Thursday, November 29, 2012

Vũng Rô / Đường Mòn Hồ Chí Minh đường biển




Sự kiện Vịnh Vũng Rô nói về việc phát hiện tàu hàng 100 tấn của Hải quân Nhân dân Việt Nam đang dỡ hàng (quân nhu và đạn dược) tại vịnh Vũng Rô, Phú Yên, lúc đó đang thuộc Việt Nam Cộng hòa ngày 16 tháng 2, 1965. Sự kiện này đã thúc đẩy Hải quân Mỹ dính líu sâu hơn vào cuộc chiến tại Việt Nam.

Sự kiện

Ngày 16 tháng 2, 1965, trung úy James S. Bowers, sĩ quan Quân đội Mỹ, trong lúc lái một chiếc máy bay tải thương bay dọc đường số 1 ven biển từ Quy Nhơn về Nha Trang, đã phát hiện ra "một mỏm đá lạ nhô ra trên vách núi phía tây Vũng Rô" mà những ngày trước chưa hề thấy[2]. Thực chất đây là tàu không số sau khi dỡ hết hàng, đã neo lại sát vách đá và ngụy trang bằng các cành cây lớn.[2] Viên phi công lập tức báo cáo những gì nhìn thấy cho thiếu tá hải quân Harvey P. Rodgers, Cố vấn Cấp cao Bộ chỉ huy Duyên hải Vùng 2 đóng tại Nha Trang. Ông này đã báo lại cho thiếu tá Hồ Văn Kỳ Thoại, chỉ huy trưởng Vùng Duyên hải.[3]
Ông Thoại đã xác nhận không có đơn vị nào đang có mặt gần đó và đã gửi đi vài chiếc A-1 Skyraider của Không lực Việt Nam Cộng hòa đến vịnh...
Thứ mà binh lính, biệt kích hải quân Việt Nam Cộng hòa và cả cố vấn Hải quân Mỹ, đại úy Franklin W. Anderson, phát hiện trong con tàu chìm và các vị trí cất giấu ven bờ biển đã kết thúc những tranh luận kéo dài của những sĩ quan tình báo cũng như binh lính Hoa Kỳ. Đó là 100 tấn khí tài chiến tranh xuất xứ Liên XôTrung Quốc, bao gồm 4000 khẩu súng trườngsúng máy, 1 triệu viên đạn cỡ nhỏ, 1.500 quả lựu đạn, 2000 viên đạn súng cối và 500 pound thuốc nổ[4].

Tài Liệu Báo Công An Nhân Dân
Sự kiện Vũng Rô: Khúc bi tráng trong lịch sử Đoàn tàu không số
20:54:02 17/10/2011
Những ngày này, khi lễ kỷ niệm cấp Nhà nước về đường Hồ Chí Minh trên biển chuẩn bị diễn ra, sự kiện Vũng Rô (Phú Yên) lại được nhắc đến như một khúc bi tráng của lịch sử Đoàn tàu không số trên biển Đông. Sau gần nửa thế kỷ trôi qua, trận chiến Vũng Rô vẫn không phai mờ trong tâm trí mọi người, bởi ý nghĩa lịch sử cũng như tinh thần anh dũng của quân ta trong một thế trận không cân sức, nhưng quân ta đã quyết chiến đấu và không để tàu lọt vào tay quân thù.
Bia di tích lịch sử Vũng Rô.


Vũng Rô là điểm nhấn quan trọng của con đường Hồ Chí Minh trên biển. Vì thế, việc  tổ chức tiếp nhận vũ khí được giao cho đích thân ông Trần Suyền, Ủy viên Thường trực Liên khu ủy trực tiếp chỉ đạo. (Ông là người có công rất lớn trong việc giải cứu luật sư Nguyễn Hữu Thọ bị Mỹ- ngụy giam giữ ở Phú Yên, đưa ra vùng giải phóng. Sau này luật sư Nguyễn Hữu Thọ trở thành Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam). Để phục vụ bến Vũng Rô, ông Trần Suyền cho thành lập tiểu đoàn K60.
Ngày 1/2/1965 tàu 143 của thuyền trưởng Lê Văn Thêm chở 63 tấn vũ khí cùng 17 người từ Hải Phòng vào khu V. Mặc dù tàu đã được ngụy trang như một tàu khai thác hải sản, nhưng vẫn liên tục có máy bay địch bám theo, thậm chí sà xuống rất thấp, rồi tàu chiến địch dàn hàng kèm tàu của ta. Do đi lạc, nên mãi gần sáng 16/2/1965, tàu mới vào được Vũng Rô.
Gần 4h toàn bộ hàng mới bốc hết, tàu quay ra thì tời neo bị hỏng. Chữa xong thì trời đã sáng rõ, nên tàu 143 đành ở lại bến. Địa hình Vũng Rô ba bề bốn bên vách đá dựng đứng, chỉ có cây mọc xòe ra sát mép nước, mà tàu của ta quá to nên không nép sát được vào chân núi, nên các thủy thủ và du kích vội vã chặt cây phủ lên tàu để ngụy trang. Nhưng con tàu vẫn cứ lù lù như một khối đá nhỏ chìa ra biển, trong khi cách đó không xa là đồn địch.
Sự cố này đã khiến cho con đường vận tải trên biển vào Vũng Rô bị phát hiện rất tình cờ. Sáng 16/2/1965, một chiếc máy bay tải thương của địch từ Qui Nhơn về Nha Trang qua Đèo Cả, bất ngờ viên phi công nhìn thấy “một mỏm đá lạ nhô ra trên vách núi phía Tây Vũng Rô”, mà trước đó, hắn chưa từng thấy. Ngay lập tức, viên phi công báo cáo về Bộ chỉ huy Quân đoàn 2 đóng ở Nha Trang. Chỉ một tiếng sau, một máy bay trinh sát được điều đến Vũng Rô, do thám và chụp ảnh. Những bức ảnh được đem so sánh với những tấm ảnh chụp trước đó, đã chỉ ra đúng là có “một mỏm đá lạ nhô ra trên vách núi phía Tây Vũng Rô” mới xuất hiện. Ít phút sau, mấy chiếc máy bay các loại của địch bay tới, thả pháo mù, rồi bom xăng xuống “mỏm đá lạ”. Lá ngụy trang cháy hết, làm lộ ra con tàu nằm chình ình trên biển.
Phát hiện được chính xác mục tiêu, địch lập tức huy động cả máy bay, tàu chiến và pháo binh, bộ binh tập trung tấn công Vũng Rô, bắt đầu cuộc chiến không cân sức. Lực lượng của ta gồm thủy thủ trên tàu, bộ binh và dân quân du kích kiên cường đánh trả, nhằm bảo vệ đến cùng số vũ khí đã được đưa vào từ miền Bắc. Đồng thời, du kích được lệnh nhanh chóng vận chuyển vũ khí ra khỏi Vũng Rô, về kho chính ở hang Vàng. Nhưng bọn địch có ý đồ bắt sống tàu 143 và chiếm vũ khí ta cất giấu, nên chỉ thả bom quanh tàu chứ không tiêu diệt.
Biết rõ ý đồ của địch, ông Sáu Suyền ra lệnh hủy tàu, quyết không để một khẩu súng từ miền Bắc lọt vào tay địch. Nhưng việc hủy tàu cũng không đơn giản, khi lúc này, do sức ép của bom, đạn, tàu đã bị nghiêng, các cửa đều đóng chặt, không thể vào được các khoang. Phương án ốp bộc phá ngoài tàu để phá hủy tàu được đưa ra và giao nhiệm vụ cho ông Nguyễn Ngọc Cảnh và Dương Kính, dù ông Cảnh mới chỉ học đánh bộc phá loại 20kg, chứ chưa đánh loại 100kg bao giờ, trong khi ông Sáu Suyền quyết định đưa một tấn thuốc nổ xuống tàu để hủy. Lúc này, lại thêm khó khăn là không có dây cháy chậm và kíp nổ. Trong khi quân ta vẫn kiên cường chiến đấu đánh bật địch ra biển, thì một bộ phận vận chuyển thuốc nổ xuống tàu, còn một số khác đi lấy dây cháy chậm và kíp nổ. Do ta thiếu kinh nghiệm, nên phải 2 đêm cho bộc phá nổ, con tàu mới chìm hẳn sau một tiếng nổ rung chuyển Vũng Rô, kèm ánh lửa sáng rực cùng một cột nước bốc cao. Dưới sức ép của cả ngàn cân thuốc nổ, những mảnh vỡ của con tàu văng khắp nơi, lên cả đỉnh núi…
Địch tiếp tục điều thêm quân đến, khiến cuộc chiến ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, sau đó, trước thế địch quá mạnh, quân ta chủ trương phá vòng vây rút lui và tiếp tục hủy số vũ khí còn lại, nhưng vì số hàng tồn của những chuyến tàu trước chuyển vào còn quá nhiều, nên không hủy hết. Ở hang Vàng, bọn địch quyết chiếm nơi này, liền bị ta cho nổ tung kho vũ khí, khiến địch chết rất nhiều. Sau đó, chúng tổ chức mò vũ khí của ta ở con tàu chìm, tháo gỡ một số bộ phận của tàu và mang về Sài Gòn mở triển lãm có cả Phó Thủ tướng ngụy đến dự, để rêu rao về chiến công thu hồi vũ khí do miền Bắc tiếp tế bằng đường biển.
Từ đây, con đường vận chuyển chiến lược trên biển vốn được xây dựng kỳ công và bí mật, đã bị lộ. Nhưng sự kiện Vũng Rô đã gây cho kẻ địch một sự kinh hoàng  mà sau này, Đại tá hải quân Mỹ R.Sorhesdley đã viết: “Vụ Vũng Rô khẳng định điều đã ngờ trong một thời gian dài nhưng chưa có bằng chứng. Số lượng vũ khí lớn bị phát hiện đã chỉ ra, nhiều lô hàng lớn hơn đã được chở đến bằng tàu trước đó. Sự xuất hiện đồng thời các loại vũ khí mới cỡ 7,62mm của địch ở những vùng ven biển khác nói lên một điều chắc chắn là, địch còn sử dụng các vị trí khác nữa để nhận hàng chuyển bằng đường biển”. Lịch sử Lữ đoàn 125 - đơn vị tiếp nối Đoàn tàu không số - ghi lại: Sau sự kiện Vũng Rô, lực lượng hải quân Mỹ và ngụy được tăng cường tối đa cùng hàng loạt kế hoạch phong tỏa vùng biển miền Nam đã cho thấy, tác động mạnh mẽ của sự kiện này với chính quyền địch.
Năm 1986, Vũng Rô đã trở thành Di tích lịch sử cấp Quốc gia và đến 2001, Bia di tích bến Vũng Rô đã được xây dựng, sau đó, Đài tưởng niệm Vũng Rô hoàn thành, để mãi khắc ghi một sự kiện oai hùng trong lịch sử chiến tranh dân tộc.

 


Ngày 18 tháng 2 năm 1965
Từ những năm trong thập niên 60, tình báo Việt-Mỹ đã ghi nhận được những sự xâm nhập của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) vào Miền Nam Việt Nam. Các báo cáo của Ủy Hội Quốc Tế Kiểm soát Đình chiến (International Control Commission =ICC) đặt ra do Hiệp định Geneve (1954), đã viết trong năm 1962 : ‘ Nhân sự võ trang và không võ trang, võ khí, đạn dược và các trang, thiết bị quân sự khác đã được gửi từ Miền Bắc xuống Miền Nam với mục đích yểm trợ, tổ chức hoặc tiếp tục các hành vi chống đối, kể cả tấn công các lực lượng an ninh của Miền Nam..’ Báo cáo này dĩ nhiên là gặp sự phản đối của Phái đoàn Ba Lan trong ICC.
Vấn đề đặt ra cho các giới chức quân sự Việt-Mỹ là : mọi người đều đồng ý về việc có sự xâm nhập từ Miền Bắc, nhưng lại chưa đồng ý về phương thức xâm nhập : một phái cho rằng bằng đường biển, phái khác cho là bằng đường bộ, qua những vùng rừng núi dọc biên giới giữa Việt-Lào và Việt-Miên, và một phái nữa, thực tế hơn, cho rằng qua cả hai đường kể trên.
Đến tháng 12 năm 1961, các tàu vớt mìn MSO (MineSweeper, Ocean) của HQ HK bắt đầu phối hợp với HQ VN để tuần phòng vùng biển của VNCH, phía Nam vĩ tuyến 17. Các chiến hạm HK không trực tiếp chặn xét tàu bè nhưng dùng radar để tìm các mục tiêu khả nghi và thông báo cho chiến hạm HQ VNCH để thực hiện việc chặn xét và lục soát. Ba chiến hạm HQVN cùng tham dự các hoạt động này là HQ 114 (Hàm Tử II), HQ 115 (Chương Dương II) và HQ 116 (Bạch Đằng II) . Đây là những chiến hạm được Hoa Kỳ chuyển giao cho VN vào năm 1959.
Đến tháng 2 năm 1962, chương trình tuần phòng được mở rộng hơn về phía Vịnh Thái Lan với sự tham dự của các Khu trục hạm HK loại Destroyer Escort (DE).
Tuy nhiên, các chương trình tuần tiễu hỗn hợp này bị đánh giá là không hữu hiệu nên được chấm dứt vào tháng 8 năm 1962. HQ Thiếu Tá Chung Tấn Cang, Chỉ huy trưởng Hành quân của HQVNCH vẫn tin rằng 60% số lượng xâm nhập và tiếp tế của CSBV vào Miền Nam là do đường biển (?).
Từ 1964, một phái đoàn nghiên cứu đặc biệt của HQ HK do Đại Tá Phil Bucklew hướng dẫn đã tìm hiểu vấn đế tiếp vận của CS và sau khi đến rất nhiều địa điểm : từ các tiền đồn hẻo lánh trên vùng Cao nguyên đến các vùng đầm lầy Năm Căn, các hải đảo nhỏ ngoài khơi Biển Ddông và Vịnh Thái Lan.. Phái đoàn này đã nhìn tận mắt các loại vỏ khí bị tịch thu như AK-47 của Liên Sô, đại liên 7 ly 62, súng cối 82 từ Nga, Trung cộng. Ngày 15 tháng 2 năm 1964, ĐT Bucklew đưa ra bản phúc trình : “Nhiều bằng chứng cho thấy việc xâm nhập nhân sự từ BV vào Miền Nam , phần chính là bằng đường bộ, trong khi đó hệ thống sông ngòi chằng chịt của miền châu thổ sông Cửu Long là những đường tiếp vận lý tưởng để vận chuyển các thiết bị quân sự nặng. Việc sử dụng các ghe đi biển và các tàu thuyền đánh cá để đưa người vào Nam VN đã nhiều lần bị chặn bắt. Một số các súng đạn hạng nặng cũng đã được đưa vào miền Trung bằng các phương thức tương tự. Các võ khí và binh sĩ CSBV bị bắt trên đảo Phú Quốc cho thấy có sự xâm nhập từ phía Vịnh Thái Lan.”
Trên thực tế thì ngay từ 1959, CSBV đã thành lập Đoàn 559 để tổ chức đưa người vào Nam VN bằng đường bộ và sau đó thành lập Đoàn 759 để lo việc đưa người và võ khí xâm nhập bằng đường biển. Lực lượng chính trong việc chuyển vận là Đơn vị vận tải đường biển số 125 của Quân đội BV. Chuyến đưa vũ khí bằng đường biển đầu tiên vào Nam VN đưởc thực hiện vào mùa Thu 1962, và nơi đổ hàng là Cà Mâu (BV gọi dường xâm nhập này là ‘ Đường HCM trên biển)

Mười giờ sáng ngày 16 tháng 2 năm 1965, Trung úy phi công James Bowers, bay một phi vụ trực thăng UH-1B tải thương(1) của Lục quân HK, từ Qui Nhơn về Nha Trang, thời tiết xấu đã khiến anh phải thay đổi phi trình, thay vì bay trong đất liền, phi cơ đã bay dọc theo bờ biển. Đến 10 giờ 30, sau khi vượt qua Hải đăng ỡ Mũi Varella, vòng theo một vịnh nhỏ mang tên là Vũng Rô (235 miles phía Bắc Sàigòn), anh nhìn xuống vịnh và thấy một đảo nhỏ hình dạng hơi lạ, đầy cây..đang di động ! Khi hạ thấp cao độ để quan sát thì anh ghi nhận được đây là một tàu đánh cá được ngụy trang với cây đặt trên sàn tàụ Tr/U Bowers đã khẩn cấp báo ngay cho Trung Tá Harvey Rogers, Cố vấn trưởng HK tại Bộ Chỉ huy Vùng 2 Duyên Hải đặt tại Nha Trang và Tr/T Rogers đã thông báo cho HQ Trung Tá Hồ văn Kỳ Thoại, Tư lệnh Vùng 2 Duyên hải VNCH yêu cầu gửi ngay phi cơ đến quan sát sự kiện.
Chiếc tàu được ghi nhận là thuộc loại tàu đánh cá ven biển, dài khoảng 45 m, trọng tải chừng 100 tấn.
Quan điểm của HK là dùng phi cơ oanh kích để đánh chìm chiếc tàu này, nhưng Tư lệnh Vùng 2, Tướng Nguyễn Hữu Có lại muốn bắt sống chiếc tàu để dùng lang tang chứng cho sự xâm nhập của CSBV từ Miền Bắc, do đó HQ VNCH đã dùng toàn bộ số chiến hạm khả dụng trong khu vực để chặn kín đường thoát, dồn chiếc tàu BV vào trong vùng vịnh..


Tr/T Thoại đã liên lạc với Thiếu Tá Nguyễn Huy Ánh, Không đoàn trưởng KĐ 62 để yêu cầu KQ can thiệp.
(Phi vụ đặc biệt này đã được Phi công ‘ Phượng Hoàng Kim Cương’ ghi lại trong bài Chiến thắng Vũng Rô trên Cánh Thép (canhthep.com) với những chi tiết tóm lưuợc như sau : Trong phi vụ này tác giả cùng bay với Tr/U Chánh. Phi vụ gồm 2 A-1, danh hiệu Phượng Hoàng 1-1, cất cánh từ Biên Hòa đi Nha Trang và sẽ nhận mục tiêu oanh kích khi bay trên không phận Nha Trang. Phòng hành quân chiến cuộc KĐ 62, danh hiệu vô tuyến Phi vân đã xác định mục tiêu là một chiếc tầu nhỏ không tên, chỡ vũ khí của VC đang ở trong vùng không có FAC hướng dẫn, coi chừng phòng không12 ly 7 ở các sườn núi quanh đó..

Phượng Hoàng 1-1 đã bay vào Đại Lãnh dọc theo bờ biển, ở cao độ 2000 bộ, sau đó vào vịnh Vân Phong và xuống thấp hơn để quan sát và tìm mục tiêụ Sau khi xuống thấp đến 500 bộ, phi tuần đã tìm thấy mục tiêu là một chiếc tầu đang chạy thẳng vào vịnh, hai làn sóng trắng rẽ thành hình chữ V sau tàu.. Chỉ sau một đợt thả 2 trái bom MK-1, tuy không trúng mục tiêu nhưng chiếc tảu do bị sóng dồn đã bị lật úp, mắc cạn. (2).
Trung tá Thoại sau đó đã yêu cầu Tướng Lữ Lan, Tư lệnh SĐ 23 ra lệnh cho Trung Đoàn 49 trú đóng tại Tuy Hòa đưa bộ binh đến nơi tàu chìm. Ông cũng dùng Quân vận hạm HQ 405 (Tiền Giang) từ Nha Trang di chuyển đến Vũng Rô. Các đơn vị thuộc Duyên đoàn 24 cũng được lệnh yểm trợ, đồng thời xin Bộ Tư lệnh HQ khẩn cấp gửi người nhái đến địa điểm tàu chìm để trục vớt.

Tuy nhiên các yêu cầu của Tr/T Thoại về các phi vụ thả hỏa châu và oanh kích trong đêm 16 rạng 17 đã không được đáp ứng. Một phi cơ quan sát đã báo cáo có một số hoạt động của địch quân trong khu vực, có ánh đèn từ phía tàu chìm và các di chuyển giữa tàu và bờ.
Sáng sớm ngày 17, HQ 405 đến Tuy Hòa để chuyển quân thì gẵp sự từ chối của Trung Tá Trần Bá (Trung đoàn trường TrĐ 49) viện lý do khu vực quanh Vũng Rô và Mủi Varella tập trung các lực lượng CQ khá đông.
Đến 2 giờ 30 chiều 17, HQ 405 trở lại Vũng Rô và khi tiến vào Vịnh đã gặp tác xạ dữ dội từ bờ biển phía Bắc..

Ngày 18 tháng 2, một cuộc họp được triệu tập tại Nha Trang với sự tham dự của Tướng William E Dupuy, Trưởng Phòng 3 MAC-V cùng các sĩ quan Đại diện SĐ 23 BB, Đại diện HQ VN, HQ HK và Lực lượng ĐB VNCH. Một kế hoạch hành quân đã được đưa ra : 2 Tiểu đoàn BB thuộc Tr/Đ 49 tiến quân vào vị trí ngăn chặn, dọc Quốc lộ 1 từ Đèo Cả xuống phía Nam, trong đó 1 Đại đội sẽ từ Tiền đồn Đèo Cả tiến xuống bờ biển. Một Đại đội LLĐB sẽ được trực thăng vận đến Đại Lãnh (phía Nam Vũng Rô) và sẽ lên Hải vận hạm HQ 405 để đổ bộ vào nơi tàu BV mắc cạn.
Trong lúc cuộc họp đang diễn tiến, HQ VNCH tiếp tục gửi lực lượng tăng viện đến vùng hành quân : Hộ tống hạm HQ 08 do HQ Th/tá trịnh Quang Xuân làm hạm trưởng đã đến Vũng Rô để hợp lực với HQ 405 (HQ Th/tá Nhan Chấn Toàn là hạm trưởng). HQ 08 được Tr/T Thoại dùng làm soái hạm trong cuộc hành quân. Hai chiến hạm tiếp tục dùng hải pháo oanh kích vào các mục tiêu trên bờ. Sau đó HQ 405 di chuyển về Đại Lãnh để đón ĐĐ LLĐB. Nhưng đến 5 giờ chiều, có lệnh tạm hoãn cuộc đổ quân.
Trong đêm 18 tháng 2, Hộ tống hạm HQ 04 (Tuy Động) do HQ Đ/U Trần văn Triết làm hạm trưởng, đã đến khu vực hành quân, chở trên tàu 15 Người nhái HQVN cùng Đ/U Franklin Anderson, Cố vấn LL Người nhái . Đồng thời Bộ Tư lệnh HQ cũng gửi thêm Dương vận hạm HQ 502 (Thị Nại) do Th/T Ngô Khắc Luân làm hạm trưởng đến để tăng cường cho lực lượng.
Ngay 8 giờ sáng ngày 19, sau đợt oanh kích của KQ VNCH, cả 3 chiến hạm cùng tiến vào vịnh, nhưng khi đến cách bờ khoảng 500m vẫn bị súng từ bờ bắn ra dữ dội, nên các chiến hạm phải lùi ra và các phi cơ tiếp tục oanh kích. Sau 2 đợt oanh kích tiếp theo đến 11 giờ ĐĐ LLĐB đổ được vào bờ biển, tuy vẫn bị bắn sẻ nhưng các chiến sĩ LLĐB đã bảo vệ được khu vực và công việc trục vớt bắt đầu.
( Trong tập sách : Can trường trong Chiến bại, Phó Đề đốc Hồ văn Kỳ Thoại, đã ghi lại cuộc đổ quân này như sau :
“Đúng 8 giờ sáng, khu trục cơ của KQ bắt đầu dội bom xuống bải biển. Ba chiến hạm từ từ tiến vào gần bờ. Sau khi phi cơ oanh tạc xong, HQ 405 bắt đầu tác xạ vào bờ để chuẩn bị cho Đại đội BK Dù đổ bộ. Khi đến cách bờ khoảng nửa hải lý thình lình từ trong bở địch bắn dữ dội vào HQ 405. Sự bắn trả bất thình lình làm cho Th/T Toàn cho chiến hạm ngưng lại, không tiến lên nữạ trong một giây khắc tôi phải lấy một quyết định sinh tử. Tôi thông cảm với Th/T Toàn về trách nhiệm của người hạm trưởng nhưng tôi cần phải quyết định gấp vì HQ 405 đang thành một mục tiêu không di động. Qua máy vô tuyến tôi nói với Toàn : Không thể trở ra được nữa,anh đã quá gần bờ, yêu cẩu anh ủi bãi luôn.Th/T Toàn ra lịnh cho chiến hạm chạy thật nhanh thẵng vào bờ. Cụa chiến hạm mở ra và ĐĐ Biệt kích chạy thật nhanh từ cửa chiến hạm vào thẳng trong các bụi rậm ở bãi biển” )

Trong bài ‘Nhiệm vụ của Người Nhái trong cuộc Hành quân Phá hủy Mật khu Vũng Rô 1965’ của NN Lê Đình An, trên trang Web của ThuVien VN, đã ghi lại những hoạt động của Người Nhái:
“Khoàng 12 giờ trưa, phòng trực NN nhận công điện khẩn của BTL/HQ/P3.Tổ trực công tác 2 người, tôi và Đạt với đầy đủ trang bị được quân xa đưa chúng tôi vào phi trường bên MAC-V và chúng tôi được phản lực cơ loại nhỏ đưa đến phi trường Chu Laị Trực thăng VN bốc chúng tôi đến Vũng Rô, đáp xuống Quốc lộ 1, và chúng tôi được đón tiếp xuống chiếc Yabutạ Lúc đó khoảng 3 giờ rưởi chiều. Sau khi nhận lệnh từ HQ 405, tổ NN đi vào thám sát tình hình trong vịnh. Chiếc Yabuta chạy vào lòng địch với nhiệm sở tác chiến, khi chiếc ghe tiến vào bờ còn chừng 300 m thỉ bị thượng liên và súng cá nhân VC trên triền núi bắn xuống dữ dội. Chúng tôi đưọc lệnh rút lui ra. Ngày hôm sau, trên chiếc hải thuyền, chúng tôi đã được tăng cường thêm 15 NN từ Sài gòn ra với đầy đủ trang bị. Chiếc xuồng cao su Zodiac chỡ NN sẵn sàng đổ bộ theo hải thuyền nương sau chiến hạm tiến dần vào. Sau hơn 1 giờ oanh kích, tiếng sùng của địch giảm lần và toán NN chúng tôi được lệnh đổ bộ lên bãi. Chiếc xuồng cao su tách khỏi hải thuyền , vượt nhanh lên phía trước tiến thẳng vào bãi cát dưới làn mưa đạn hải pháo bắn yểm trợ. Toán NN với vũ khí cá nhân, nằm rạp trên xuồng caosu lao nhanh vào bờ, khi chiếc xuồng vừa chạm cát, toán NN cấp tốc dàn đội hình, vừa bắn vừa tiến nhanh vào sườn núi và mở rộng vòng đai an toàn trên bãi cát, lập đầu cầu cho tàu đổ quân.Trong lúc đó  chiếc Hải vận hạm mở cửa Ram ủi bãi.”
Không xa nơi đổ bộ, Lực lượng hành quân đã khám phá được một hang cất giấu quân dụng với khoảng 4000 súng đủ loại gồm súng trường, tiểu liên cùng hàng ngàn thùng đạn, dược phẩm.. Đến 6 giờ 30 chiều, HQ 405 đã đổ bộ thêm 1 ĐD Bộ binh để giúp lục soát.
Các cuộc lục soát được tiếp tục cho đến ngày 24 tháng 2.
Diễn tiến cuộc lục soát được PĐĐ Thoại ghi lại thêm các chi tiết :
“Việc di chuyển súng đạn tịch thu gặp rất nhiều khó khăn vì toán quân của LLĐB từ chối khiêng đạn lên tàụ Thủy thủ đoàn cùng với một số quân nhân BB khác cũng cố gắng đem lên tàu và chở về Nha Trang được trên 2000 súng và hơn trăm tấn đạn. Từ ngày 20 đến 24 tháng 2, cuộc lục soát tiếp diễn trong khi chiến hạm dùng hải pháo bắn lên sườn núị Trong ngày 24 một quả đạn trọng pháo tình cờ rơi trúng một hầm đạn trên núi, nổ tung làm rung động cả vùng.”

Kết quả : Số lượng trang thiết bị quân sự gồm :
- Hơn 1 triệu viên đạn súng cá nhân.
- Hơn 1000 lựu đạn thỏi.
- 250 kg thuốc nổ TNT, cùng ngòi nổ.
- 2000 quả đạn súng cối.
- 500 lựu đạn chống chiến xa.
- 3600 súng trường và tiểu liên.
- 250 kg tiếp liệu y dược.

Nhản hiệu ghi trên súng đạn và y-cụ cho thấy xuất xứ từ Trung Cộng, Liên Sô, Bắc Hàn, Tiệp Khắc và Đông Đức.
Trong quân trang của các thủy thủ BV bị hạ còn có cả Báo Hải Phòng, đề ngày 23 tháng Giêng năm 1959, bản đồ hải hành BV, thư từ và địa chỉ liên lạc của các cán binh BV. Trong nhật ký tịch thu từ xác sỉ quan BV bị hạ cũng có hình ảnh, giấy tờ, chứng minh thư ghi rõ cấp bực, đơn vị, thuộc SĐ 338 CSBV.

(Toán NN lặn xuống thám sát nơi tàu chìm sâu chừng 7-8 thước nước : Chiếc tàu bị chìm nghiêng theo triền vách đá của bờ, phía ngoài tàu có chữ Tàu. Khi lặn vào trong khoang tàu nơi phòng lái, từ chiếc la bàn, bản đồ hải trình, và chiếc đồng hồ trong Phòng lái đều là chữ Tàu).
Chiếc tàu thuộc loại vỏ sắt dài 40m, đóng tại Trung Cộng, võ trang đại liên thuộc Đơn vị K35, nhóm vận tải đường biển 125 của HQ BV, xuất phát từ Hải Phòng, chãy dọc hải phận quốc tế để tránh sự kiểm soát của các chiến hạm VNCH, sau đó sẽ đâm thẳng vào địa điểm đổ hàng. Cũng theo nhật ký hải hành thì tàu này đã xâm nhập và chuyển hàng vào Nam Việt Nam được 22 chuyến, trong các lần trước, nếu đổ hàng không kịp, tàu sẽ trở ra hải phận quốc tế để đêm sau sẽ trở lại. Đây là chuyến thứ 23 của chiếc tàu.
Trong thời gian xẩy ra sự kiện Vũng Rô, Đại tướng Nguyễn Khánh (lúc đó đang là Tổng tư lệnh Quân đội) đã ghé thăm và quan sát tại chỗ nơi xẩy ra trận đánh cùng các võ khí tịch thu được.

No comments:

Post a Comment