến gần bãi biển. Phòng 45 cho đóng chiếc tầu khác lấy tên là Nautilus 2. Chiếc này sẵng sàng vào tháng Tư cùng với thủy thủ đoàn tuyển mộ từ những người Bắc di cư và huấn luyện tại Ðà-Nẵng. Ngày 11 tháng Tư, chiếc Nautilus 2 rời Ðà-Nẵng ra Bắc hướng về vịnh Hạ-Long. Hai ngày sau ra đến ngoài khơi Quảng-Ninh. Sáu người trong nhóm mười bốn thủy thủ đoàn, xuống xuồng cao-su chở theo đồ tiếp vận cho Ares gồm bẩy hộp thiếc, và hai mươi ba hộp carton bọc trong bao plastic. Họ chèo xuồng đến một đảo nhỏ trong vịnh Hạ-Long, chất hàng lên đảo và lấy cây che đi.
Khi chiếc Nautilus 2 về đến Ðà-Nẵng an toàn, phòng 45 ăn mừng sự thành công của chuyến tiếp tế đầu tiên cho điệp viên Ares. Sau đó ngày 2 tháng Năm, họ gửi tín hiệu chỉ chỗ dấu hàng cho điệp viên Ares. Ít lâu sau,
Ares báo cáo đã thâu hồi đồ tiếp vận kể cả máy truyền tin cùng với máy chụp ảnh 35mm.
Theo tài liệu 'How America Lost the Secret War in North VietNam', tác giả Kenneth Conboy, Dale Andradé. United Press 2000.
Carrollton, ngày 10 tháng Ba năm 2001
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment