Thursday, November 29, 2012

Tìm hiểu sự thật về đường mòn Hồ Chí Minh trong cuộc chiến Ðông Dương II (1955-1975) (I)


Một năm sau ngày miền Nam bị cưởng chiếm , phái đoàn Bắc Việt do Trường Chinh đại diện và Ðảng Bộ Việt Cộng Miền Nam tức " Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam " ( dưới quyền Phạm Hùng ) , đã chính thức họp tại Sài Gòn - để khai tử cái Mặt Trận “ MA “ - được Hà Nội dàn dựng và khai sinh từ ngày 20/12/1960 , nhằm lường gạt dư luận thế giới và dân chúng trong nước , qua âm mưu thôn tính Việt Nam Cộng Hoà . Cũng từ đó (1976) - cái gọi là con đường huyền thoại Hồ Chí Minh - tức đường mòn Trường Sơn với bí danh 559A , là hành lang để Hà Nội dùng để chuyển tiếp liệu , quân dụng và người vào Nam , từ năm 1959 tới ngày 30/4/1975 , cũng bị Đảng Cộng Sản Việt Nam nhận chìm trong quên lãng .

Bắt đầu từ năm 1989 tới 1991 , đã có nhiều biến cố chính trị quan trọng xảy ra tại Ðông Âu . Ðó là việc các nước chư hầu , lần lượt từ bỏ xã hội chủ nghĩa , kéo theo sự sụp đổ và tan rã của Liên Bang Sô Viết . Ðể cứu đảng khi đã mất cái dù che của Nga , Việt Cộng lại ngả về Tàu , đồng thời mở khẩu đổi mới , trải thảm đỏ , mời Hoa Kỳ , Nhật và Tây Phương vào làm ăn buôn bán . Nhờ vậy lớp son phấn che kín bản mặt thật của đảng , dần hồi bị xói mòn , bởi các tệ trạng tham nhũng , cướp bóc nơi cửa quyền và nhất là sự kiện đảng công khai bán nước cho ngoại bang , hèn nhục để cho dân mình bị Tàu Cộng bắn giết trên biển mới xảy ra vào tháng 1/2005 , đã làm cho cả nước không còn hãi sợ và tin Việt Cộng , kể cả một số không ít trí thức khoa bảng Nam Việt Nam trước đây , từng tin đảng là chính nghĩa , làm cách mạng chỉ để giải phóng đất nước bị Mỹ-Ngụy kềm kẹp bóc lột .




Ðể bảo vệ đảng cũng như quyền lợi của chóp bu đang hồi tiến nhanh tiến mạnh , Hà Nội lai lùi một bước , quay về với chiến lược cũ rích năm nào . Ðó là dùng lịch sử để lường gạt đồng bào và việt kiều thêm lần nửa . Ðảng đem những huyền thoại trên trời dưới biển năm nao , ra hâm nóng lại tinh thần yêu nước là “ yêu nước xã hội chủ nghĩa “ của cán bộ đảng viên , đang bị phân hoá lung lay niềm tin tới tận gốc , vì dành ăn , tranh quyền và ganh tị lẫn nhau bởi “ trâu cột ghét trâu ăn “ . Ngoài ra , đảng cho trùng tu lại các di tích chiến tranh , như Ðịa đạo Vĩnh Mốc ( Vĩnh Linh-Quảng Trị ) , Củ Chi ( Hậu Nghĩa ) , cũng như tái tạo lại con đường mòn Hồ Chí Minh . Công tác trên vừa có tính cách xoa dịu tự ái của những đảng vỉên bộ đội già bị vắt chanh bỏ võ , sau khi tàn chinh chiến . Ðồng thời lần nữa lừa bịp cũng như móc túi bọn du khách ngoại quốc , trong đó có không ít Việt Kiều trí thức Miền Nam ngày xưa trốn quân dịch , nên có bao giờ biết cũng như nếm được mùi chiến tranh bom đạn , và đám da trắng giàu có đa sự . Bọn này rất muốn biết và nhìn tận mắt con đường mà Hoa Kỳ , nói là đã oanh tạc một số bom đạn , nhiều hơn số lượng đả sử dụng trong thời đệ nhi thế chiến nhưng vẫn không ngăn nổi người và quân dụng Bắc Việt vào Nam .

Việc đẻ ra kế hoạch “ mười năm du lịch 1995-2005 “ của Võ Văn Kiệt tại nghị định số 307 ngày 24/5/1995 , cũng là một trong những sự sao y bản chánh của Trung Cộng , vì thấy Ðặng tiểu Bình đã thành công , khi xây dựng các khu du lịch và công nghiệp tại Thẩm Quyến , Hải Nam , Thượng Hải.. Từ đó Hà Nội đã bất chấp thực tế , vẫn hồng hơn chuyên , bỏ hằng tỷ bạc ngân sách quốc gia , để xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất và thành phố Vạn Tưởng , tại Quảng Tín-Quảng Ngãi , trước sự mai mỉa cười chê của thế giới . Khắp nước nơi nào cũng tổ chức các tour du lịch , để hốt bạc và tuyên truyền bộ mặt son phấn mới của Việt Nam xã nghĩa . Ngay chốn khỉ ho cò gáy như miền giới tuyến năm nào trong tỉnh Quảng Trị , cũng có một tour du lịch , từ Cửa Việt lên tới Khe Sanh , Tà Cơn , Cầu Treo DakRong , ngã ba QL9 và đường mòn Hồ Chí Minh , gọi là The Demilitarized zone tour , thường viết tắt là DMZ . Mục đích để đảng quảng cáo các chiến lợi phẩm thời chiến tranh và cái gọi là nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn , mà theo thân nhân của người quá cố , trong hòm chỉ có cát-đất mà thôi .


Có đọc trường thiên ký sự “ Ðường đi không tới “ của nhà văn Việt Cộng hồi chánh là Xuân Vũ , hay đã làm lính Việt Nam Cộng Hoà , mới cảm nhận được cái ý vị khổ nhục cùng tận của cuộc chiến Ðông Dương lần II (1955-1975) , do Ðệ tam quốc tế Cộng Sản chủ xướng , qua vai trò tên lính tiền phương đánh mướn là Việt Cộng . Trong cuộc chiến vô nghĩa phi lý này , mặt trận tại Trường Sơn , đã là mồ chôn hằng vạn tử sĩ của cả hai phía . Những địa danh như Dốc pháo cụt , Ðồi không tên , Sông A-Vương , Lũng Giằng , Khe Sanh , Dakto , A-Shau , Ia-Drang , Pleime , Ðức Cơ..... ra tận miền Bắc , càng lúc càng trở nên khốc liệt , khi nó chính thức trở thành con đường chiến lược để Bắc Việt xâm lăng Việt Nam Cộng Hoà . Suốt thời gian chiến tranh , Võ Nguyên Giáp qua tư cách Ðại Tướng tổng tư lệnh quân đội Việt Cộng , đã từng tuyên bố với báo chí quốc tế , là hắn sẽ đốt rụi Trường Sơn , dù phải đem giết hết thanh niên nam nữ miền bắc . Cho nên không lạ khi thấy Xuân Vũ nói “ mạng người lá rụng “ , để viết về thảm kịch Ðường Ði Không Tới, của một số cán binh bộ đội hồi kết năm nào .

Tháng 11-1997 , Võ Nguyên Giáp khoe thành tích Bát Quái Ðồ , tức là đường Trường Sơn 559 , do Ðinh Ðức Thiện và Ðồng Sĩ Nguyên lần lượt chỉ huy suốt cuộc chiến từ 1960-1975 . Ngày xưa thế giới đui mù vì bị bọn trí thức khoa bảng , cha-sư , miền nam tuyên truyền lật lọng , nên chẳng bao giờ thấy được hình ảnh bộ đội Cộng Sản “ sinh bắc tử nam “ , khi ồ ạt vượt vĩ tuyến 17 , vào đường mòn Hồ Chí Minh , để tấn công cưỡng chiếm Miền Nam thanh bình no ấm , như họ đã thấy tại bán đảo Triều Tiên , vào tháng 6/1950 , qua cuộc chiến Cao Ly . Nhưng biết sớm hay muộn cũng giống nhau , vì ngày nay trên khắp nẻo đường Trường Sơn năm củ , từ Bắc Việt vào tới Phước-Bình Long , hằng ngày đã có hằng vạn nguời Việt , đói rách bị chĩa súng có gắn mã tấu sau lưng , để bắt họ làm nghĩa vụ lao động . Cũng qua cái hình ảnh đau thương này , đã làm cho mọi người trong cuộc của cả hai phía , chợt nhớ tới những cô gái Trường Sơn năm nào , luôn mỏi ngóng các chàng lính trận có lần đã đi vào con tim của họ . Ðể rồi từ đó tới nay , tuổi xuân tháp cánh lưng trời , mà bóng ai vẫn biền biệt , như cái huyền thoại Trường Sơn , thật sự đã chết trong tâm tư đồng bào sơn cước , khi họ bị Việt Cộng cướp đất , lừa bịp..... sau khi đất nước đã có hòa bình .

mai về quê mẹ , lên biên giới ;
thăm lại Trường Sơn thuở kiếm cung ;
rừng núi vẫn xanh màu khát vọng ;
chỉ ta hờn tủi , kiếp tha hương ....
.



1 - BỐI CẢNH LỊCH SỬ CÓ LIÊN QUAN TỚI CHIẾN CUỘC ĐÔNG DƯƠNG LẦN THỨ II (1955-1975) :
Ngày 7/5/1954 Ðiện Biên Phủ thất thủ , nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành Hai Miền riêng biệt , với Hai thể chê khác nhau , do cái gọi là tứ cường Liên Xô , Anh , Pháp và Trung Cộng tự ý quyết định số phận của đất nước và dân tộc Việt Nam , tại bàn hội nghị Genève ( Thụy Sĩ ) . Hoa Kỳ lúc đó là đồng chủ tịch nhưng vì một lý do gì đó , nên không ký vào biên bản . Từ đó , Bắc Việt do Hồ Chí Minh lãnh đạo , công khai theo chế độ Cộng Sản và là chư hầu của Nga-Tàu . Miền Nam chọn chính thể Cộng Hòa . Hai Miền Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 - cũng là con sông Bến Hải , tỉnh Quảng Trị - làm ranh giới tạm chia . Theo tinh thần hiệp ước đình chiến , quân viễn chinh Pháp phải rút hết về nước , còn Việt Cộng trong mặt trận Việt Minh tại miền Nam , cũng phải tập kết ra bắc .

Từ khi chính thức làm trùm nửa nước , Hồ Chí Minh và đảng Việt Cộng , theo chân Mao Trạch Ðông , phóng tay phát động phong trào cải cách ruộng đất năm 1956 , làm cho hằng vạn người dân vô tội tại miền bắc , bị đấu tố chết thảm thương , trong số này hầu hết đều có công với nước hay với đảng trong chín năm kháng chiến chống Pháp . Nội vụ được giấu kín hay được bọn trí thức khoa bảng da trắng thân cộng như G.Kolko - tác giả quyển “ Việt Nam Anatomy of wars 1940-1975 “ - tuyên truyền hoàn toàn trái ngược với sự thật . Trong khi đó , tình hình chính trị của miền Nam từ A đến Z , bị bọn trí thức thân cộng trong và ngoài nước , moi móc , bịa đặt đủ điều vơí mục đích làm mất chính nghĩ quốc gia của người miền Nam , trong lúc đang chiến đấu chống lại sự xâm lăng của đệ tam quốc tế .

Tại Việt Nam Cộng Hoà , những năm đầu tiên , Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đã gặp rất nhiều khó khăn , trong việc đương đầu với với các Giáo phái và lực lượng Bình Xuyên . Lợi dụng giậu đổ bìm leo , Việt Cộng nằm vùng tại miền Nam đã phát động các cuộc nổi loạn võ trang , gọi là đồng khởi tại Trà Bồng (Quảng Ngãi) , Bắc Ruộng ( Bình Thuận ) và Mõ Cầy ( Bến Tre ) , song song với các vụ khủng bố , ám sát đồng bào và viên chức xã ấp khắp nơi nhưng cuối cùng mọi hành động phá rối của Việt Cộng đều thất bại . Theo hầu hết các nguồn sử liệu còn lưu trữ , cho biết tình hình chính trị tại Việt Nam Cộng Hoà , vào những năm 1956 , 1957 , 1958 rất khả quan từ Sài Gòn cũng như các tỉnh , nơi thị tứ cho tới chốn quê làng , đâu cũng vui sống cảnh thanh bình no cơm áo ấm . Nhờ vậy Tổng Thống Ngô Ðình Diệm cũng như Chính Phủ Miền Nam , lúc đó đã gây được uy tín rất lớn trên thế giới .

Trước tình hình nguy ngập đó , Hồ Chí Minh đã phải gọi Lê Duẩn , lúc đó đang làm xứ bộ trưởng , chỉ huy cán bộ nằm vùng tại miền Nam , trở ra Bắc , để duyệt xét lại kế hoạch cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hoà bằng vũ lực , thay vì kỳ vọng vào cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước như Hiệp định Geneve 1954 đã qui định , mà Việt Nam Cộng Hoà không chịu thi hành , vì không hề ký vào biên bản hiệp ước trên . Trong phiên họp lần thứ 15 của Bộ Chính Trị Trung Ương Ðảng , khai diễn ở Hà Nội vào tháng 1/1959 , quyết định thành lập Lực Lượng Vũ Trang tại Miền Nam . Kế tiếp ngày 5/10/1960 , đảng lại họp Ðại Hội 3 cũng tại Hà Nội , để thành lập Ðảng Bộ cộng sản Miền Nam , qua danh xưng “ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam “ , làm cánh tay nối dài , vừa là bình phong , vừa tạo công cụ xâm lăng cho Bắc Việt . Ðúng như Lê Duẩn đã tuyên bố :

 Ðó là chiến lược bảo đảm thắng lợi hoàn toàn cho cuộc cưỡng chiếm miền Nam , dưới sự lãnh đạo của đảng Mác-Lê và giai cấp công nông .


Tóm lại theo chủ trương của Hà Nội , Ðảng Bộ Cộng Sản miền Nam ( tức Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ) , phải hành động theo ba mục tiêu chiến lược :

1-  Ly gián đồng bào và chính quyền Việt Nam Cộng Hoà ;

2-  Ðánh lừa dư luận thế giới về cuộc xâm lăng của miền Bắc , trở thành cuộc nội chiến tại miền Nam .

3-  Tuyệt đối phải tuân theo các chỉ thị của đảng , do miền Bắc lãnh đạo , Mặt trận miền Nam chỉ thừa hành , theo đúng chính sách đề cương trong khối xã hội chủ nghĩa quốc tế .

Nên tới nay , dù được gọi bằng danh từ gì chăng nửa như : Cục R , Ðảng bộ Cộng Sản Miền Nam , Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam..... thì cũng chỉ là “ Mặt trận cái mốc xì....., đảng ta đó “ qua lời tuyên bố trơ trẽn của Lê Ðức Thọ tại Ba Lê , sau khi vừa ký xong với Kissinger trên tờ hiệp định ngưng bắn năm 1973 . Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được hợp thức hóa vào cuối tháng 12/1960 tại một căn cứ của Việt Cộng , nằm cách biên giới Việt-Miên chừng 7km . Ðây là khu rừng già nằm kế cầu Cần Ðăng , trên con đường đá đỏ Trà Băng , Trại Bí , Xóm Mới , Sóc Ông Trang..... thuộc tỉnh Tây Ninh . Buổi lễ được đặt dưới quyền chủ tọa của Sáu Vi , bí danh của đại tướng Nguyễn Chí Thanh , ủy viên bộ chính trị , bí thư trung ương đảng , nguyên phụ trách vấn đề nông dân và thanh niên miền bắc . Mặt trận có mười nhân vật khoa bảng miền Nam , đang đối lập chính trị với Việt Nam Cộng Hoà , gồm Nguyễn Hữu Thọ ( đang bị giam tại Cũng Sơn-Phú Yên , vì tội hiếp dâm , dược Việt Cộng giải thoát ) , Trương Như Tảng , Dương Quỳnh Hoa , Phùng văn Cung , Ưng văn Kỳ..... Bọn này hầu hết thuộc thành phần địa chủ , phú gia thời Pháp thuộc , được Việt Cộng nằm vùng là Huỳnh tấn Phát móc nối dụ dỗ . Tất cả được Hà Nội đem ra làm bung xung che mắt thiên hạ nhưng đầu não lãnh đạo , vẫn do Lê Duẫn , Lê Ðức Thọ , Phạm Hùng , Trần văn Trà , Nguyễn Chí Thanh.. quyết định theo đúng chính sách của Hà Nội đã nghị quyết . Cũng từ đó , Nguyễn Hữu Thọ được phong hàm chủ tịch Mặt Trận , mở đầu cuộc chiến xâm lăng Miền Nam bằng vũ lực . Tại Miền bắc , Hồ Chí Minh ban lệnh hồi kết , hàng chục ngàn cán binh bộ đội trở về Nam , để thành lập “ Quân Giải Phóng “ do Trần Văn Trà làm tư lệnh . Một số lớn Hoa kiều sống tại Hải Ninh , Hải Phòng , Hà Nội , Thanh Hóa.. cũng được vào Nam , cùng một số Hoa Kiều thân cộng , đang do Tư Méo ( tức Trương Gia Triều , bí danh Trần Bạch Ðằng ) chỉ huy , để trà trộn , tuyên truyền gây rối trong cộng đồng người Hoa miền Nam . Ðồng thời con đường mòn giao liên cũ , từ miền bắc vào Liên Khu 5 , do đại tá Nguyễn Thông ( bí danh của trung tá Nhật Ishitako ) mở năm 1947 , cũng được đảng giao cho Hai xe ngựa ( tức đại tá Võ Bẳm ) nối lại , để trùng tu vào năm 1959 . Ðây là con đường chiến lược Liên Việt ( tức là đường mòn Trường Sơn hay Hồ Chí Minh ) , mang bí danh 559A . Sau khi Phạm văn Ðồng nhân danh thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà , theo chỉ thị của đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh , ký xác nhận quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa thuộc Trung Cộng vào năm 1958 , thì Hà Nội được Tàu Cộng , giúp phương tiện mở thêm một đường dây trên biển Ðông với bí danh 559B hay 759 , chuyển quân dụng và bộ đội từ bắc vào nam bằng đường thủy . Theo Ðồng văn Cống ( từng phụ trách đường dây 559B từ 1959-1968 ) , thì việc tổ chức hai con đường bí mật trên, chỉ có Hồ Chí Minh , Phạm văn Ðồng , Lê Duẩn , Phạm Hùng , Lê Ðức Thọ , Võ Nguyên Giáp , Văn Tiến Dũng và Trần văn Trà , biết mà thôi . Còn những người khác chỉ thừa hành theo lệnh , kể cả Nguyễn Chí Thanh , Trần Ðộ , Trường Chinh.....


2 - ÐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH :
Sự thật, những chuyện đã xảy ra hằng ngày , trên đường mòn Hồ Chí Minh , tức là hành lang xâm nhập người và quân dụng , từ Bắc vào Nam của Cộng sản Hà Nội , đối với Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà , không phải là huyền thoại hay bí mật ghê gớm , vì những gì xảy ra ở đó , qua phi cơ thám thính và các toán Biệt Kích hoạt động , họ gần như biết đủ . Có chăng là sự lạ lùng , vì ai cũng biết Việt Cộng là kẻ chủ mưu gây nên cuộc chiến Ðông Dương lần thứ II , chứ không phải là nội chiến . Ngoài ra cuộc xâm lược qui mô đều phát xuất từ đường mòn Trường Sơn , tiếp diễn liên tục đêm ngày không bao giờ gián đọan . Thế nhưng quân lực Hoa Kỳ, Ðồng Minh và ngay cả Việt Nam Cộng Hoà , cũng bị chính phủ Mỹ tại Hoa Thịnh Ðốn , ra lệnh giới hạn trong lúc chiến đấu với Việt Cộng , theo qui định tại nhiều điểm, được gọi là “ Luật Chiến Ðấu - Rules of Engagement “ . Ngoài ra cũng không được tấn cộng hậu phương miền bắc , để tránh sự đụng độ quân sự với Trung Cộng , như đã xảy ra năm 1950 tại chiến cuộc Cao Ly .

Năm 1985 , sau mười năm chấm dứt cuộc chiến Ðông Dương lần thứ II , Bộ Quốc Phòng Mỹ mới cho phép giảm độ mật , khi cho Congressssional Record phổ biến hạn chế , cái gọi là “ Luật Chiến Ðấu tại Việt Nam “ qua 26 trang tóm tắt , trong đó có liên quan tới đường mòn Hồ Chí Minh . Cũng nhờ vậy , ta mới biết được nhiều điều thật vô lý , chỉ có siêu cường Mỹ mới có . Chẳng hạn nhu trong luật chiến đấu , có điều 3 cấm không quân Mỹ giội bom các quân xa Việt Cộng , nếu chúng ở cách đường mòn Hồ Chí Minh 200m . Ðiều này giúp cho quân xa Bắc Việt an toàn khi chúng lái xe trên đường mòn Trường Sơn , lúc nghe máy bay Mỹ oanh tạc , chỉ cần lái xe ra khỏi vị trí 200m , là hết chuyện . Còn điều 6 thì cấm quân Mỹ truy kích Việt Cộng , nếu chúng rút qua biên giời Lào hay Kampuchia . Biết vậy , nên hầu hết các căn cứ của Bắc Việt , kể cả cục R đều đươc lập sát hay bên kia biên giới , nên rất an toàn . Do trên các cuộc hành quân vượt biên mang tên Toàn Thắng , vào năm 1970 tại Miên hay hành quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào , vào thời Tổng Thống Nixon đã bị đảng Dân Chủ Mỹ thân cộng - căn cứ vào luật chiến đấu - la ó phản đối dữ dội . Cuối cùng tại Quốc Hội , cũng cái đám nghị sĩ-dân biểu đảng Dân Chủ Hoa Kỳ , ra luật cấm quân lực Hoa Kỳ hành quân vượt biên khỏi Nam Việt Nam . Những bí mật nhỏ nhoi trên , chỉ là một trong muôn ngàn điều bật mí sau này , cũng là lý do , khiến cho Mỹ cũng như Việt Nam Cộng Hoà , dù đã nỗ lực và hao tốn không biết bao nhiêu tiền bạc , xương máu nhưng cuối cùng vẫn không ngăn nổi cuộc tiến quân của Bắc Việt , trên đường mòn Hồ Chí Minh . Theo Ðồng Sĩ Nguyên - phụ trách Binh Ðoàn 559A từ tháng 12/1966 tới tháng 4/1975 - thì đơn vị này có gần 2000 xe vận tải và 4 binh trạm , với nhiệm vụ tải người và quân dụng từ miền Bắc vào Nam . Quân số của Binh đoàn 559A trên 120.000 người , gồm 10.000 thanh niên xung phong , một sư đoàn cao xạ phòng không của Bộ TTM/VC tăng phái và tám sư đoàn vận tải , chiến đấu trực thuộc . Sau ngày ký hiệp định ngưng bắn 1973 , Cộng Sản Bắc Việt bãi bỏ giai đoạn gùi thồ đường đất và binh trạm , mà công khai chuyển quân từ Bắc vào Nam , mỗi lần cả sư đoàn tới binh đoàn , kể cả tăng-pháo , trước sự bất lực của Việt Nam Cộng Hoà khi Hoa Kỳ đã phủi tay về nước . Do trên cuộc hành trình chỉ mất 12 ngày , thay vì 4 tháng như trước , nên Việt Cộng lúc nào cũng đủ quân số và quân dụng , vì có cả một núi người sẵn sàng “ sinh bắc tử nam “ , cũng như các nước xã hội anh em , nhất là Trung Cộng , hết lòng chi viện . Trong lúc đó , Việt Nam Cộng Hoà chiến đấu với cả khối Cộng Sản đệ tam quốc tế trong cô đơn nơi chiến trường , đã vậy còn bị bọn cốt người mà óc khỉ tại hậu phương , công khai đâm hùa trí mạng . Chiến đấu trong hoàn cảnh thê thiết như vậy , không mất nước mới là chuyện lạ ?




A - ÐƯỜNG MÒN TRƯỜNG SƠN

Hầu hết con đường chiến lược Hồ Chí Minh đều nằm trên rặng Trường Sơn , kể cả tuyến xuất phát tại Vinh (Nghệ An) , cho tới đoạn cuối cùng rẽ vào Phước Long . Rặng Trường Sơn là xương sống của Trung phần , khởi đầu từ sông Cả tới sông Bông (Quảng Nam) , chạy dọc theo biên giới Việt Lào . Từ Bắc vào Nam , có nhiều rặng núi cao trên 2500m , như Pu-Sai-Lai-Leng ở Nghệ An cao 2711m , Vụ Quang tại Hà Tĩnh cao 2286m , A Tuất ở Thừa Thiên cao 2550m..... . Nhưng nhờ có nhiều đèo như Kéo Nưa trên núi Bà Mụ , đèo Mụ Giạ ở Hà Tỉnh , đèo Lao Bảo trên quốc lộ 9 , nên sự thông thương giữa Lào-Việt rất thuận tiện . Từ năm 1960 về sau , Bắc Việt lợi dụng những đường đèo trên , để nối liền nhánh Trường Sơn Ðông ở Việt Nam sang Trường Sơn Tây , hoàn toàn nằm trên đất Lào .

Rặng Trường Sơn từ phía nam sông Bông tới Miền Ðông Nam Phần ( được gọi là Cao Nguyên Nam Trung Phần ) , vì độ cao chỉ còn trung bình 1.000m , trừ phía bắc tỉnh Kon Tum ( cửa ngỏ của Bắc Việt xâm nhập vào Vùng II chiến thuật ) , lại có nhiều rặng núi cao , rất đồ sộ và hiểm trở như Ngọc Lĩnh (2598m) , Movia (2338m) , Ngok Krin (2215m) . Tại tỉnh Pleiku , cao nguyên Nam Trung Phần , hơi cao ở mạn đông tại ranh giới các tỉnh Phú Bổn , Bình Ðịnh nhưng lại thấp dần ở Miền Ba Biên Giới . Lợi dụng địa thế thiên nhiên vùng này , Hà Nội đã làm một nhánh rẽ , từ Ðức Cơ-Pleime xuống miền duyên hải Trung phần .

Khởi đầu từ năm 1959 , đường mòn Hồ Chí Minh do Hai xe ngựa (Võ Bẳm) sáng tạo , thật sự chỉ là một tuyến đường gùi vô cùng bí mật , với “ đi không để dấu , nấu không để khói và nói không thành tiếng “ . Sau đó theo thời gian và nhu cầu chiến cuộc , tuyến gùi phát triển dần thành tuyến đường thồ xe đap , rồi đường xe ô tô với đường dây điện thoại cùng hệ thống ống dẫn dầu , chạy song song kế đường mòn . Có thể gọi đây là một Bát Trận Ðồ cũng không ngoa chút nào vì con đường có tới hằng trăm , hằng ngàn nhánh nhỏ , chạy chằng chịt dọc ngang , từ đông sang tây , khắp nam tới bắc , chẳng biết đâu mà mò , kể cả Việt Cộng , nếu không có giao liên hướng dẫn , vẫn bị lạc và chết đói ( như Dương Thu Hương đã kể trong tiểu thuyết “ Vô Ðề “ ) . Sau năm 1973 khi hiệp định ngưng bắn ra đời , Kissinger cho phép quân Bắc Việt ở lại Việt Nam Cộng Hoà hợp pháp như là một thực thể chính trị , giúp Hà Nội ngang nhiên xây dựng con đường chiến lược trên , thành một xa lộ đất xe cộ xuôi ngược rộn rịp đêm ngày . Năm 1974 , chủ tịch Cộng sản Cuba là Fidel Castro đã tặng cho Hà Nội một dàn thiết bị máy móc , làm cầu đường do Nhật chế và còn giúp một đơn vị công binh , tới tận Quảng Trị hướng dẫn công binh Bắc Việt , làm chiếc cầu dây treo Dakrong , nằm trên ngã tư Khe Sanh-Tchépone và đường mòn . Sau đó chính Fidel Castro tới tận chỗ để làm lễ khánh thành cầu , còn được hướng dẫn đi thăm Ðông Hà , mà Bắc Việt khoe là vùng giải phóng , từ sau trận Mùa Hè Ðỏ Lửa năm 1972 .

Theo các tài liệu hiện hành của cả mọi phía , có trong thư viện và báo chí Việt Cộng sau này , thì hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh , chạy dài từ Trung Lào tới Cam Bốt , sự thật là hoàn toàn nằm trên lãnh thổ Lào-Miên . Con đường này được xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà bằng năm nhánh rẽ với 21 trục giao liên , có chiều dài tính theo đường đất tổng cộng hơn 12.000 dặm Anh . Con đường được mang nhiều tên và chỉ có đọan trên lãnh thổ Bắc Việt , mới được gọi là đường Hồ Chí Minh . Riêng khúc đường chạy trong lãnh thổ Lào và Nam Việt Nam lại có nhiều tên như đường Thống Nhất , Dân Tộc Giải Phóng và Cách Mạng . Còn đoạn cuối trên đất Miên là đường mòn Sihanouk . Ðể bảo toàn bí mật , tất cả hàng hóa , quân dụng , vũ khí và bộ đội xuất phát từ ga Hàng Cỏ (Hà Nội) hay Vinh (Nghệ An) , đều được đưa tới cửa ngõ Tân Kỳ (Nghệ An) hay Quán Trại (Ðức Tho-Hà Tĩnh) , để vào Quảng Bình và Quảng Trị , rồi từ đó mới xuất tuyến xâm nhập vào Nam . Nhưng đường đi , dù ở trong lãnh thổ Bắc Việt , vẫn vô cùng nguy hiểm , vì bị phi cơ Hoa Kỳ oanh tạc hằng ngày , nhất là tại thung lũng tử thần Ðồng Lộc . Ở đây , đường chạy giữa hai rặng núi cao , bên này là Rú Mòi , còn phía kia mang tên Sọ Voi . Ðây chính là cửa ngỏ đầu tiên của đường mòn Hồ Chí Minh , nối liền bắc Việt Nam tới lãnh thổ Lào . Từ đó đường mòn mang tên Trường Sơn Tây , tiếp tục tới Khâm Muôn (Lào) thì gặp Ðường 20 Quyết Thắng từ Phong Nhạ (Quảng Bình) sang . Khúc đường này dài hơn 127 km, chạy len lỏi giữa khu rừng già Kẽ Bàng và miền hoang địa Bulapha của Lào .

Theo báo Aux Ecoutes du Monte , thì hải cảng Vinh ( Nghệ An ) , là yết hầu của đường mòn Hồ Chí Minh , vì gần như mọi thứ đều xuất phát ở đây , để xâm nhập vào Nam . Cũng từ đây, đường được phân làm ba nhánh qua Lào, để tránh thiệt hại vì sự oanh tạc của máy bay Mỹ . Riêng tổng hành dinh của Ðoàn 559A , thì đóng rải rác trong khu tam giác các thị trấn Napé , Kamkeut ,Kanmon..... nằm dọc theo con sông Nam Pao của Lào. Ðây là một quân chủng đặc biệt của Cộng sản Bắc Việt , gồm công binh , vận tải , trách nhiệm bảo trì , sửa chữa con đường , đồng thời phân phối quản trị đoàn dân công , xe tải chuyển vận bộ đội , vũ khí , tiếp liệu từ bắc vào chiến trường miền Nam .

Tại ngã ba Khâm Muôn , giao điểm của hai nhánh Quyết Thắng 20 và Tân Kỳ , đường mòn Hồ Chí Minh , đi vào khu rừng già Hạ Lào , cặp kè với con sông Nam Cà Dinh , chạy tới đỉnh dốc đứng 1001 trên núi Răng Cọp . Từ đây đường mòn đổi tên thành Trường Sơn , sau khi vượt qua vĩ tuyến 17 , để tới thị trấn Tchepone ( Muang Xepon ) nằm trên quốc lộ 9 . Ðây cũng là phân nhánh đầu tiên của đường mòn Trường Sơn , xâm nhập lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà , để tấn công các căn cứ quân sự Lao Bảo , Khe Sanh , Làng Vei , Cà Lu..... trong tỉnh Quảng Trị . Sau đó , đường mòn vẫn tiếp tục chạy trên đất Lào tới núi Ấp Bia (937m) , một địa danh nổi tiếng trong cuộc chiến Ðông Dương lần thứ II ( 1960-1975 ) , được một ký giả ngoại quốc chứng kiến tận mắt cảnh hàng ngàn xác bộ đội Bắc Việt , bị banh thây bỏ lại tại chiến trường , vì bom dạn phi pháo , nên đã đặt là Hambuger Hill . Tại đây , đường lại được phân nhánh tới các thung lũng A Lưới , Tà Bạt và A Shau . Ðậy là bàn đạp mà Hà Nội tập trung bộ đội , để tấn công Thừa Thiên và Ðà Nẳng . Sau khi vượt qua cao nguyên Boloven gần ngã ba biên giới Việt-Lào-Miên , đường mòn lại phân thành hai nhánh khác chạy vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà , một nhánh phát xuất từ Savarane tới Dakto , Tân Cảnh , Kontum..... trước khi ngang qua các trại Lực Lượng Ðặc Biệt Benhet , Dakto..... Nhánh khác từ Attopeu vào Pleiku , ngang qua Trại Lực Lượng Đặc Biệt Ðức Cơ , Pleime . Nằm giữa hai nhánh rẽ này vẫn trên đất Lào , là mật khu 609 của Bắc Việt . Kể từ đây , đường mòn Trường Sơn đổi thành đường mòn Sihanouk , với nhiều mật khu như 702 , 701 , 740 , 203 , 351 , 350 và 400 . Trên đất Miên , đường mòn có một nhánh rẽ vào Phước Long và phần cuối cùng chạy xuống tận hải cảng Kampong Som ( Sihanouk Ville ) của Miên . Chính tại đây , Bắc Việt nhận trực tiếp hàng hóa viện trợ của Nga , Tàu và Ðông Âu , tới năm 1970 mới chấm dứt , khi Sihanouk bị Lonnol lật đổ . Nhờ đó Hoa Kỳ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà mới được phép hành quân sang đất Miên theo lời yêu câu của chính phủ mới , nên mối tiêu diệt gần như tất cả các mật khu của Bắc Việt tại đây , qua các cuộc hành quân Toàn Thắng và Cửu Long .

Tóm lại suốt cuộc chiến Ðông Dương lần thứ II , ngoài số nạn nhân chết bởi bom đạn , giao tranh , phần lớn bộ đội và cán binh Cộng Sản miền Bắc , được ghi nhận là ngã gục trên đường Trường Sơn , vì trăm ngàn nổi gian lao cực nhọc và bệnh tật , đó là chưa kể tới chết khi đụng trận , bị bom đạn oanh tạc , mìn bẩy . Hàng vạn nấm mồ hoang lạnh , được vùi lập vội vàng , trên con đường dài heo hút , chỉ một thời gian ngắn , đã biến thành phân mục , bón xanh thêm cây lá rừng hoang , như Trần Xuân Lợi , một bộ đội vượt tuyến đã viết :

Những hồi mưa ngớt ;
Tựa nghĩ gốc cây ;
Nhìn rừng không nói ;
Nhìn mây chẳng thấy ;
Chỉ có núi đèo ;
Kế nhau nối tiếp ;
Oại là khủng khiếp ;
Cho cảnh Trường Sơn ....


Hay :

Rải rác biên cương mồ viễn xứ , chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh , áo bào thay chiếu anh về đất , sông nuí gầm vang khúc độc hành ố Quang Dũng . Tất cả là sự thật , mà Ðại Tá Võ Ðại Tôn ( tức nhà thơ Hoàng Phong Linh ) , trong cuộc Ðông Tiến bất thành khi trở về Việt Nam để giải phóng quê hương sau năm 1975 , đã ghi lại :

Ðỉnh núi cao mây vờn ,
đá nghìn năm quên tuổi ;
ta lạc loài như dã thú không tên ;
qua Tchépone , Boloven ;
về Hạ Lào thăm thẳm ;
Atopeu đường xa muôn dặm ;
Rừng tây nguyên heo hút trong tim .....
.

Con đường có rất nhiều đoạn dài , xuyên giữa rừng già bất tận , phi cơ quan sát hay không ảnh cũng bó tay , ngoại trừ sự xâm nhập của các Toán Biệt Kích , thuộc Nha Kỹ Thuật /QLVNCH .

Ðể bảo vệ con đường chiến lược này , Bắc Việt thành lập Ðoàn 559A , gồm nhiều binh trạm , mỗi nơi có quân số tương đượng một trung đoàn tác chiến . Giữa hai khu vực , có các toán giao liên và các kho dã chiến . Vùng nào lo vùng nấy , không ai biết gì tới các khu vực lân cận . Tóm lại , Ðoàn 559A chỉ có trách nhiệm từ vĩ tuyến 17 đổ vào nam mà thôi . Riêng phía bên này vĩ tuyển ra tới Bắc Việt , bổn phận tái tạo và giữ tốt , các tuyến đường giao thông , tiếp vận cho chiến trường , được giao cho hàng vạn thanh niên nam nữ , trong ba tổng đội Thanh Niên Xung Phong . Do trên đã có không biết bao nhiêu người tuổi trẻ , phải gục chết giữa bom đạn , khi bị bắt buộc bám trụ tại chỗ , để mỗi lần phi cơ Mỹ oanh tạc vừa dứt , thì họ với sức người và cuốc xẻng , ào ra chiến trường , để lấp hố bom trên mặt đường vừa bị cầy nát . Bởi thế giao thông không bao giờ bị gián đoạn.




(Xem tiếp phần 2)

No comments:

Post a Comment